Kiên Giang: Trở thành tỷ phú nhờ nghề..."đỡ đẻ" cho tôm

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Thị trường - Tiêu dùng -, 1/5/19.

  1. Kiên Giang: Trở thành tỷ phú nhờ nghề..."đỡ đẻ" cho tôm

    Kiên Giang: Trở thành tỷ phú nhờ nghề..."đỡ đẻ" cho tôm

    LIÊN HỆ (558 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Thị trường - Tiêu dùng -
    3. Ngày đăng: 1/5/19 lúc 09:33
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Thứ Tư, ngày 01/05/2019 08:15 AM (GMT+7)

    Với quyết tâm cung cấp nguồn tôm giống chất lượng cho nông dân địa phương, 2 lão nông ở vùng U Minh Thượng (Kiên Giang) đã kiên trì tìm tòi và thành công trong việc nhân giống tôm sú, tôm càng xanh. Từ việc mát tay “đỡ đẻ” cho tôm, mỗi năm 2 lão nông dân cùng chung chí hướng này lãi tiền tỷ.


    “Ông đỡ” mát tay

    Khoảng năm 1991, khi phong trào nuôi tôm sú bén rễ vùng đất quanh năm chỉ có một vụ lúa mùa như xã Tân Thạnh (huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang), ông Nguyễn Văn Hiếu (ngụ ấp Thạnh Thuận, xã Tân Thạnh) bắt đầu ấp ủ ý tưởng sản xuất tôm giống chất lượng để nông dân không còn lệ thuộc nguồn tôm giống từ miền Trung đưa vào với giá cao, lại dễ hao hụt do bị tranh nước, quá trình vận chuyển xa.

    Ông Hiểu kể: “Lúc đó tôi ra tận cửa biển Rạch Gốc (Cà Mau) nhờ các ghe đánh bắt để dành những con tôm cái đã ôm trứng rồi đưa về. Tôm sú mẹ nặng 300gr/con, giá 3 triệu đồng/con”.

    [​IMG]

    Ông Nguyễn Văn Hiếu tại trại nhân giống tôm sú của gia đình. Ảnh: NQ.

    Để có được tôm giống chất lượng, gian nan buổi đầu không hề ít, vợ chồng ông Hiếu phải luân phiên thức canh bởi tôm chỉ đẻ từ 21 giờ đêm trước đến 3 giờ sáng hôm sau. “Phải canh để xem tôm có quậy ổ hay chưa, hoặc tôm đẻ xong nếu không kịp thời đem qua bồn khác cho tôm ăn và hồi phục sức khỏe, tôm mẹ đói có thể sẽ ăn lại trứng” - ông Hiếu cho biết.

    Ban đầu nguồn nước biển thuê chở về không đảm bảo độ mặn, khiến tôm mẹ không sinh sản hoặc trứng không nở, thấy vậy ông Hiếu đầu tư ghe lớn tự ra vàm Xẻo Nhàu chở nước biển có độ mặn 32‰ về lắng lọc, diệt sạch trứng cá tạp, vi sinh có hại rồi mới cấp vào các bồn cho tôm sống và sinh sản. Mỗi con tôm sú mẹ đẻ được khoảng 1,5 triệu con tôm giống.


    Một mẫu tôm sú giống tại cơ sở sản xuất tôm giống Trung Hiếu của ông Nguyễn Văn Hiếu. Ảnh: NQ.

    Thành công cho tôm sú sinh sản đã cho ông Hiếu nhiều kinh nghiệm để cho tôm càng xanh đẻ nhân tạo. Khác với tôm sú, tôm càng xanh chỉ thích hợp ở độ mặn 13‰ và chỉ sinh sản từ tháng 3-8 hàng năm.Thành công "đỡ đẻ" cho tôm càng xanh giúp gia đình ông Hiếu có sản lượng hơn 3 triệu con tôm càng xanh giống/năm.

    Ông Hiếu bộc bạch: “Nếu mấy năm đầu thất bại mà bỏ cuộc thì đến giờ người dân địa phương vẫn phụ thuộc vào nguồn giống ở miền Trung, lúc khan hiếm còn mua nhầm tôm giống trôi nổi không chất lượng. Lúc đó tôi chỉ nghĩ đơn giản, bằng mọi giá phải cố gắng làm lại, nếu mình không vượt qua thất bại thì bà con biết bao giờ mới khá lên được”.

