"Kiệt sức khi làm việc" được WHO liệt vào danh sách vấn đề sức khoẻ con người

Thảo luận trong 'Công nghệ' bắt đầu bởi Hassler, 30/5/19.

  1. "Kiệt sức khi làm việc" được WHO liệt vào danh sách vấn đề sức khoẻ con người

    "Kiệt sức khi làm việc" được WHO liệt vào danh sách vấn đề sức khoẻ con...

    LIÊN HỆ (299 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Hassler
    3. Ngày đăng: 30/5/19 lúc 17:57
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. Hassler

    Hassler Guest

    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Hiện tượng burn out trong công việc hay thường được hiểu là kiệt sức trong quá trình làm việc là 1 trong những vấn đề lớn của xã hội hiện đại khi chúng ta bỏ quá nhiều thời gian tập trung làm việc để đạt được những mục đích mong muốn của từng người. Đây là hiện tượng được bác sỹ tâm lý Herbert Fredenberger đặt tên vào năm 1974, và đến giờ nó được WHO chính thức phân loại vào dạng các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe chứ không phải là một tình trạng bệnh lý như nhiều người lầm tưởng.
    Theo ICD11, Phân loại thống kê quốc tế về các bệnh và vấn đề sức khỏe liên quan, gọi tắt là Phân loại quốc tế về bệnh tật thì Burnout nằm ở mục QD85, trong mục các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe, nó nằm dưới đầu mục ảnh hưởng do công việc hoặc thất nghiệp. Một chỉ định khá rõ ràng lý do tại sao chúng ta lại bị hiện tượng này. Trong đó cũng có ghi chú rõ ràng ta có thể dựa vào 3 triệu chứng chính để xác định 1 người có bị hiện tượng này hay không, đó là;

    1. Kiệt sức, cả về thể chất lẫn tinh thần,
    2. Hoài nghi, không còn tin vào ai, không tin vào cả bản thân mình,
    3. Hiệu quả công việc giảm sút rõ rệt.

    [​IMG]

    Những người bị burnout thường là những người có niềm đam mê với công việc, có thể coi là 1 trạng thái tiêu cực của nghiện công việc, workaholic. Khi họ bỏ tâm sức quá nhiều vào việc họ làm đến độ không còn quan tâm đến chăm sóc sức khỏe bản thân. Một điều đáng buồn là burnout lại hay xảy ra ở chính những nhân viên y tế bởi tần suất và sức ép công việc liên tục của họ, nhất là với những người làm trong khoa cấp cứu. Để chữa trị tình trạng này thường sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức, trước hết họ phải tìm cách phân định rõ ràng cuộc sống riêng tư và công việc, nhiều khi còn phải cách ly khỏi công việc trong 1 khoảng thời gian để có được sự ổn định trở lại. Nếu không được điều trị thì sẽ có những ảnh hưởng rất tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người bị burnout, có những trường hợp sẽ dẫn đến tự tử.
    Như ở Anh theo nghiên cứu của Cơ quan quản lý sức khỏe và an toàn lao động trong năm 2016-2017 đã có hơn 500,000 người bị burnout, đi theo đó là có đến 12.5 triệu ngày làm việc bị mất do hiện tượng này. WHO sau khi liệt kê chi tiết burnout trong ICD11 thì cũng đang chuẩn bị phát triển những hướng dẫn chi tiết để giúp người lao động có được một môi trường làm việc phù hợp hơn.

    Tham khảo WHO
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này