Không phải Lã Bố, hay Quan Vũ đây mới là "đệ nhất chiến tướng độc đấu thời Tam quốc"

Thảo luận trong 'Đầu HD - Tivi box - Camera quan sát' bắt đầu bởi Phim - 24H RSS, 17/5/19.

  1. Không phải Lã Bố, hay Quan Vũ đây mới là "đệ nhất chiến tướng độc đấu thời Tam quốc"

    Không phải Lã Bố, hay Quan Vũ đây mới là "đệ nhất chiến tướng độc đấu...

    LIÊN HỆ (351 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Phim - 24H RSS
    3. Ngày đăng: 17/5/19 lúc 18:55
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Thứ Sáu, ngày 17/05/2019 14:15 PM (GMT+7)


    Nói đến "đệ nhất chiến tướng độc đấu thời Tam quốc" nhiều người sẽ nghĩ ngay tới những tên tuổi nổi tiếng như Lã Bố, Quan Vũ, hay Trương Phi nhưng trên thực tế, danh hiệu này lại thuộc về Võ thần Triệu Tử Long.


    Video Triệu Tử Long một mình cứu ấu chúa.​

    Cổ nhân có câu "thời thế tạo anh hùng" và thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc là một giai đoạn như thế. Bấy giờ thế cục hỗn loạn, chư hầu nổi dậy khắp nơi. Có rất nhiều đại nhân vật đã nổi lên vào giai đoạn loạn lạc này như Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền.

    [​IMG]

    Tào Tháo trong phim Tân Tam quốc diễn nghĩa.

    Theo trang mạng Qulishi (Trung Quốc), Tào Tháo được biết đến là gian hùng thời Tam quốc. Ông dù có nhiều tính xấu nhưng cách nhìn người, dùng người của ông được học giả sau này đánh giá là “ngàn năm vẫn có giá trị”.

    Có ba vị tướng, quân sư nhà Thục Hán mà Tào Tháo từng cố gắng hàng phục bằng được. Trong số này, chỉ một người đầu quân cho Tào Ngụy là Từ Thứ. Nhưng gần như người này không thể dùng được vì ông không bao giờ chịu hàng phục Tào.

    Quan Vũ chỉ phục vụ cho Tào Tháo trong một thời gian ngắn rồi trở về với Lưu Bị. Người cuối cùng là Triệu Tử Long. Danh tướng này được người đời sau gọi là "đệ nhất chiến tướng độc đấu thời Tam quốc" của nhà Thục Hán.

    Cao thủ dùng thương


    Triệu Tử Long trong phim Tân Tam quốc diễn nghĩa.

    Triệu Vân (168-229), tự Tử Long, sinh tại huyện Chân Định thuộc quận Thường Sơn, nay là huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc, phía bắc Trung Quốc. Ông có ngoại hình hùng dũng, uy phong lẫm liệt, giỏi võ nghệ và có tài thao lược.

    Năm 184, Triệu Vân dẫn quân quận Thường Sơn theo Công Tôn Toản đánh Viên Thiệu. Trong Tam quốc diễn nghĩa trong trận Bàn Hà, Triệu Vân đã cứu Công Tôn Toản và đánh nhau suốt 5-60 hợp với danh tướng Hà Bắc Văn Sú bất phân thắng bại.

    Năm 200, sau khi bị Tào Tháo đánh bại, Lưu Bị chạy theo Viên Thiệu, gặp Triệu Vân ở Nghiệp Thành, hai người vừa gặp mặt đã thấy thân thiết, đêm ngủ cùng giường, rồi đem quân theo phò tá. Trương Phi không phục, sau khi Triệu Vân đánh bại mãnh tướng Điển Vi của Tào Tháo, Phi mới chịu phục tài.

    Tam quốc diễn nghĩa mô tả ông là mãnh tướng muôn người không địch nổi, cả đời giao chiến với không nhiều người và giết cũng rất ít. Năm 201, trong trận Nhữ Nam khi đánh nhau với quân Tào, ông giết chết Cao Lãm - một trong “Hà Bắc tứ trụ”, giao chiến 30 hợp đã đánh bại Trương Cáp.

