FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí Thời gian qua, giá phân bón tiếp tục tăng cao, khiến sản xuất nông nghiệp của người dân cũng gặp khó. Nhiều ý kiến cho rằng giá phân bón tăng do giá nguyên liệu đầu vào tăng phi mã và chi phí vận chuyển tăng nhanh. Do đó, để kiềm chế giá tăng và bình ổn thị trường, vẫn cần sự minh bạch về sản lượng sản xuất, bán ra của doanh nghiệp. Vậy nhà kinh doanh cần làm gì khi giá vật tư nông nghiệp tăng? Thực tế cho thấy, dù giá phân bón tăng cao nhưng giá cả nhiều mặt hàng nông sản không tăng, thậm chí sụt giảm. Điều này dẫn đến người nông dân đang “khóc ròng” trên chính đồng ruộng của mình. Giá phân bón tăng cao: Doanh nghiệp cần công khai thông tin Nguyên liệu sản xuất phân bón tăng và chi phí vận tải tăng chính là lý do đẩy giá phân bón tăng. Cụ thể, lưu huỳnh và amoniac là hai nguyên vật liệu chiếm tỷ lệ chi phí cao để sản xuất 2 loại phân bón DAP và MAP. Hiện nay, giá lưu huỳnh về tới các nhà máy sản xuất tăng hơn 2 lần, từ 95 USD/tấn tăng lên 208 USD/tấn và giá amoniac tăng 31,4% tương đương mức tăng 120 USD/tấn; cùng với giá vận chuyển container tăng từ 3 đến 5 lần… Ngoài lý do nguyên nhiên liệu sản xuất tăng thì nguồn cung phân bón trong khu vực Đông Nam Á đã bị sụt giảm do nhiều nhà máy bước vào giai đoạn bảo dưỡng, sửa chữa. Vì vậy, các yếu tố này đã khiến giá phân bón thế giới và phân bón trong nước bước vào chu kỳ tăng, ông Hà cho hay. Nhiều ý kiến cho rằng thị trường phân bón Việt Nam liên thông với thị trường thế giới. Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do nên có độ mở cao. Mọi biến động về giá trên thị trường thế giới sẽ có tác động trực tiếp tới giá phân bón trong nước. Tuy nhiên, về lâu dài, Việt Nam cần giải pháp để kìm lại đà tăng giá của phân bón, tăng sản xuất và bình ổn thị trường hơn. Giải pháp nào cho vấn đề “giá”? Giá bán phân bón tiếp tục tăng, mặc dù thời gian qua, các doanh nghiệp đầu ngành trong sản xuất phân bón như Phú Mỹ, Cà Mau, Đình Vũ… đều đã tăng công suất sản xuất để phục vụ, đáp ứng tối đa nhu cầu trong nước. Giải pháp cho vấn đề giá phân bón có thể thực hiện bằng việc dừng xuất khẩu phân bón và yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất tăng tối đa công suất sản xuất phân bón DAP, MAP cung ứng trong nước với giá bán hợp lý nhất. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp cơ bản đã tạm dừng xuất khẩu để ưu tiên phục vụ thị trường trong nước. Mức tăng giá của phân DAP và Ure nhập khẩu luôn thấp hơn mức giá của Ure và DAP của doanh nghiệp trong nước, cho thấy sự chia sẻ của doanh nghiệp với nông dân nước nhà. Vì thế nông dân căn cứ vào tính chất cây trồng, mùa vụ để sử dụng phân bón hiệu quả nhất và sử dụng theo nguyên tắc 5 đúng (đúng chủng loại phân, đúng nhu cầu sinh lý của cây, đúng nhu cầu sinh thái, đúng vụ và thời tiết, đúng phương pháp). Đồng thời, khuyến khích nông dân sử dụng phân bón hữu cơ bởi loại phân này không những cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng mà còn bảo vệ hệ sinh thái đất. Năm 2020, cả nước đã được trên 2,63 triệu tấn phân bón hữu cơ. Đây cũng là nguồn cần phát huy và sử dụng