Khởi nghiệp ít vốn cần lưu ý những gì?

Thảo luận trong 'Kiến Thức Kinh Doanh' bắt đầu bởi Yên Mai, 18/5/20.

  1. Khởi nghiệp ít vốn cần lưu ý những gì?

    Khởi nghiệp ít vốn cần lưu ý những gì?

    LIÊN HỆ (693 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Yên Mai
    3. Ngày đăng: 18/5/20 lúc 17:28
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. Yên Mai

    Yên Mai Guest

    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Việc tìm kiếm ra một ý tưởng kinh doanh tuyệt vời là điều không dễ dàng nhưng việc có một số vốn đủ để chạy cho ý tưởng kinh doanh ấy thì lại càng khó hơn. Nếu bạn có một ý tưởng kinh doanh không khả thi thì chẳng có món tiền nào dám đầu tư cho bạn. Nhưng nếu bạn có một ý tưởng kinh doanh tốt mà số vốn lại ít thì phải làm sao đây?

    [​IMG]

    Tham khảo ngay 8 cách giúp bạn khởi nghiệp với số vốn ít dưới đây các bạn nhé:

    1. Xây dựng doanh nghiệp dựa trên những gì bạn biết rõ

    Khi số vốn ban đầu chưa có nhiều bạn nên tận dụng tối đa những gì mình sẵn có, bao gồm những hiểu biết và kiến thức của bạn vào một lĩnh vực nào đó. Hãy lựa chọn những lĩnh vực là thế mạnh của bạn, phát triển nó lên dựa trên số vốn không nhiều đó. Bạn tự làm được cái gì thì càng tốt cái đó, ít phụ thuộc hơn vào các nguồn lực bên ngoài.

    1. Truyền thông dựa trên những mối quan hệ quen biết

    Giai đoạn đầu của khởi nghiệp bạn sẽ cần tốn kém khá nhiều chi phí cho việc quảng bá hình ảnh doanh nghiệp và sản xuất. Một trong những cách đơn giản để bạn tiết kiệm chi phí này trong bối cảnh vốn ít đó chính là nhờ người thân, bạn bè và những người xung quanh chia sẻ thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Đây là một cách khá hiệu quả lại không tốn kém.

    [​IMG]

    1. Cắt giảm chi phí lãng phí

    Tiết kiệm trong giai đoạn khởi sự luôn là sự cần thiết hơn cả, dĩ nhiên sẽ có những khoản chi phí bạn không thể cắt giảm được. Nhưng với những khoản không được ưu tiên thì bạn nên cân nhắc mỗi khi quyết định chi. Bạn cũng cần tránh tình trạng “vung tay quá trán” khi quyết định bỏ tiền ra cho một công việc nào đó. Hãy cố gắng tiết kiệm nhất có thể.

    1. Đừng “chết ngập” với thẻ tín dụng

    Sử dụng thẻ tín dụng để mua sắm cơ sở vật chất cho doanh nghiệp của bạn trong thời gian đầu kinh doanh rất dễ đội chi phí lên khá nhiều. Thay vì mua tất cả cùng lúc và “đổ diệt” cho thẻ tín dụng, hãy sử dụng doanh thu của công ty để tái đầu tư. Nợ nần cũng khiến bạn căng thẳng. Hãy loại bỏ chúng để có một cái đầu thư thái nhất để quản lý doanh nghiệp.

    1. Đảm bảo chính sách thu hồi công nợ không làm bạn “cụt vốn”

    Lưu ý này đặc biệt dành cho các doanh nghiệp mới hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ cho các bên khác. Bạn cần tính toán kỹ càng chính sách thanh toán trở lại của các đối tác. Bạn không nên quy định cách thu hồi vốn dựa theo những gì bạn nghĩ đối tác muốn mà hãy dựa vào cách thức sẽ giúp doanh nghiệp của bạn hoạt động thành công.

    1. Tập trung cao độ cho công việc

    Khi bắt đầu kinh doanh, chúng ta sẽ có rất nhiều việc phải làm dẫn đến tình trạng quá tải. Đừng quá lo lắng với vấn đề này bởi chúng là điều tất yếu. Hãy bình tĩnh đối mặt và tập trung xử lý từng đầu công việc một. Sau mọi sự nỗ lực của bạn, thành công sẽ dần hiện lên.

    [​IMG]

    1. Tận dụng các phương tiện tiếp thị miễn phí

    Hiện tại có nhiều cách quảng bá ít tốn kém dành cho doanh nghiệp non mới của bạn, trong đó có truyền thông xã hội và các phương tiện truyền thông cơ sở. Điều bạn cần làm là tạo sự kết nối với các đơn vị truyền thông sở tại, đáp ứng các yêu cầu của họ nếu có và họ sẽ sẵn sàng giúp đỡ bạn quảng cáo doanh nghiệp của bạn trên báo chí.

    1. Luôn luôn chăm chỉ

    Trong bất kỳ công việc nào cũng cần đến sự chăm chỉ và đối với việc khởi nghiệp với một số vốn ít thì yếu tố chăm chỉ lại càng trở nên quan trọng. Hãy chuẩn bị sẵn tinh thần làm việc quyết liệt này khi bạn bắt đầu khởi sự. Đó cũng đồng nghĩa với việc bạn cần xử lý hàng trăm việc như giải quyết hỗ trợ khách hàng, tính toán sổ sách, cân đối ngân sách,…

    Khởi nghiệp chưa bao giờ là dễ dàng, đặc biệt là với nguồn vốn nhỏ thì lại càng trở nên khó khăn. Mặc dù vậy, bạn không nên nao núng để mặt hạn chế này làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh mơ ước của mình. Hãy giữ cho mình một tâm thái tốt để đối mặt với những khó khăn và lần lượt vượt qua chúng.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này