Khối ngoại không còn mua MWG, FPT với mức giá chênh hàng chục phần trăm, phải chăng cổ...

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Minh Thiện Nguyễn, 20/4/21.

  1. Khối ngoại không còn mua MWG, FPT với mức giá chênh hàng chục phần trăm, phải chăng cổ...

    Khối ngoại không còn mua MWG, FPT với mức giá chênh hàng chục phần...

    LIÊN HỆ (223 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Minh Thiện Nguyễn
    3. Ngày đăng: 20/4/21 lúc 09:03
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam
    Trên thực tế, các cổ phiếu “kín room” ngoại, đặc biệt trong rổ Diamond như FPT, MWG hay các cổ phiếu ngân hàng luôn được giới đầu tư ngoại săn đón. Tuy vậy, việc không còn xuất hiện những giao dịch với mức giá chênh lệch rất lớn thông qua VSD như những năm trước có thể đến từ sự ra đời của quỹ ETF Diamond.

    Tại Việt Nam, quy định giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại một số ngành nghề, doanh nghiệp khiến nhà đầu tư nước ngoài chỉ có thể mua các cổ phiếu đã “kín room” thông qua giao dịch thỏa thuận (qua sàn hoặc qua VSD), hoặc mua vào khi doanh nghiệp phát hành ESOP khiến cổ phiếu “hở room”.

    Trong đó, những cổ phiếu kín room, duy trì tăng trưởng mạnh và thuộc nhóm ngành nghề “hot” như FPT, MWG thường được khối ngoại đặc biệt quan tâm. Thậm chí, để sở hữu những cổ phiếu này, nhà đầu tư ngoại thường phải mua lại với mức giá chênh (premium) hàng chục phần trăm so với thị trường thông qua giao dịch tại Trung tâm lưu ký (VSD). Dragon Capital, Pyn Elite Fund, những quỹ ngoại lớn nhất TTCK Việt Nam cho biết mức premium với MWG rất cao, thường vào khoảng 40% đến 50% so với thị trường. Trong khi đó, FPT có mức premium thấp hơn đôi chút, cũng từ 15% đến 20%. Với REE vào khoảng 7% đến 10%.

    [​IMG]

    Tỷ lệ Premium tại một số cổ phiếu (theo Pyn Elite Fund)

    [​IMG]

    Tỷ lệ premium tại một số cổ phiếu (theo Dragon Capital)


    Trước năm 2021, VSD thường phát ra thông báo về hoạt động giao dịch của nhà đầu tư ngoại tại các cổ phiếu “kín room” như FPT, MWG…Tuy vậy, trong vài tháng gần đây các thông báo này khá hiếm xuất hiện trên VSD. Thay vào đó, các cổ phiếu này thường xuất hiện giao dịch thỏa thuận trực tiếp trên sàn (biên độ tối đa 7%). Điều này có nghĩa khối ngoại đã không còn chi ra mức chênh lớn như trước để sở hữu những cổ phiếu “kín room”.

    [​IMG]

    Một trong những giao dịch trao tay MWG của các tổ chức ngoại với premium lớn thông qua VSD


    Liệu các cổ phiếu “kín room” đã hết hấp dẫn khối ngoại?

    Trên thực tế, các cổ phiếu “kín room” ngoại, đặc biệt trong rổ Diamond như FPT, MWG hay các cổ phiếu ngân hàng luôn được giới đầu tư ngoại săn đón.

    Tuy vậy, việc không còn xuất hiện những giao dịch với mức giá chênh lệch rất lớn thông qua VSD như những năm trước có thể đến từ sự ra đời của quỹ ETF Diamond.

    Hiện tại, VFM (thuộc Dragon Capital) đang quản lý quỹ Diamond ETF và là đơn vị duy nhất trên thị trường vận hành quỹ ETF theo bộ chỉ số Diamond Index. Với pháp nhân là quỹ nội, VFM VNDiamond ETF có thể thoải mái mua các cổ phiếu đã “kín room” như FPT, MWG, REE, PNJ hay cổ phiếu ngân hàng mà không gặp phải rào cản về room ngoại.