    Với tài thương thuật của mình, Triệu Vân có thể dũng mãnh tả xung hữu đột, giành được chiến thắng trong vòng vây kẻ địch. Ông được Lưu Bị ngợi khen như là một vị võ tướng dũng khí có thừa.

    Khi Lưu Bị mới đến Kinh Châu, Triệu Vân đã giết chết sơn tặc Trương Vũ, cướp ngựa Đích Lư dâng cho Lưu Bị. Năm 207, Triệu Vân giết chết Lã Khoáng, bộ tướng của Tào Nhân và đánh bại Lý Điển chỉ sau mười mấy hợp.


    Triệu Vân ôm ấu chúa A Đẩu, một mình cưỡi Bạch Long mã phá vây hàng vạn quân Tào.

    Năm 208, Tào Tháo đánh xuống phương Nam, truy đuổi Lưu Bị ở Đương Dương, Tràng Bản, Lưu Bị phải bỏ cả vợ con tháo chạy. Triệu Vân ôm ấu chúa A Đẩu, một mình cưỡi Bạch Long mã phá vây hàng vạn quân Tào, chém gãy 2 lá cờ to, giết 50 danh tướng quân Tào, lấy được thanh gươm báu Thanh Công, thanh gươm báu mạ vàng của Tào Tháo, có thể chém gãy các loại binh khí. Sau trận này Triệu Vân được phong làm Nha Môn tướng quân.

    Triệu Vân cả đời xông pha trận mạc chưa hề e ngại bất kỳ đối thủ nào, khi tuổi đã cao Triệu Vân vẫn một mình đánh bại cả nhà võ tướng Hàn Đức.

    Năm 229, Triệu Vân chết ở Thành Đô, được truy phong thụy hiệu Thuận Bình Hầu.

    Xứng danh "đệ nhất chiến tướng độc đấu thời Tam quốc"



    Triệu Tử Long không hề e ngại bất kỳ mãnh tướng nào.

    Danh hiệu "Tam quốc đệ nhất chiến tướng độc đấu" của võ tướng họ Triệu không hề khoa trương. Bởi sử cũ ghi lại, Tử Long cả đời từng đơn độc chiến đấu 25 lần, trong đó có 22 lần giành chiến thắng.

    Nếu không tính những lần hợp chiến với các vị tướng khác hoặc bị quân địch dùng mưu kế lừa thất bại, cả đời Triệu Vân chỉ thua trận duy nhất một lần dưới tay danh tướng trẻ là Khương Duy, bởi khi đó tuổi tác ông vốn đã cao.

    Tài năng võ thuật của Triệu Vân so với một số chiến tướng hạng nhất của các thế lực thù địch như Văn Sửu, Hứa Chử được đánh giá là "bất phân cao thấp", bản thân ông cũng từng đánh bại võ tướng khét tiếng Trương Hợp.

    Số võ tướng hạng hai từng bị bại dưới tay vị "Võ thần" này cũng nhiều không đếm xuể, tiêu biểu là Chu Thương, Lý Điển đọ sức với Triệu Vân vài hiệp đã vội vàng bỏ chạy. Một số khác như Khúc Nghĩa, Cao Lãm, Chu Nhiên… không được may mắn như vậy, phải bỏ mạng dưới tay Tử Long.

    Số võ tướng từng bị Triệu Vân diệt trừ, bắt sống và đả thương có rất nhiều, tiêu biểu bao gồm:

    Bị chém: Cúc Nghĩa, Bùi Nguyên Thiệu, Cao Lãm, Lữ Khoáng, Trương Vũ, Thuần Vu Đạo, Hạ Hầu Ân, Án Minh, Chung Tấn, Chung Thân, Hình Đạo Vinh, Trần Ứng, Bảo Long, Mộ Dung Liệt, Tiêu Bính, Chu Nhiên, Kim Hoàn Tam Kết, Hàn Anh, Hàn Quỳnh, Hàn Đức, Tô Ngung, Chu Tán, Khúc Nghĩa.

    Bị bắt: Ngô Ý, Mạnh Ưu, Hàn Dao, Vạn Chính.

    Bị đả thương: Hàn Kỳ

    [​IMG]

    Không phải báu vật áo cà sa gấm, không phải tích trượng cửu hoàn mà chỉ có bát vàng mới đổi được chân kinh trong Tây...
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này