Lần đầu tiên trong lịch sử, trình Quốc hội quyết định cấp vốn cho doanh nghiệp

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Tin Nhanh Chứng Khoán |, 10/6/20.

  1. Lần đầu tiên trong lịch sử, trình Quốc hội quyết định cấp vốn cho doanh nghiệp

    Lần đầu tiên trong lịch sử, trình Quốc hội quyết định cấp vốn cho doanh...

    LIÊN HỆ (295 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Tin Nhanh Chứng Khoán |
    3. Ngày đăng: 10/6/20 lúc 12:13
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam [​IMG]

    Agribank hiện chiếm khoảng 14% thị trường tín dụng, là ngân hàng chủ lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân và thực hiện Chương trình Xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo bền vững.


    Đại biểu Quốc hội Mai Thị Ánh Tuyết: "Đồng ý tăng vốn cho Agribank nhưng nên tìm nguồn khác vì cân đối ngân sách nhà nước năm nay hết sức căng thẳng"


    Hôm nay (10/6), Quốc hội thảo luận tại hội trường về việc bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) sau khi đã thảo luận tại tổ về vấn đề này vào ngày 8/6/2020. Như vậy, đây là lần đầu tiên trong lịch sử, việc cấp vốn cho doanh nghiệp phải trình Quốc hội quyết định.

    Lý do phải trình Quốc hội quyết định cấp vốn bổ sung cho Agribank

    Theo Nghị quyết 25/2016/QH14 về kế hoạch tài chính giai đoạn 2016-2020 thì không sử dụng ngân sách nhà nước để cấp vốn điều lệ cho tổ chức tín dụng thương mại. Như vậy, để cấp bổ sung vốn điều lệ cho Agribank theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước thì phải tìm nguồn vốn khác.

    Cụ thể ở đây, Agribank là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thì phải lấy vốn từ cổ phần hóa, bán bớt vốn nhà nước tại doanh nghiệp tư theo Quyết định 1232/QĐ-TTg hiện do Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp quản lý vì Agribank là doanh nghiệp nhà nước nên việc cấp vốn phải thực hiện theo Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp. Theo đó, việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả nhưng vốn điều lệ không bảo đảm thực hiện ngành, nghề kinh doanh chính đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

    Tuy nhiên, theo số liệu của Bộ Tài chính, từ năm 2016 đến nay mới cổ phần hóa được 28% kế hoạch và thoái được 8% số vốn cần phải thoái, cộng cả số tiền thu về từ cổ phần hóa, thoái vốn ngoài kế hoạch giai đoạn 2016-2020 (ngoài danh mục đã được Thủ tướng ban hành), trong đó có cả phần “vốn khủng” thu về từ bán vốn nhà nước tại Sabeco, Vianmilk... thì Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp mới chuyển vào ngân sách nhà nước 205.000 tỷ đồng. Số tiền còn lại (45.000 tỷ đồng) nhiều khả năng Quỹ phải “nợ” vì khả năng thoái vốn, cổ phần hóa từ nay đến cuối năm khó có thể thực hiện được vì từ đầu năm đến giờ hoạt động thoái vốn, cổ phần hóa gần như bị... đóng băng.

    “Theo Nghị quyết 25 của Quốc hội thì trong giai đoạn này, Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp phải chuyển vào ngân sách 250.000 tỷ đồng để phục vụ cho kế hoạch đầu tư trung hạn, nhưng do cổ phần hóa, thoái vốn gặp khó khăn nên đến nay mới chỉ chuyển được 205.000 tỷ đồng nên không có nguồn để nâng vốn điều lệ bổ sung cho Agribank”, ông Đinh Văn Nhã, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-ngân sách của Quốc hội giải thích việc phải sử dụng 3.500 tỷ đồng tiền ngân sách nhà nước cấp vốn bổ sung cho Agribank nên buộc phải trình Quốc hội quyết định do vượt quyền hạn của Thủ tướng cũng như Chính phủ.

    Không “bơm” thêm 3.500 tỷ đồng cho Agribank không được

    Agribank hiện chiếm khoảng 14% thị trường tín dụng, là ngân hàng chủ lực trong đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân và thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo (chiếm 70% dư nợ của Agribank và 50% dư nợ của toàn hệ thống tổ chức tín dụng).