    Trong khi đó, mô hình ETF lại không có giới hạn về sở hữu nước ngoài. Điều này có nghĩa khối ngoại có thể thoải mái mua chứng chỉ quỹ ETF mà không gặp phải rào cản về room như việc mua cổ phiếu thông thường.

    Với VFM VNDiamond ETF, đây là quỹ chuyên đầu tư vào các doanh nghiệp “kim cương” trên sàn chứng khoán. Bên cạnh những điều kiện thông thường như vốn hóa, thanh khoản, để lọt vào rổ Diamond Index thì cổ phiếu phải có tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài tối thiểu 95% hạn mức FOL được phép và giá trị vốn hóa còn lại mà nhà đầu tư nước ngoài có thể mua được không lớn hơn 500 tỷ đồng, hay có nghĩa, càng “kín room” với thanh khoản lớn, cơ hội lọt rổ Diamond càng cao.

    Với tiêu chí trên, hầu hết các cổ phiếu “kín room” thuộc hàng “hot” trên thị trường như FPT, MWG, PNJ, hay các cổ phiếu ngân hàng đều đủ điều kiện vào rổ VFM VNDiamond ETF. Do đó, thay vì bỏ ra số tiền chênh hàng chục phần trăm, khối ngoại có thể sở hữu gián tiếp các cổ phiếu đã kín room trên thị trường thông qua việc mua chứng chỉ quỹ VFM VNDiamond ETF mà không gặp phải những rào cản về room.

    Quả thực, kể từ khi xuất hiện vào năm 2020 tới nay, VFM VNDiamond ETF đã thu hút sự quan tâm lớn của các tổ chức ngoại và là quỹ thu hút vốn tốt nhất TTCK Việt Nam trong cùng khoảng thời gian. Từ khi thành lập tới nay, lượng vốn mới đổ vào VFM VNDiamond ETF đã lên tới hơn 8.000 tỷ đồng. Dù là cái tên mới nhưng VFM VNDiamond ETF hiện có tổng quy mô danh mục hơn 10.600 tỷ đồng và là quỹ ETF lớn nhất TTCK Việt Nam.

    Việc có thể đầu tư vào các cổ phiếu đã “kín room” với mức giá rất phải chăng, tương đương thị trường là yếu tố quan trọng khiến các tổ chức ngoại đổ mạnh tiền vào VFM VNDiamond.

    Một ví dụ điển hình cho việc lựa chọn đầu tư vào VFM VNDiamond ETF thay vì cổ phiếu riêng lẻ “kín room” là trường hợp Pyn Elite Fund. Trong năm 2020, quỹ ngoại này đã thoái toàn bộ vốn khỏi MWG cho các quỹ ngoại khác và phần lớn được thực hiện thông qua VSD với mức giá chênh lệch hàng chục phần trăm. Sau quyết định thoái vốn này, Pyn Elite Fund đã lập tức đẩy mạnh giải ngân vào chứng chỉ quỹ VFM VNDiamond ETF. Tính tới cuối tháng 3/2021, VFM VNDiamond ETF đã trở thành khoản đầu tư lớn thứ 2 của Pyn Elite Fund với giá trị 61,2 triệu Euro (khoảng 1.700 tỷ đồng).

    Sau thương vụ này, Pyn Elite Fund đã lãi lớn nhờ có được thặng dư (Premium) nhờ việc bán MWG cho các quỹ ngoại khác (chênh hàng chục phần trăm so với thị trường), trong khi vẫn gián tiếp sở hữu MWG và các cổ phiếu kín room khác thông qua VFM VNDiamond ETF.

    [​IMG]

    Pyn Elite Fund mua mạnh Diamond ETF sau khi thoái vốn MWG với premium lớn


    Minh Anh

    Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này