Không còn nghi ngờ: Mẹ bầu béo phì dễ sinh con mắc bệnh tiểu đường và tim mạch

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi Bacsi_hang.vu, 22/6/19.

  1. Không còn nghi ngờ: Mẹ bầu béo phì dễ sinh con mắc bệnh tiểu đường và tim mạch

    Không còn nghi ngờ: Mẹ bầu béo phì dễ sinh con mắc bệnh tiểu đường và...

    LIÊN HỆ (198 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Bacsi_hang.vu
    3. Ngày đăng: 22/6/19 lúc 23:24
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Béo phì không những làm chị em mất tự tin, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, hơn thế nữa béo phì còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của các bà mẹ mạng thai, thậm chí nó có khả năng gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho thai nhi.
    Béo phì không hẳn là do tình trạng thừa dinh dưỡng hay cung cấp dinh dưỡng quá mức cần thiết dẫn đến. Mà nhất là ở các nước đang phát triển như Việt Nam thì béo phì liên quan nhiều đến tình trạng thiếu và mất cân bằng dinh dưỡng và ở thành thị gặp nhiều hơn ở nông thôn. Mặc dù tỷ lệ béo phì ở Việt Nam không cao (6 – 10%).



    Ảnh hưởng của béo phì đến thai kỳ
    Bình thường người béo phì bản thân họ đã có rất nhiều nguy cơ mắc các bệnh lý như: Tim mạch, huyết áp, tiểu đường, xương khớp... Hơn nữa những phụ nữ béo phì thường có kỳ kinh không đều, tỷ lệ chu kỳ không phóng noãn lớn nên họ sẽ khó thụ thai hơn những người phụ nữ có cân nặng trong ngưỡng bình thường. Khi trứng và tinh trùng gặp nhau thì ở những người béo phì sự hòa hợp của chúng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

    Khi đã thụ thai thì cũng dễ sảy thai hơn do chất lượng phôi kém cùng với lớp niêm mạc tử cung không được tốt do nội tiết thay đổi. Ngoài ra, ở những thai phụ béo phì thì tỷ lệ dị tật bẩm sinh xuất hiện ở thai nhi khá cao.

    Trẻ được sinh ra từ những người mẹ bị béo phì dễ mắc các bệnh mãn tính ngay sau sinh như: Tiểu đường typ 2, tim mạch và cả béo phì, trẻ sinh ra dễ bị nhiễm trùng sơ sinh do sức đề kháng kém.

    Trong khi mang thai thì tất cả thai phụ đều có nguy cơ mắc bất thường trong thai kỳ nhưng những nguy cơ này lại tăng lên gấp nhiều lần. Những nguy mà người mẹ thừa cân hay mắc nhất là: Tiểu đường thai nghén, tiền sản giật, viêm tắc tĩnh mạch, thuyên tắc mỡ do sự vận động kém do thường ở trong một trạng thái lâu không thể vận động được, gặp hiện tượng ngưng thở tạm thời lúc đang ngủ.

    Những thai phụ thừa cân thường gặp khó khăn khi mang thai bởi sự phát triển của thai và sự phát triển của cơ thể mình làm cho họ cảm thấy nặng nề và mệt nhọc. Hệ thống cơ xương phải chịu một lúc cả trọng lượng thai và trọng lượng dư thừa của cơ thể mẹ.

    Người mẹ thừa cân thường có quá trình chuyển dạ khó khăn và vất vả hơn do phần mềm quá nhiều. Chính vì vậy những thai phụ quá cân thì tỷ lệ sinh mổ thường cao hơn với những thai phụ có cân nặng bình thường.

    Cách khắc phục cho chị em béo phì muốn sinh con

    Những chị em có số cân nặng dư thừa trước khi muốn sinh con thì cần có chế độ dinh dưỡng và vận động phù hợp để giảm số cân nặng xuống tối đa có thể. Vì người thừa cân để trở về cân nặng bình thường thì sẽ rất khó khăn. Tốt nhất khi muốn giảm cân thì cần gặp bác sĩ dinh dưỡng để có chế độ dinh dưỡng phù hợp.

    Chế độ ăn của người thừa cân cần giảm bớt đồ ăn có nhiều năng lượng, giảm tinh bột và đường, kiêng các đồ nhanh, đồ uống có ga. Ngoài ra chị em thừa cân trước khi muốn mang thai cần phải kiểm tra sức khỏe để điều trị những bệnh lý (nếu có) thường gặp ở người béo phì như: Cao huyết áp, tim mạch, xương khớp....

    Chị em thừa cân ngoài chế độ ăn cần điều chỉnh chế độ tập luyện hàng ngày, ít nhất cần có 1 - 2 tiếng vận động mỗi ngày để tiêu hao bớt năng lượng dư thừa bằng các môn thể thao phù hợp như: Bơi lội, đi bộ, đạp xe....

    Với những thai phụ béo phì mà có thai

    Đối với những người phụ nữ béo phì nhưng đã mang thai thì cần phải khám bác sĩ chuyên khoa sản và chuyên khoa dinh dưỡng để có chế độ chăm sóc và theo dõi đặc biệt.

    Thai phụ béo phì cần phải theo dõi đường huyết và huyết áp thường xuyên, khám thai theo hẹn của bác sĩ chuyên khoa. Trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa nguy cơ sảy thai khá cao nên khi có đơn thuốc cần thực hiện chỉ định đầy đủ và không được bỏ thuốc khi chưa có chỉ định dừng thuốc của bác sĩ. Trong 3 tháng cuối nguy cơ đối với thai phụ béo phì càng nhiều nên số lần đi khám gặp bác sĩ sẽ dầy hơn.

    Khi chuyển dạ thai phụ thừa cân gặp nhiều khó khăn vì vậy có thể các bác sĩ sẽ cân nhắc mổ lấy thai nếu cuộc chuyển dạ diễn ra không tốt.

    BS Vũ Thị Hằng – PK sản phụ khoa Thịnh An
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này