FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí Năm 2021 vừa qua đã trôi đi với việc kinh tế thị trường xuống dốc do ảnh hưởng lớn của dịch Covid. Theo như dự đoán, sự tuột dốc không phanh này sẽ nhanh chóng được phục hồi vào năm 2022, khi đại dịch dần ổn định, người dân trở lại làm việc. Điều này cũng đồng nghĩa với việc kinh tế sẽ phát triển mạnh trở lại. Nhiều người đã bắt đầu lên kế hoạch khởi nghiệp kinh doanh theo dạng chuỗi, bạn còn chờ gì nữa mà không làm ngay? Các loại hình doanh nghiệp bạn cần biết Theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì có 4 loại hình doanh nghiệp điển hình sau: - Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp do 01 cá nhân làm chủ. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập 01 doanh nghiệp tư nhân. - Công ty hợp danh: phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới 01 tên chung (sau đây gọi chung là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn. - Công ty cổ phần: thành viên có thể là tổ chức, cá nhân với số lượng tối thiểu là 03 cổ đông, không hạn chế tối đa. - Công ty trách nhiệm hữu hạn: gồm Công ty TNHH một thành viên do 01 tổ chức hoặc 01 cá nhân làm chủ sở hữu. Công ty TNHH hai thành viên trở lên do 02 thành viên trở lên có thể là cá nhân, tổ chức với số lượng tối đa không vượt quá 50 thành viên. Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp phải xuất phát từ nhu cầu, định hướng phát triển doanh nghiệp trong tương lai mà không phụ thuộc kinh doanh lĩnh vực nào. Chẳng hạn các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn loại hình doanh nghiệp như: - Vốn: Nếu bạn muốn huy động vốn dễ dàng thì có thể chọn loại hình doanh nghiệp Công ty cổ phần, nhưng nếu bạn muốn dùng vốn tự có hoặc giới hạn gia nhập của các thành viên mới thì nên chọn loại hình công ty TNHH hoặc doanh nghiệp tư nhân. - Quyền quản lý công ty: Trong các loại hình trên thì Doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH là hai loại hình có ít rủi ro nhất đảm bảo quyền quản lý công ty của bạn bởi có thể giới hạn các thành viên mới tham gia cũng như có nhiều hạn chế trong chuyển nhượng vốn góp. - Quy mô phát triển: Dựa trên đặc điểm huy động vốn tốt nhất và khả năng linh động trên thị trường thì nếu bạn có định hướng phát triển công ty ở quy mô lớn thì loại hình công ty Cổ phần có thể là lựa chọn phù hợp nhất đối với bạn. - Trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp: Nếu bạn muốn hạn chế rủi ro trong thời hạn kinh doanh cho dù có thua lỗ cũng k ảnh hưởng đến tài sản của cá nhân bạn thì nên chọn loại hình doanh nghiệp mà chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp theo đó kể cả công ty thua lỗ hơn nhiều lần so với vốn góp của công ty thì chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp mà k ảnh hưởng đến tài sản cá nhân của mình. Đó là các loại hình Công ty cổ phần, Công ty TNHH. Ngoài các vấn đề cơ bản trên thì còn một số yếu tố khác nữa để đi đến quyết định lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, hiện nay việc chuyển đổi giữa các loại hình doanh nghiệp cũng không quá khó nên khi khởi nghiệp bạn không nên quá lo về loại hình doanh nghiệp. Bí kíp trong việc xây dựng và quản lý chuỗi - Tìm hiểu về chuỗi cửa hàng bán lẻ Hiện nay, việc mở chuỗi cửa hàng bán lẻ là xu thế mà các nhà kinh doanh đang hướng tới, hình thức này vừa gia tăng lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đó thì những nhà kinh doanh lại phải đau đầu trong việc quản lý chúng cho tốt. Số lượng cửa hàng tăng lên mang đến lợi ích về mặt số lượng hàng hóa tăng, tổng doanh thu tăng, các chủ cửa hàng có thể dễ dàng đàm phán với các nhà cung cấp để hưởng chính sách ưu đãi về giá. Tuy nhiên, khi mua hàng với mức giá rẻ thì nhà kinh doanh lại rơi vào tình trạng không kiểm soát được chính cửa hàng do mình mở ra. Vấn đề mâu thuẫn này không nằm ở khả năng buôn bán của các chủ cửa hàng mà ở “Kỹ năng quản trị cửa hàng” của họ thiếu. - Trau dồi kỹ năng quản lý Không phải chuỗi cửa hàng nào cũng quản lý hiệu quả, nhất là khi quy mô của chuỗi cửa hàng ngày càng trở lên lớn hơn. Phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng chính là công cụ hữu ích nhất để giải quyết những khó khăn về việc quản lý. Việc quản trị tốt tài chính giúp các nhà quản lý có thể quản lý được cửa hàng và đơn hàng, chủ động trong công tác xuất, nhập kho, cắt giảm chi phí, quyết định giá sản phẩm, mức lương của nhân viên, tái đầu tư vào hoạt động kinh doanh… Người quản trị cần tìm đến các khóa học về quản trị nhằm nâng cao khả năng vận hành cửa hàng, nhất là quản lý chuỗi cửa hàng. Điều này vô cùng quan trọng bởi đa số những người mới khởi nghiệp đều chưa có kinh nghiệm thực tiễn, họ luôn gặp khó khăn nếu chưa được học qua khóa huấn luyện nào về quản trị. - Tìm đến công cụ hỗ trợ Sử dụng phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng từ lâu đã là điều không thể thiếu đối với bất cứ ai đang nuôi ý định mở rộng quy mô cửa hàng của mình. Trong thời gian sắp tới, sự ra đời của phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng S2Retail đang được rất nhiều người mong chờ bởi công cụ này sở hữu rất nhiều tính năng độc đáo mà chưa phần mềm nào có trước đây. Phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng S2Retail có bao gồm đầy đủ các tính năng cơ bản để phục vụ cho công tác quản lý như: quản lý hàng hóa, quản lý nhân viên, tích hợp giao hàng, tổng kết doanh thu, cập nhật tình hình thu - chi,... Bên cạnh đó, phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng S2Retail cũng còn rất nhiều tính năng ưu việt khác sẽ được bật mí trong tương lai gần. Hãy đón chờ sự có mặt hứa hẹn đầy bất ngờ này và trải nghiệm phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng S2Retail sao cho hiệu quả nhất, nâng cao doanh thu cửa hàng của bạn nhé! Chúc bạn khởi nghiệp thành công!