Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Kết nối đam mê' bắt đầu bởi Khúc Thành Thắng, 1/5/19.

  1. Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán ở Việt Nam

    Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán ở Việt Nam

    LIÊN HỆ (801 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Khúc Thành Thắng
    3. Ngày đăng: 1/5/19 lúc 14:41
    4. Số điện thoại: 0906888494
  2. Khúc Thành Thắng

    Khúc Thành Thắng Quảng Bá Kinh Doanh Thành viên BQT Thành viên Ban Quản Trị

    Tham gia:
    17/2/19
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nam
    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Theo dõi chỉ số


    2 chỉ số phổ biến nhất trên thị trường là VNINDEX và HNX INDEX



    Nhưng với nhà đầu tư cá nhân thì tôi khuyên bạn nên theo dõi 2 chỉ số sau: VN30 và VNMidcap



    VN30 và VN Midcap là gì. Tại sao nên theo dõi 2 chỉ số này


    Là chỉ số giá của 30 công ty niêm yết trên HOSE có giá trị vốn hoá và thanh khoản hàng đầu. Các mã trong VN30 thường là các mã trụ cột, có sức ảnh hưởng lớn đến VN INDEX



    Là chỉ số giá của các 70 công ty niêm yết trên HOSE có giá trị vốn hóa trung bình sau VN30, đáp ứng các tiêu chí sàng lọc. Danh sách các mã sẽ được HOSE cập nhật sau mỗi 6 tháng

    Tại sao nên theo dõi VN30 và VNMidcap thay cho VN INDEX
    • Bạn có biết ROS có vốn hóa xấp xỉ một bluechip và HPG (HPG đó) (vào thời điểm tháng 11/2016). Điều này làm cho VNINDEX khá là méo mó và nếu nhìn VNINDEX – bạn sẽ không rõ thị trường như nào
    • VNINDEX là chỉ số chung và rất khó để bạn biết các phân lớp thị trường hay diễn biến các nhóm ngành. Bằng cách theo dõi VN30 và VNMidcap, bạn sẽ biết thị trường đang ở giai đoạn nào trong mỗi nhịp tăng/giảm để có kế hoạch phân bổ tài sản phù hợp
    Khi chỉ VN30 tăng mà VNMidcap chưa tăng tức là thị trường đang ở giai đoạn tăng đầu tiên. Lúc này bạn chủ yếu mua các mã bluechip và để dành các mã vốn hóa trung bình ở giai đoạn sau

    Khi thị trường tăng hãy gia tăng tỷ trọng vào VN Midcap. Khi bạn thấy chỉ số VN Midcap đang ở trong xu hướng tăng và có 2 – 3 phiên tăng mạnh hơn VN30, tức là thị trường đang ở vào giai đoạn tăng mạnh nhất.

    Ngay khi thấy VN30 đạt đỉnh, suy giảm tức là thị trường bắt đầu phát đi những tín hiệu đầu tiên của đảo chiều. Lúc này thì các mã Midcap sắp đạt đỉnh và bạn nên chuẩn bị kế hoạch bán chúng chốt lời là vừa.
    Lọc cổ phiếu
    Tôi biết là bạn ghét phải đi dò hỏi người khác hay thậm chí môi giới của bạn rằng mã này có tốt không, mã kia có tốt không. Bạn ghét phải đi lang thang các diễn đàn chứng khoán để nghe “phím hàng”, dù bạn biết là ở đó toàn đội lái.

    Tôi biết là có đến 600 mã cổ phiếu trên HOSE và HNX, nếu tính cả Upcom thì còn nhiều nữa, trong cả rừng cổ phiếu đấy thì bạn luôn phân vân chọn mã nào

    Bạn sẽ không có đủ thời gian để phân tích tất cả các mã cổ phiếu

    Có một sự thật là các mã cổ phiếu tăng giá sẽ đều có những đặc điểm giống nhau. Vì vậy, bạn hãy quay lại quá khứ, tìm kiếm các mã cổ phiếu tăng nhiều nhất, phân tích các đặc điểm giống nhau của chúng để tạo nên một bộ lọc cổ phiếu.



    Còn nếu như bạn ngại làm phân tích, hãy xem ngay bài viết 3 phương pháp lọc cổ phiếu hiệu quả trên thị trường chứng khoán Việt Nam

    Bạn có thể sử dụng bộ lọc này, hoặc tự mình sáng tạo ra một bộ lọc của riêng bạn. Tôi sẽ rất vui nếu bạn có bộ lọc của bạn, vì sẽ chẳng thú vị chút nào nếu hàng nghìn người cùng đầu tư vào một danh mục giống hệt nhau

    Lựa chọn điểm mua


    Tại sao điểm mua lại quan trọng



    Đừng ảo tưởng vào phân tích cơ bản


    Bạn đã từng quá quen với câu nói: “Dùng phân tích cơ bản để đánh giá thị trường chung, xác định điểm vào bằng phân tích kỹ thuật” đúng không?



    Tin buồn là phần nhà đầu tư cá nhân không phải “chiên gia” kinh tế. Tin vui là rất ít các chuyên gia kinh tế thành công trên thị trường chứng khoán – true story [​IMG]



    Bạn có thấy kỳ lạ không?