    Với những hộ nghèo, khó khăn, ông Hiếu bán con tôm giống trả chậm không tính lãi. Con tôm giống sản xuất có chất lượng tốt nên uy tín của cơ sở giống Trung Hiếu ngày càng lan xa. 25 năm gắn bó với nghề sản xuất tôm giống, hiện ông Hiếu sở hữu 5 nhóm trại tôm giống, với sản lượng hơn 100 triệu con tôm/năm, thu về hàng tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho gần chục lao động địa phương.

    Lãi 3 tỷ đồng/năm từ tôm giống

    Còn đối với ông Hoàng Minh Diệu (62 tuổi, ngụ ấp Vĩnh Thạnh, xã Phong Đông, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang), dù chỉ tự học, không có bất kỳ trợ giúp chuyên môn nào, nhưng ông đã nghiên cứu, cho tôm sú sinh sản thành công.


    Ông Hoàng Minh Diệu kiểm tra chất lượng tôm giống tại trang trại. Ảnh: NQ.

    Quê ở tỉnh Hải Dương, từng đi bộ đội và tham gia bảo vệ biên giới Tây Nam. Ngày trở về, ông Diệu chỉ có đôi tay trắng khi cưới vợ và về huyện Vĩnh Thuận lập nghiệp. Không lùi bước trước khó khăn, ông làm thuê, nuôi gà, nuôi heo, có dư thì mua thêm đất rẫy để nuôi 5 đứa con ăn học. Năm 2004, phong trào nuôi tôm rộ lên cũng là lúc ông Diệu chở nước mặn về nhà bắt tay nhân giống tôm sú.

    Ban đầu, do chưa nắm vững quy trình kỹ thuật nên thời gian dài tôm hao hụt, thua lỗ hàng tỷ đồng. Thương cha ước vọng chưa toại nguyện, 2 con trai của ông Diệu quyết theo học đại học chuyên ngành thủy sản rồi trở về quê hương đỡ đần cha trong nghề nhân giống tôm sú.


    Ông Diệu (bìa trái) tư vấn cho khách hàng cách bổ sung thức ăn cho tôm sú giai đoạn mới thả. Ảnh: NQ.

    Theo ông Diệu, tôm sú giống được ông đặt hàng từ các ghe đánh bắt ở vùng biển sâu tại Cà Mau. Ông Diệu cho rằng làm tôm sú biển đẻ rất dễ, chỉ có khó là làm thế nào để chúng đẻ đồng loạt. Để xử lý, ông cho tôm ăn đầy đủ, khi con cái có hàm lượng trứng như nhau thì kích thích tôm đẻ cùng thời điểm. Chỉ cho tôm đẻ 4 lứa là ông thả tôm trở lại với biển, vì “tôm già đẻ kém, không bằng tôm tơ non”.

    Ông Diệu cho biết: "Việc thuần hóa, nuôi vỗ tôm sú bố mẹ là giai đoạn rất quan trọng. Việc quản lý nhiệt độ, độ mặn và sử dụng dinh dưỡng hợp lý được coi là yếu tố then chốt nhằm đạt chất lượng giống đồng đều, ổn định. Kinh doanh lợi nhuận là tiêu chí hàng đầu nhưng nếu không may gặp mẻ tôm yếu tôi thà đổ bỏ chứ quyết không bán để đẩy phần thiệt hại, thua lỗ cho bà con địa phương. Tôi chịu lỗ vài triệu đồng chứ không để mất lòng tin ở khách hàng”.


    Cơ sở sản xuất tôm giống Hoàng Diệu của ông Hoàng Minh Diệu, ở ấp Vĩnh Thạnh, xã Phong Đông (huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang). Ảnh: NQ.

    Hiện ông Diệu đã có 14 năm nhân giống tôm sú. Từ năm 2012 đến nay, trang trại tôm giống Hoàng Diệu như mang một sức sống mới, hoạt động ổn định và ăn nên làm ra. Với 1 trang trại chuyên sản xuất tôm sú giống và 4 chi nhánh do các con phụ trách, ông Diệu thu lợi nhuận hơn 3 tỷ đồng/năm.

    [​IMG]

    Miệt Gò Công (Tiền Giang) nuôi dê khá nhiều, nhất là tại huyện Gò Công Đông, nhà nhà nuôi dê, người người nuôi dê. Nhưng...
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này