Lãng tử 9X xứ Thanh bỏ lương “khủng” về làng trồng... hành

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Thị trường - Tiêu dùng -, 25/7/19.

  1. Lãng tử 9X xứ Thanh bỏ lương “khủng” về làng trồng... hành

    Lãng tử 9X xứ Thanh bỏ lương “khủng” về làng trồng... hành

    LIÊN HỆ (277 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Thị trường - Tiêu dùng -
    3. Ngày đăng: 25/7/19 lúc 13:08
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Thứ Năm, ngày 25/07/2019 13:00 PM (GMT+7)


    Từ bỏ mức lương “khủng” hàng chục triệu đồng ở một công ty Nhật Bản chuyên về nông nghiệp hữu cơ ở huyện Gia Lâm (Hà Nội), chàng trai lãng tử phong trần Ngô Hữu Sáu (SN 1994), ở thôn Mậu Đông, xã Quảng Lưu, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) về quê "nghịch đất, nghịch nước" trồng rau sạch, cụ thể là đang trồng hành.


    Đam mê nông nghiệp sạch

    Đó là câu chuyện khởi nghiệp của Ngô Hữu Sáu (SN 1994, thôn Mậu Đông, xã Quảng Lưu, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa). Sau khi tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Sáu sang Nhật Bản làm du học sinh một năm trong lĩnh vực nông nghiệp. Đến khi trở về nước anh làm cho một công ty Nhật Bản ở huyện Gia Lâm (Hà Nội) chuyên về sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

    Nhưng đam mê nông nghiệp và khát khao xây dựng quê hương giàu đẹp hơn, đã thôi thúc Sáu trở về quê lập nghiệp với mô hình trồng rau VietGAP, trồng hành VietGAP, bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế.

    [​IMG]

    Ngô Hữu Sáu đã từ bỏ lương mức “khủng” ở công ty Nhật Bản để về quê xứ Thanh trồng rau sạch. Ảnh H.D

    Đến Mậu Đông những ngày này mặc dù thời tiết nơi đây đang rất nóng bức, nhưng dưới cánh đồng rau xanh ngát, vẫn luôn tấp nập không khí “kẻ bán người mua”. Những ruộng lúa trước kia cho năng xuất thấp, nay đã được thay thế bằng màu xanh mướt của những vườn rau… Tất cả đó xuất phát từ hiệu quả mô hình trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP mà chàng trai trẻ Ngô Hữu Sáu đã chuyển giao công nghệ cho bà con nơi đây.

    Gặp Ngô Hữu Sáu những ngày này cực kỳ khó, vì đây chính là thời điểm vụ hành trái mùa sắp sửa thu hoạch. Sau nhiều lần hẹn cuối cùng PV Báo điện tử Danviet.vn cũng có buổi trò chuyện và thăm quan mô hình của anh.

    Dưới cái nắng chói chang của những ngày giữa tháng 7 ở xứ Thanh, ngồi nghe Sáu kể về quá trình tìm tòi, học hỏi và áp dụng mô hình rau VietGAP, chúng tôi lại càng cảm phục những quyết tâm của anh.

    “Tôi đã từng có thời gian thu nhập ổn định với mức lương 40 - 60 triệu đồng mỗi tháng từ bên Nhật. Nhưng vì mục tiêu đặt ra đó không phải là thu nhập cao tại Nhật mà tôi muốn sang đó để học hỏi và trau dồi kiến thức, cách vận hành trang trại và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp an toàn, nông nghiệp sạch của Nhật Bản", Sáu thổ lộ.

    Năm 2016, sau khi tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp, Ngô Hữu Sáu tham gia thi vào lớp thực tập sinh tại Nhật Bản. Đến năm 2017, Sáu quyết định về nước.

    Thời gian đầu về nước Sáu làm tại một công ty trong lĩnh vực nông nghiệp của Nhật Bản tại Việt Nam với mức lương gần 50 triệu/ tháng. Cũng chính từ đây, Sáu manh nha ý tưởng xây dựng mô hình trồng rau sạch tại quê nhà. Đến đầu năm 2018, Sáu về quê lập nghiệp.