    Rõ ràng là khi kinh tế tích cực, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết cũng sẽ tích cực hơn. Lợi nhuận tăng thì sẽ có ảnh hưởng tốt đến giá cổ phiếu.



    Vấn để nằm timing. Thị trường chứng khoán hết sức nhạy cảm và nó không bao giờ chờ đến khi người ta nhận ra kinh tế hồi phục rồi mới tăng, cũng như chờ đến khi báo đài thông báo thì nó mới giảm.



    Thị trường chứng khoán luôn phản ảnh giá trị tương lai dựa trên kỳ vọng của nhà đầu tư. Vì vậy nếu bạn mong chờ vào tin tức kinh tế thì sẽ luôn luôn chậm chân trên thị trường.



    Phân tích cơ bản hiệu quả khi bạn nhìn nhận và đánh giá nội tại của doanh nghiệp trong dài hạn. Tất nhiên là việc này sẽ tốn rất nhiều thời gian, từ tìm hiểu thông tin về ngành nghề, sản phẩm, đối thủ cạnh tranh .. chứ không đơn giản là mở báo cáo tài chính ra đọc.



    Bạn cũng nên phân biệt sự khác nhau giữa một số khái niệm phân tich cơ bản, đầu tư giá trị và định giá cổ phiếu. Không phải cứ phân tích cơ bản thì sẽ đầu tư giá trị, hay phân tích cơ bản là phải định giá cổ phiếu hay hễ đầu tư giá trị là phải định giá cổ phiếu. Nếu bạn còn lăn tăn về đầu tư giá trị thì hãy xem thêm bài viết này để hiểu tại sao rất nhiều nhà đầu tư giá trị xuất sắc lại thoát ly khỏi định giá cổ phiếu.



    Ngưng ảo tưởng về phân tích kỹ thuật


    Bạn nghe các chiên gia PTKT với cái biểu đồ hầm bà lằng 3 – 5 khung indicator, hệ thống tín hiệu giao dịch, đưa ra điểm bán nọ kia …Hiện đại thế mà các pro này vẫn die như thường. Tại sao vậy: vì các hệ thống này chỉ tập trung vào lựa chọn điểm mua.



    Nếu bạn thực sự là chuyên gia phân tích kỹ thuật thì bạn có thể đánh giá được thị trường chung trong dài hạn. Tai sao lại như vậy: Bạn mở biểu đồ Weekly (Tuần) với biểu đồ 1H (1 giờ) bạn sẽ thấy chúng cũng na ná nhau: có đoạn tăng, có đoạn giảm, có đoạn đi ngang tích lũy, rồi cũng có đảo chiều hay đột biến khối lượng.



    ⇒ Nếu phân tích kỹ thuật có thể dự đoán giá trong ngắn hạn, vậy tai sạo không thể dùng nó để đánh giá dài hạn



    Câu trả lời là bạn đang dùng PTKT vào chọn điểm mua/bán mà không biết rằng trước đó nó còn các bước: đánh giá xu hướng trung/dài hạn (để biết xem cổ phiếu có tăng hay không), lựa chọn điểm mua lợi thế, xác định biên độ (lên thì lên đến đâu)



    Để đầu tư có lãi bạn không chỉ cần có mỗi điểm mua. Đằng sau một điểm mua của một nhà đầu tư chuyên nghiệp là hàng loạt sự tính toán: xu hướng của cổ phiếu trong ngắn/dài hạn là như thế nào. Rõ ràng nếu xu hướng dài hạn đang tăng mà xu hướng ngắn hạn lại giảm thì đừng ngạc nhiên sao vừa mua xong mà giá lại giảm !?



    Sau đó còn phải đánh giá xem nếu tăng thì cổ phiếu lên đến đâu. Cái này gọi là xác định biên độ. Mua cổ phiếu mà không có kỳ vọng thì có khác nào mò kim đáy bể. Sau đó là đánh giá điểm mua. Đánh giá điểm dừng lỗ



    Rồi xem xem tỷ lệ dừng lỗ/chốt lời có ok không: nếu 1/1 thì khá rủi ro. Bét nhất cũng phải ½. Còn Pro thì phải là ⅓. ¼ hay cao hơn cũng tốt nhưng tỷ lệ càng cao thì cơ hội đầu tư sẽ càng ít đi.



    Để so sánh hãy lấy một ví dụ trong y học. Sự phát triển của y học có đóng góp rất lớn của bộ môn giải phẫu. Nhờ sự hiểu biết sâu sắc về cơ thể người mà bác sĩ mới có thể chẩn đoán và có phác đồ chữa trị phù hợp cho bạn. Nếu cấu trúc cơ thể con người thay đổi thì làm sao bác sĩ có thể chữa trị cho bạn



    Phân tích kỹ thuật có thể áp dụng được vì sự tăng giảm trên thị trường phản ánh tâm lý và kỳ vọng của nhà đầu tư



    “Thị trường chứng khoán là trò chơi giống hệt nhau ở khắp mọi nơi trên thế giới”
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này