FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí Bóng chuyền luôn là một trong những bộ môn thể thao được yêu thích nhất tại Việt Nam. Nhưng hiện nay vẫn còn rất nhiều sân để chơi và tập luyện bộ môn này đang bị thi công sai cách. Vậy như thế nào là một sân bóng chuyền đạt tiêu chuẩn? Hãy cùng Thể thao ANKO tìm hiểu chi tiết hơn về cách thi công sân bóng chuyền đúng nhất qua bài viết sau. Theo quy định Liên đoàn bóng chuyền quốc tế (FIVB), một sân thi đấu bóng chuyền tiêu chuẩn phải đáp ứng những yếu tố sau: Mặt sân bóng chuyền - Hình dáng sân là hình chữ nhật. - Kích thước chiều dài là 18m, chiều rộng là 9m và khu vực xung quanh là từ 3m trở lên. Kích thước được tính từ mép ngoài của đường biên này đến mép ngoài của đường biên kia. - Đường kẻ trên sân có độ rộng là 5cm. Đường kẻ này phải có màu khác với màu nền sân (thường là màu trắng hoặc vàng). - Đường giới hạn là đường nằm giữa, chia đôi sân để phân biệt khu vực của mỗi đội chơi. Đường này sẽ được kéo dài thêm từ đường biên dọc mỗi bên là 5 vạch ngắt quãng đối với sân chuyên để thi đấu. Mỗi vạch dài 15cm và cách nhau 20cm. - Đường biên ngang dài 9m ở mỗi bên cuối sân. - Đường biên dọc dài là 18m với phần kéo dài biên dọc dài là 15cm, cách biên ngang là 20cm. Các khu vực trên sân - Khu vực tấn công ở phía trước: là khu được giới hạn bởi đường tấn công và đường giới hạn mỗi bên với khoảng cách là 3m. - Khu vực phòng thủ ở phía sau: là khu được giới hạn bởi đường tấn công và đường biên ngang với khoảng cách là 6m. - Khu phát bóng: được giới hạn bởi đường biên ngang và hai vạch kéo dài của biên dọc. - Khu thay người: được giới hạn bởi hai đường kéo dài từ đường tấn công đến bàn thư ký. - Khu tự do: là khu tính từ các đường biên trở ra từ 3m trở lên. Đối với cuộc thi đấu thế giới, khu này phải rộng tối thiểu là 5m từ đường biên dọc và 8m từ đường biên ngang. - Khu khởi động: là khu 3m x 3m ở mỗi góc sân của khu tự do. - Khu phạt: là khu 1m x 1m ở sau ghế ngồi của mỗi đội tại các bên sân khu tự do. - Khoảng không tự do: là khoảng không gian trên khu sân đấu không có vật cản nào tính từ mặt sân trở lên ít nhất là 7m. Lưới sân bóng chuyền - Lưới là loại lưới tối màu được căng giữa sân có độ dài 10m, rộng 1m. - Mắt lưới có hình vuông. - Trên lưới bóng chuyền có giải băng trắng với mép trên rộng 7cm, mép dưới rộng 5cm. - Lưới bóng chuyền nam có chiều cao là 2.43m, lưới bóng chuyền nữ có chiều cao là 2.24m. Băng giới hạn Băng giới hạn là hai băng có chiều dài 1m và chiều rộng 5cm được đặt ở hai bên đầu lưới thẳng góc với giao điểm của đường giữa sân và đường biên dọc. Cột giới hạn Cột có chiều dài 1.8m, đường kính 1cm. Cột được sơn xen kẽ giữa màu trắng và màu đỏ với mỗi đoạn cách nhau là 10cm. Anten được buộc thẳng đứng trên lưới cao hơn lưới 0.8m. Cột lưới Cột lưới có chiều cao 2.55m dùng để căng giữ lưới và được đặt ở ngoài sân cách đường biên dọc 1m. Cột có hình tròn nhẵn và được cố định chắc chắn xuống mặt sân. Các loại mặt sân bóng chuyền Nói chung, mặt sân thi đấu phải có màu sáng và phải được làm phẳng, ngang bằng và đồng nhất. Sau có 4 loại bề mặt sân bóng chuyền phổ biến nhất. Mỗi loại lại có ưu điểm riêng: - Mặt sân bằng thảm PVC: + Thảm PVC có tính năng chịu được độ mài mòn cao và độ trơn trượt. + Lớp lưới sợi thủy tinh chống co dãn, kéo dài tuổi thọ và gia tăng sự ổn định cho lớp bọt. Lớp bọt xốp PVC có mức độ trùng khít nhau có tính chất hấp thụ lực, giảm va đập, chấn thương. - Mặt sân bằng silicon PU: + Bề mặt sân bền và dễ vệ sinh hơn. + Sân không bị thấm nước và không bị ăn mòn bởi yếu tố thời tiết. - Mặt sân bằng sơn Acrylic: + Khô nhanh, chống nước và tăng tính thẩm mỹ cho sân. + Sơn dùng được cho sân bóng ngoài trời và trong nhà. - Mặt sân bằng bê tông: Chắc chắn, có độ bền cao. Quy trình thi công sân bóng chuyền chuẩn, đúng cách Bước 1: Làm sạch bề mặt sân - Cũng giống như thi công sân bóng rổ, chúng ta kiểm tra khu vực làm móng kỹ trước khi tạo. Đảm bảo không còn rễ cây, gốc, than bùn hoặc những nơi bị thấm nước. - Làm