    Tuy nhiên, Agribank hiện chỉ có vốn điều lệ 30.591 tỷ đồng khiến tỷ lệ an toàn vốn vào cuối năm nay chỉ đạt 9,2% - thấp hơn mặt bằng chung của toàn hệ thống ngân hàng là 12-13% và thấp hơn chuẩn mực an toàn vốn tối thiểu theo Basel II. Để Agribank hoạt động an toàn thì nguồn vốn tối thiểu còn thiếu 12.500 tỷ đồng, tuy nhiên, ngân hàng đã tự xoay sở được 9.000 tỷ đồng nên số còn lại (3.500 tỷ đồng) buộc phải trông cậy vào ngân sách nhà nước.

    “Nếu không được cấp thêm 3.500 tỷ đồng vốn điều lệ, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng này năm nay chỉ ở mức 4,5-5,0%, còn nếu được cấp thêm 3.500 tỷ đồng và Agribank thu xếp được 9.000 tỷ đồng nữa thì tăng trưởng tín dụng năm nay có thể lên mức 9-10%, như vậy ngân hàng sẽ bơm thêm khoảng 100.000 tỷ đồng cho nền kinh tế, trong đó 70% cho khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân vay để phục vụ sản xuất, sớm vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19”, ông Nhã nhấn mạnh.


    “Tôi đồng ý phải tăng vốn cho Agribank nhưng nên tìm nguồn khác vì cân đối ngân sách nhà nước năm nay hết sức căng thẳng, thu thì đã nhìn thấy hụt khoảng 65.000 tỷ đồng, trong khi chi phải tăng lên đế hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn do Covid-19”, bà Mai Thị Ánh Tuyết, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phát biểu.

    Thường trực Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, ông Tạ Văn Hạ cũng đồng tình tăng vốn cho Agribank. “Trong thời gian tới, Việt Nam cần phải có vài ba ngân hàng có quy mô tầm cỡ khu vực thì phải tăng vốn, tôi không chỉ đồng ý tăng vốn cho Agribank mà phải tăng vốn cho ít nhất 3 ngân hàng thương mại nhà nước khác nữa là BIDV, Vietinbank và Vietcombank vì các ngân hàng này cũng kêu thiếu vốn hoài”, ông Hạ phát biểu.

    Ông Hạ cho rằng, việc tăng vốn điều lệ cho ngân hàng thương mại nhà nước là việc buộc phải làm, nhưng tăng vốn vào thời điểm nào, tăng bằng cách nào thì phải tính vì bây giờ ngân sách quá căng thẳng mà lại phải bỏ ra 3.500 tỷ đồng.

    Cực chẳng đã mới phải “ngóng” ngân sách nhà nước

    “Nếu thuận chèo mát mái thì Agribank đã cổ phần hóa rồi mà đã là công ty cổ phần cho dù Nhà nước giữ cổ phần trên 90% thì việc tăng vốn điều lệ không phải “ngóng” vào ngân sách nhà nước vì ngân hàng có thể tăng bằng nhiều cách như phát hành trái phiếu, phát hành thêm cổ phiếu, chia cổ tức bằng cổ phiếu, không chia cổ tức mà để lại để tăng vốn... Nhưng do Agribank sở hữu hàng ngàn diện tích đất khắp các tỉnh thành, quận huyện trong cả nước trong khi xử lý vấn đề đất đai rất phức tạp, còn lâu mới cổ phần hóa được nên bây giờ muốn tăng vốn phải trông chờ vào ngân sách nhà nước”, ông Nhã phát biểu.

    Theo ông Nhã, BIDV, Vietinbank và Vietcombank là ngân hàng thương mại nhà nước vì Nhà nước nắm giữ trên 90% vốn điều lệ, nhưng 3 nhà băng này là công ty cổ phần nên việc tăng vốn không phải nhìn vào ngân sách nhà nước nên không cần phải đưa ra Quốc hội vì ngân hàng có thể tăng vốn bằng nhiều cách như trên,

    “Năm 2019, ngân sách trung ương vượt thu 33.700 tỷ đồng, Quốc hội đã đồng ý sử dụng hơn 14.124 để bù hụt thu năm 2020 và thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách. Việc tăng vốn cho Agribank là nhiệm vụ cấp bách nên tôi mong các đại biểu Quốc hội ủng hộ đề xuất của Chính phủ. Hơn nữa cấp vốn cho Agribank chẳng khác gì tiền... đem gửi vì nếu được bổ sung thêm 3.500 tỷ đồng, cuối năm nay, Agribank sẽ trả lại ngân sách đủ 3.500 tỷ đồng từ lợi nhuận để lại sau thuế và tiền thuế. Các năm sau, năm nào ngân sách nhà nước cũng thu thêm từ Agribank hàng ngàn tỷ đồng đồng nhờ việc bây giờ cấp vốn cho ngân hàng”, ông Nhã trấn an.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này