[Khoa học vui] Hố đen Interstellar?

Thảo luận trong 'Công nghệ' bắt đầu bởi Duy Khùn, 30/4/19.

  1. [Khoa học vui] Hố đen Interstellar?

    [Khoa học vui] Hố đen Interstellar?

    LIÊN HỆ (486 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Duy Khùn
    3. Ngày đăng: 30/4/19 lúc 18:31
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. Duy Khùn

    Duy Khùn Guest

    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Bạn đã thấy hố đen trong phim Interstellar chưa?
    Nhắc đến hố đen, ta sẽ nghĩ đến ngay một khối cầu đen cực kỳ đen đang trôi dạt trong không gian. Vậy tại sao trong phim Interstellar, người ta lại mô tả hố đen sáng rực như vậy?




    Thực ra hố đen đó mô tả tương đối chính xác theo suy đoán của các nhà khoa học.
    Hãy bắt đầu với một hình tròn và gọi nó là chân trời sự kiện của hố đen, nơi mà bất cứ thứ nào lọt vào sẽ bị hút luôn vào trong kể cả ánh sáng. Và bán kính của hình tròn này được b iết đến là bán kính Schwarzschild.

    [​IMG]

    "chân trời sự kiện tưởng tượng"

    Xung quanh hố đen sẽ tồn tại một đĩa vật chất, được gọi là đĩa bồi tụ. Chiếc đĩa này thực chất chính là bụi, khí và các thiên thể mà hố đen thu hút được từ xung quanh. Nó có nhiệt độ tới với triệu triệu độ C, và di chuyển với tốc độ rất khủng khiếp đến vài trăm nghìn km/s ( một phần vận tốc ánh sáng ). Bán kính trong của đĩa bồi tụ gấp 3 lần bán kính Schwarzschild.
    [​IMG]

    đĩa bồi tụ xung quanh hố đen

    Bất cứ vật chất có khối lượng nào đi vào bên trong hơn sẽ bị hút vào trong hố đen.
    Nhưng vẫn có một thứ có thể đi vào bên trong mà chưa hoàn toàn bị hút vào. Đó chính là ánh sáng.
    Bởi vì ánh sáng không có khối lượng, nên nó sẽ tạo nên một quỹ đạo hình cầu với bán kính 1,5 lần bán kính Schwarzschild.
    Nhưng mọi thứ còn phức tạp hơn xí. Do hố đen bẻ cong không thời gian, nên vị trí của quỹ đạo này sẽ nhỏ hơn và khi đó cũng bị hút vào bên trong luôn. Cụ thể, nếu những tia sáng đi song song vào hố đen, thì cả những tia sáng có kích thước quỹ đạo 1,5r cũng sẽ bị lọt vào trong do không thời gian bị cong, mặc dù tia sáng bay thẳng. Phải đến những tia sáng có bán kính quỹ đạo 2,6r thì mới xém đi vòng qua khu vực này và bay tí tắp đi.
    [​IMG]

    minh họa kích thước thật của quỹ đạo photon
    [​IMG] [​IMG]
    hình ảnh nhìn trực diện (trái) và nhìn theo một góc ngẫu nhiên (phải) vào đĩa bồi tụ của hố đen

    Nếu nhìn theo một góc ngẫu nhiên của đĩa bồi tụ, thì nó sẽ không chỉ đơn giản giống như vành đai của một hành tinh, hay nói cách khác là phần đĩa phía sau sẽ không bị che khuất, mà ngược lại, ta vẫn thấy phần phía sau đó. Do ánh sáng đi từ mặt trên phía sau sẽ vòng lên trên hố đen và đi về người quan sát. Tương tự cho phía dưới của đĩa.
    [​IMG] ánh sáng đi từ mặt trên của đĩa bồi tụ và phóng thẳng vào mắt người quan sát

    [​IMG]
    và đây sẽ là những gì mà ta có thể thấy khi nhìn ở một góc ngẫu nhiên của đĩa bồi tụ
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này