Khi hạt giống nảy mầm, khát vọng thịnh vượng được thắp lên

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Tin Nhanh Chứng Khoán |, 2/5/19.

  1. Khi hạt giống nảy mầm, khát vọng thịnh vượng được thắp lên

    Khi hạt giống nảy mầm, khát vọng thịnh vượng được thắp lên

    LIÊN HỆ (423 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Tin Nhanh Chứng Khoán |
    3. Ngày đăng: 2/5/19 lúc 10:43
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam [​IMG]

    Khi chất xám trở về

    Tập đoàn Vingroup vừa công bố thành lập Viện Nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) - VinAI Research (trực thuộc Công ty VinTech). Viện trưởng không ai khác chính là TS. Bùi Hải Hưng, một trong những tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực AI thế giới, người sở hữu hàng trăm công trình nghiên cứu khoa học giá trị, từng là nhà sáng chế trí tuệ nhân tạo tại Google.

    Nhận lời mời của Vingroup, TS. Bùi Hải Hưng đã trở về. Có lẽ, cái cách mà ông trở về cũng giống như GS. Vũ Hà Văn, Đại học Yale (Mỹ), người được Vingroup mời về làm Giám đốc khoa học của Viện Nghiên cứu dữ liệu lớn (Big Data), ngay sau khi viện này được thành lập vào tháng 8 năm ngoái.

    Một cách hồn hậu, GS. Vũ Hà Văn đã chia sẻ rằng, ông thấy “bất ngờ và thú vị” khi nhận được lời mời của Vingroup. Ông đồng ý trở về là vì thấy “có trùng quan điểm và mong muốn đưa khoa học phục vụ cuộc sống của người dân tốt hơn và người làm nghiên cứu có thu nhập cao hơn”.

    Thực ra, không chỉ TS. Bùi Hải Hưng hay GS. Vũ Hà Văn trở về. Năm ngoái, khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư khởi xướng việc xây dựng Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam, đã có 100 nhân tài đất Việt đang ở khắp nơi trên thế giới trở về. Dù sự trở về của họ mới chỉ vỏn vẹn trong 1 tuần lễ, song đó là điều đáng quý. Bởi sau 1 tuần tham gia Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam, rất nhiều tâm huyết đã được sẻ chia.

    “Khi đất nước cần, thì tôi luôn sẵn sàng. Tôi luôn mong muốn nhìn thấy nước mình ngày càng phát triển mạnh và bền vững”, TS. Nguyễn Phạm Trung Hiếu, Viện Công nghệ New Jersey (Mỹ) đã nói như vậy.

    Còn PGS-TS. Hà Minh Cường, Đại học Sư phạm Paris-Saclay (Pháp) thì thật tâm chia sẻ rằng, ông đã đi nhiều nơi và đến đâu cũng thấy người Việt Nam, dù làm gì hay ở đâu, đều hướng về quê hương, đất nước. Chuyến đi về Việt Nam 1 tuần khi ấy đã thêm một lần nữa cho ông thấy những đôi mắt cùng chung một hướng.

    “100 đôi mắt và khối óc đều hiểu, đều thấm đượm được mong mỏi và ưu tiên hàng đầu của lãnh đạo Đảng, Chính phủ trong việc huy động sức mạnh toàn dân, trong và ngoài nước để đưa Việt Nam đi lên, sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Tinh thần ấy, sức mạnh ấy sẽ là con đường nhanh nhất đưa Việt Nam đi xa”, PGS-TS. Hà Minh Cường nói và chia sẻ, ông mong muốn, bất kỳ ai trong 100 nhân tài của Mạng lưới, hay nhiều nhân tài đất Việt ở bất kỳ đâu, sẽ có những ý tưởng, hành động, dấn thân để khối sức mạnh toàn dân sớm được quy tụ trên con đường đưa Việt Nam vượt lên top đầu của thế giới trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0.

    Với mong muốn như vậy, nên PGS-TS. Hà Minh Cường chính là một trong số các nhân tài đất Việt khác cùng đề xuất xây dựng một đề án đặc biệt, đó là Đề án xây dựng bản đồ tài nguyên Việt Nam tại nước ngoài. Có được bản đồ tài nguyên Việt Nam ở nước ngoài, việc kết nối sẽ nhanh và hiệu quả hơn.