    Ban đầu, Sáu xin dồn hết ruộng của gia đình lại một khu và thuê thêm đất của bà con không canh tác để bắt tay vào trồng rau sạch. Vụ thu hoạch đầu tiên với mô hình trồng rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, Sáu đã thành công. “Tuy lợi nhuận không cao nhưng đó là lần đầu để lấy động lực tiếp tục phấn đấu. Với tôi không lỗ đó là một thành công bước đầu”, Sáu chia sẻ.


    Trong trang trại của Sáu, việc trồng hành trái vụ mang lại thu nhập cao hơn so với cây trồng khác. Ảnh H. D.

    Khi được hỏi về lý do chấp nhận bỏ một công việc với điều kiện làm việc tốt, lương tương đối cao để về quê làm nông nghiệp, Sáu không mất quá nhiều thời gian suy nghĩ mà trả lời rất quả quyết: “Từ khi còn nhỏ mình đã có một niềm yêu thích rất đặc biệt với các hoạt động nông nghiệp và luôn mơ ước xây dựng được cho riêng mình một mô hình nông nghiệp”.

    Kiểm tiền triệu mỗi ngày nhờ trồng hành trái vụ

    Với đam mê và tình yêu nghề đến cháy bỏng, chàng trai trẻ tiếp tục hành trình khởi nghiệp ở quê hương bằng một bước đột phá mới. Cuối năm 2018, Sáu quyết định dốc toàn vốn tự có, vay mượn thêm người thân để mở rộng hô hình sang trồng hành.

    “Sau khảo sát tại địa phương và nhu cầu thị trường, tôi quyết định chuyển hướng sang trồng hành trong nhà màng. Đây là mô hình đem lại lợi nhuận cao hơn so với các cây trồng khác.” Sáu cho biết.

    Nói là làm, Sáu mua thêm ruộng đất và mở rộng mô hình từ 1ha lên 2ha, xây dựng nhà màng và hệ thống tưới tự động để phục vụ mô hình trồng hành. Kết quả như mong đợi, lứa hành đầu tiên đã cho năng suất cao đem về lợi nhuận hàng chục triệu đồng. Đến nay, mô hình trồng hành trái vụ của Sáu đang ngày một phát triển và đem về thu nhập mỗi vụ từ khoảng 200 triệu đồng.


    Theo Ngô Hữu Sáu, trồng hành không khó nhưng cũng dễ thất bại. Ảnh H. D.

    Chia sẻ về cây hành, Sáu cho hay: “Trồng hành tưởng chừng rất dễ nhưng cũng rất dễ thất bại. Nhất là vào mùa mưa bão, hệ thống thoát nước không tốt sẽ bị ngập úng. Mỗi năm có thể trồng được 6 vụ hành, tương đương với mỗi vụ là 45 ngày trồng. Thời điểm này là thời điểm vụ hành trái vụ, nếu trồng hiệu quả sẽ đem lại lợi nhuận gấp đôi so với vụ thường. Giá bán thị trường hiện nay khoảng 5 triệu đồng/1 sào hành. Nếu so với trồng rau củ quả thì trồng hành đem lại lợi nhuận hơn rất nhiều”.

    Từ mô hình trồng hành, Ngô Hữu Sáu đã tạo công ăn việc làm cho gần 45 nhân công tại địa phương. Không chỉ được nhiều người biết đến bởi tấm gương chịu khó, ham học hỏi, Sáu còn được người dân nơi đây rất quý mến vì có lối sống tình cảm. Sau khi thành công với mô hình của mình, Sáu không ngần ngại chuyển giao công nghệ và giúp bà con thay đổi cơ cấu cây trồng, đến nay, nhiều hộ dân tại địa phương đã đi lên từ mô hình trồng rau VietGap.

    [​IMG]

    Nhờ việc tận dụng rơm, anh Cương đã kiếm được 2 tỷ đồng mỗi năm nhờ trồng trọt và chăn nuôi tại quê nhà...
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này