sạch bề mặt sân bằng máy phun cao áp, máy đánh nhám hoặc thiết bị cầm tay khác sao cho không còn tạp chất, bụi bẩn, rêu mốc nào còn sót lại. - Bề mặt phải được làm phẳng, không còn lồi lõm. - Riêng với bề mặt bê tông phải có độ dày 10 – 15cm. Cần đợi đủ 2 tuần mới trong điều kiện thời tiết nắng ráo mới được tiến hành thi công. - Lưu ý khi chọn bề mặt thi công, cần sử dụng đúng loại vật liệu chuyên dụng dành riêng cho bề mặt đó. Bước 2: Tiến hành thi công lớp sơn chống thấm - Thi công 1 – 2 lớp chống thấm để giúp mặt sân không bị ảnh hưởng bởi thời tiết. - Số lớp chống thấm tủy thuộc vào chất liệu mặt sân. - Đảm bảo khô từ 2 đến 3 tiếng rồi mới sơn lớp tiếp theo. Bước 3: Thi công lớp sơn lót bảo vệ Tiến hành sơn 1 lớp giữa lớp chống thấm và lớp sơn đệm. Mục đích là để tăng khả năng bám dính với lớp đệm. Bước 4: Thi công lớp sơn đệm và lớp sơn phủ Đối với sân bằng thảm PVC - Sau khi làm sạch bề mặt thì trải thảm một cách cẩn thận để không bị rách thảm. - Sử dụng keo dán và quét theo đúng đường vân thảm. - Dùng dây hàn nhiệt chất lượng tốt với đường kính 3 – 4mm để lấp các khe hở giữa 2 tấm thảm. Nếu có phần thừa thì cắt bằng dao cạo để mặt nền luôn được phẳng, không nhấp nhô. - Hoàn thành quá trình sơn sàn thì tiếp tục trải thảm. Có thể dùng ván ốp chân tường để tăng tính thẩm mỹ cho sân. Đối với sân bằng Silicon PU - Sơn Silicon PU 1 lớp lót và 1 lớp phủ. - Thời gian khô hoàn toàn: 1 tuần. Đối với sân bằng sơn Acrylic - Trộn hỗn hợp cát hạt mịn và sơn nova bằng máy cần trộn điện. Khuấy đều để hỗn hợp tan và dùng bàn gạt sơn. - Thi công 2 hoặc 3 lớp làm lớp bả đệm cho đến khi đạt độ thoát nước và đọng nước. - Chờ đến khi khô thì dùng bàn gạt sơn phủ 1 lớp (chứa 30 – 40% cát). - Tếp theo, tiến hành sơn lớp phủ thứ 2 là hỗn hợp sơn acrylic và 20% cát. Thời gian khô sơn là 6 – 8 tiếng. Đối với sân bằng bê tông xi măng - Không cán luôn lớp hồ lên mặt sàn do nó không chắc chắn và có thể gây ra tình trạng bong rộp mặt sân. - Mỗi lớp sơn phủ màu cần để cách nhau ra khoảng 4 – 6 tiếng. - Đảm bảo đủ 9 lớp sơn phủ màu. - 2 Lớp phủ đầu là hỗn hợp keo cao cấp DECOTURF. - 3 lớp phủ sau là cao su hạt mịn giảm chấn. - 3 lớp phủ cuối là lớp sơn cao cấp. Bước 5: Kẻ đường line trên mặt sân - Đo đúng kích thước được nêu ở phía trên. - Có thể dùng băng keo dán dọc, giấy báo để vẽ đường line đều và thẳng. - Độ dày mỗi đường là 5cm. Bước 6: Lắp đặt hệ thống thoát nước và mái che nếu là sân bóng chuyền ngoài trời - Xây dựng rãnh hoặc mương để thoát nước. - Xây dựng hệ thống bó vỉa xung quanh sân nếu có bê tông chảy xung quanh sân. - Sử dụng mái che nhằm tránh trường hợp bị thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng kết cấu mặt sân, sức khỏe và năng lực của người chơi. Bước 7: Lắp đặt hệ thống chiếu sáng cho sân Một sân bóng chuyền tiêu chuẩn thường sử dụng 8 hộp đèn. Tuy nhiên, nếu không cần đầy đủ ảnh sáng cuối sân, có thể chỉ dùng 6 hộp đèn. Bước 8: Lắp đặt hệ thống lưới chắn bóng Tiến hành lắp đặt lưới với kích thước tiêu chuẩn như đã nêu ở phía trên. Bước 9: Dọn dẹp vệ sinh cho sân bóng Sau khi tiến hành thi công và lắp đặt hết mọi thứ cho sân bóng chuyền, dọn vệ sinh sân sạch sẽ. Thể thao ANKO là một đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế và thi công sân thể thao, chúng tôi sở hữu một đội ngũ thi công chuyên nghiệp, được trang bị đầy đủ các thiết bị hỗ trợ cho quá trình thi công diễn ra một cách thuận lợi nhất. Chúng tôi tự tin sẽ mang đến cho quý khách hàng những công trình hoàn thiện nhất. Nếu bạn muốn làm sân bóng chuyền ngoài trời theo quy trình đúng tiêu chuẩn, hãy liên hệ với chúng tôi CÔNG TY TNHH THỂ THAO ANKO VIỆT NAM - Địa chỉ Hà Nội: U5-34 Khu đô thị mới Dương Nội, Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội Điện thoại: 096 6789 588 - 0856.2119.666 - Địa chỉ HCM: Số 2 đường số 8, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân Điện thoại: 0868.16.8989 - 0879.521.999 Email: thethaoanko@gmail.com Website.www.fastehome.com, www.quangbakinhdoanh.com