    Và giấc mơ thung lũng Silicon

    Sự trở về nào cũng đáng quý, nhưng nếu TS. Bùi Hải Hưng, GS. Vũ Hà Văn trở về vì lời mời của một tập đoàn tư nhân, thì 100 nhân tài trong Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam cũng mới chỉ trở về trong một sự kiện ngắn ngủi. Trong khi đó, khát vọng của Đảng, Chính phủ là có thể hiệu triệu hàng trăm, hàng ngàn và nhiều hơn nữa các nhân tài đất Việt cùng cống hiến cho đất nước, cùng thực hiện khát vọng về một nước Việt Nam thịnh vượng trong tương lai không xa.

    Có lẽ, đấy chính là một trong những lý do vì sao Đề án xây dựng Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) được đề xuất và có thể được hiện thực hóa trong nay mai. Một đề xuất táo bạo và mang tính đột phá, bởi sau 74 năm giành Độc lập và sau 44 năm đất nước thống nhất, vượt qua bao khó khăn, thách thức, Việt Nam đang mong muốn phát triển một thung lũng Silicon, để không chỉ bắt kịp, mà còn vượt lên trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trở thành một quốc gia thịnh vượng.

    Khát vọng là vô cùng lớn lao. Bởi thế, không chỉ đơn thuần là một tòa nhà mang tính vật lý, với vốn đầu tư ban đầu lên tới 74 triệu USD, NIC sẽ quy tụ không chỉ các nhà khoa học, mà còn quy tụ các doanh nhân cùng tập trung nghiên cứu cho đổi mới, sáng tạo, nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

    NIC sẽ là “cuộc chơi” của Việt Nam ở tầm thế giới. Sẽ có những nghiên cứu, phát triển phục vụ không chỉ cho Việt Nam, mà cả thế giới được sáng tạo tại đây. Sẽ có những tập đoàn lớn, các start-up hàng đầu được phát triển từ cái nôi Trung tâm Đổi mới sáng tạo Việt Nam… NIC vì thế sẽ là “chìa khóa” quan trọng để Việt Nam bước vào và chiến thắng trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

    Có rất nhiều yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của NIC, nhưng trong đó, nhân tài là yếu tố tiên quyết. Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhiều lần bảo, có thể chế, chính sách tốt thì nhân tài sẽ về.

    Hẳn nhiên, Vingroup cũng đã có những chính sách tốt để có thể mời gọi được các nhân tài nước Việt trở về. Có chính sách tốt và quan trọng không kém, là có chung tầm nhìn.

    Nghe các nhân tài nước Việt trong Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam chia sẻ, thì dường như, họ đều đã nhìn thấy và hiểu mong muốn, tầm nhìn của các nhà lãnh đạo Việt Nam. Vấn đề bây giờ chỉ là, làm sao để họ trở về, để họ cùng chung tay xây dựng thung lũng Silicon của Việt Nam.

    TS. Hoàng Nguyễn, Đại học Califonia (Mỹ), sau khi kết thúc 1 tuần tham gia các hoạt động cùng Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam, đã thật tâm nói rằng, ông nhận ra, để đất nước tiến về phía trước, cần có rất nhiều hạt giống của sự thay đổi. Ban tổ chức của Mạng lưới Đổi mới sạng tạo Việt Nam đã mang về, từ khắp nơi trên thế giới, 100 hạt giống của sự thay đổi này.

    Những hạt giống đầu tiên đã nảy mầm thành những buổi làm việc, những đặt hàng dự án, những hợp tác nghiên cứu… Mong rằng, sẽ còn nhiều hạt giống nữa nảy mầm. Và không chỉ là 100, sẽ còn nhiều hơn thế nữa các hạt giống của sự thay đổi được mang về Việt Nam, một khi Đề án xây dựng bản đồ tài nguyên Việt Nam tại nước ngoài được thực hiện, một khi Trung tâm NIC được thành hình.

    Khi một hạt giống bắt đầu nảy mầm, ấy là khi khát vọng thịnh vượng của đất nước được thắp lên.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này