nhiều hơn trong thời gian tới. Vì Việt Nam có nguồn phụ phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản để sản xuất phân bón hữu cơ rất phong phú. Nếu tận dụng tốt nguồn phụ phẩm này sẽ một phần thay thế được phân bón vô cơ. Để tránh tình trạng sốt giá, găm hàng... thì các doanh nghiệp phải công khai, minh bạch thông tin nguồn hàng, lượng tồn hàng... để người dân biết, yên tâm sản xuất. Khi doanh nghiệp trong nước sản xuất, tự chủ, chất lượng đảm bảo, giá thành cạnh tranh sẽ góp phần đảm bảo nguồn cung, kìm hãm mức tăng giá chung của phân bón. Ngoài ra, việc đưa phân bón vào diện chịu thuế cũng khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất, chủ động đáp ứng nhu cầu về số lượng, chất lượng và chủng loại phân bón, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Hướng đi cho chủ cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp. Hiện nay khi mà giá phân bón tăng giảm liên tục, ảnh hưởng không nhỏ đến nhà kinh doanh bởi việc cập nhật giá bán liên tục khiến họ không thể kiểm soát tốt nếu như cửa hàng quản lý bằng phương thức thủ công truyền thống. Một phương pháp khác được người người truyền tay nhau đó chính là áp dụng công nghệ vào việc quản lý đối với các cửa hàng phân bón sử dụng phần mềm quản lý bán vật tư nông nghiệp. Phần mềm sẽ giúp bạn nắm rõ giá, thông qua đó bạn có thể xem хét giá nhập hàng của ѕản phẩm ᴠà giá хuất ra bao nhiêu. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều phần mềm chuyên dụng phục vụ cho người kinh doanh để quản lý tốt cửa hàng của mình, tuy nhiên không phải công cụ nào cũng đủ tốt và phù hợp bởi có đa hình đa dạng lĩnh vực kinh doanh. Nắm bắt được sự khó khăn này, công ty PAP Technology đã dành thời gian nghiên cứu và chuẩn bị cho ra mắt sản phẩm mang tên phần mềm quản lý bán vật tư nông nghiệp S2Retail nhằm phục vụ cho người đã, đang, và sắp kinh doanh vật tư. Mặc dù chưa được sử dụng phổ biến nhưng đã được giới chuyên môn đánh giá khá cao bởi tính hiệu quả mà nó mang lại. Phần mềm quản lý bán vật tư nông nghiệp S2Retail sở hữu một số tính năng cơ bản cần thiết dành cho người quản lý như: - Quản lý công nợ, tổng kết tình hình thu chi - Cập nhật số liệu doanh thu theo thời gian thực - Quản lý hàng hóa: hỗ trợ in mã vạch, số lượng hàng nhập - xuất, hàng tồn kho, hàng lỗi, hết hạn sử dụng,... - Quản lý nhân viên: nhân viên bán hàng, nhân viên kho, nhân viên giao nhận,... - Tối ưu hóa, tích hợp tự động với các đơn vị vận chuyển - Lưu trữ và bảo mật thông tin khách hàng … và rất nhiều tính năng độc đáo khác sẽ được bật mí trong thời gian sắp tới. Phần mềm quản lý bán vật tư nông nghiệp S2Retail thực sự là một người bạn đồng hành đáng tin cậy mà bất cứ người quản lý cửa hàng nào cũng nên có để phục vụ cho việc kinh doanh được trơn tru, suôn sẻ. Công cụ hỗ trợ thông minh này sẽ giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều thời gian cũng như công sức, chi phí vận hành cửa hàng. Giờ đây, chỉ cần vài thao tác đơn giản trên hệ thống là bạn đã có thể dễ dàng làm quen với giao diện đơn giản và tiện lợi của phần mềm mà không cần phải học quá lâu. Thật tiện lợi đúng không nào?