Kỳ diệu: Em bé gập đôi người để "vừa vặn" trong bụng mẹ 9 tháng 10 ngày

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi Xuongrong9x, 21/6/19.

  1. Kỳ diệu: Em bé gập đôi người để "vừa vặn" trong bụng mẹ 9 tháng 10 ngày

    Kỳ diệu: Em bé gập đôi người để "vừa vặn" trong bụng mẹ 9 tháng 10 ngày

    LIÊN HỆ (338 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Xuongrong9x
    3. Ngày đăng: 21/6/19 lúc 09:50
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. Xuongrong9x

    Xuongrong9x Guest

    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Ai mà tin được đây là tư thế của con trong bụng mẹ chứ. Có người còn phải thốt lên "Sao con nít mới sinh ra mà dẻo dữ vậy ta?", nhưng đây là điều hoàn toàn bình thường với một em bé trong bụng mẹ.
    Có bao giờ các mẹ tự hỏi là trong 9 tháng 10 ngày nằm trong bọc ốc, vây quanh là bóng đêm và đủ thứ âm thanh hỗn tạp, con sẽ làm gì trong suốt thời gian ấy. Có nhiều video hình ảnh siêu âm thú vị về cách em bé nấc cụt, duỗi thẳng chân đứng dậy, mút tay, và làm rất nhiều điều đáng yêu khác. Nhưng khi con chào đời, tất cả chúng ta đều ngạc nhiên vì cách em bé thích nghi với không gian sống bên trong và bên ngoài bụng mẹ. Cuộc sống là 1 chuỗi những điều kỳ diệu, bao gồm cả em bé sau:


    Đây là bức ảnh của bé gái Emma khi vừa mới chào đời do người mẹ, Kristen, sống tại Massachusetts , Hoa Kỳ chia sẻ. Bức ảnh nhanh chóng được cư dân mạng chia sẻ rần rần, không phải chỉ bởi biểu cảm đáng yêu trên khuôn mặt mà là động tác ngộ nghĩnh như 1 bậc thầy yoga. Liệu 1 vận động viên uốn dẻo có thể làm được như thế không, điều này chẳng ai chắc chắn được.
    [​IMG]

    Kristen và chồng, Matthew, chào đón đứa con đầu lòng trong sự hân hoan vui mừng. Khi ở thai kỳ thứ 34, các siêu âm đã chỉ ra rằng cô bé vẫn chưa quay đầu xuống, điều thường thấy ở các thai nhi trong những tuần cuối cùng trước khi chào đời. Dù các bác sĩ đã thử mọi cách nhưng cô bé Emma ương bướng vẫn ở nguyên vị trí. Đến tuần thứ 39, các bác sĩ buộc phải mổ để đưa cô bé ra ngoài. Và đây là hình ảnh đầu tiên của Emma, trong tư thế vô cùng thoải mái, nhưng ai nhìn thấy cũng tự hỏi "Làm sao có thể làm được nhỉ?"

    Bức ảnh được chụp bởi Matthew, và nó khiến cho tất cả mọi người trong phòng mổ đều ngạc nhiên. Kirsten cho biết cô khá lo lắng không biết xương hông của con có vấn đề gì không "Tôi chưa bao giờ thấy 1 đứa trẻ sơ sinh gấp đôi người như thế. Nhưng sau các cuộc kiểm tra, các bác sĩ bảo đó chỉ là thói quen của bé trong bụng mẹ. Mãi 2 tháng sau sinh, Emma mới chịu bỏ chân xuống như các em bé khác. Khổ nhất là mỗi lần thay tã, chúng tôi phải kéo chân nó xuống "

    [​IMG]

    Emma hiện nay đã được 3 tuổi và bức ảnh là 1 kỷ niệm khó quên đối với gia đình. Trường hợp của bé gái là sinh ra ở ngôi mông chứ không phải ngôi đầu như các thai kỳ thông thường. Ngôi thai ngược (thai ngôi mông) là phần mông của thai nhi hướng xuống phía dưới cổ tử cung nên khi mẹ bầu “vượt cạn”, phần mông và chân của bé yêu sẽ ra trước, còn phần đầu ra sau. Mẹ bầu bị ngôi thai ngược có nguy cơ cao bị sa dây rốn và các cơn đau chuyển dạ có cường độ mạnh hơn, quá trình sinh nở kéo dài hơn.

    Về cơ bản, nguy cơ ngôi thai ngược liên quan đến tuổi thai của bé. Suốt thời gian mang thai, phần lớn thời gian bé sẽ hướng mông mình về phía tử cung của mẹ. Tới tuần 28, có 15% thai nhi vẫn ngôi ngược. Trong những tuần thai tiếp theo, phần đa thai nhi bắt đầu quay đầu để quá trình “vượt cạn” của mẹ diễn ra suôn sẻ hơn. Đến tuần 36, chỉ có 6% ngôi thai ngược và đến tuần 40, con số này chỉ còn khoảng 3%. Thai nhi ngôi mông vẫn có thể đẻ đường dưới nhưng dễ bị mắc đầu hậu. Do đó, nếu không được chẩn đoán sớm và xử lý tốt có thể làm tăng nguy cơ tai biến cho mẹ và tăng tỷ lệ tử vong đối với thai nhi.

    Link: https://www.babycenter.com/609_amazi...om_20001572.bc
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này