Khẳng định vị thế “cổ phiếu vua”

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi EhomeStock admin 1, 7/5/21.

  1. Khẳng định vị thế “cổ phiếu vua”

    Khẳng định vị thế “cổ phiếu vua”

    LIÊN HỆ (254 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: EhomeStock admin 1
    3. Ngày đăng: 7/5/21 lúc 15:17
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Sự bùng nổ của cổ phiếu ngân hàng trong tuần này một lần nữa tiếp tục khẳng định vị thế “cổ phiếu vua”.


    Thị trường chứng khoán mở cửa phiên giao dịch đầu tháng 5 (ngày 4/5) với diễn biến tiêu cực khi tâm lý nhà đầu tư bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự bùng phát dịch Covid-19 trong vài ngày qua, cùng với đó là nỗi ám ảnh “Sell in May” đã khiến VN-Index giảm mạnh hơn 22 điểm. Song sức bật từ nhóm cổ phiếu ngân hàng đã giúp VN-Index kết thúc phiên hậu nghỉ lễ trong sắc xanh khi tăng nhẹ 2,81 điểm (0,23%) lên 1.242,2 điểm. Các cổ phiếu như TCB (Techcombank), CTG (VietinBank), TPB (TienPhongBank), VPB (VPBank)… đều đóng cửa ở mức giá cao nhất phiên khi lực cầu tăng mạnh vào cuối giờ giao dịch. Cổ phiếu TCB tăng gần 6% so với tham chiếu, lên 43.400 đồng/cp. Mức giá này là cao nhất từ khi ngân hàng niêm yết trên sàn HoSE. Khối lượng giao dịch trong phiên đạt 31,7 triệu cổ phiếu, cao nhất trong vòng 6 tháng qua.

    [​IMG]

    Ảnh minh họa


    Đà tăng của cổ phiếu ngân hàng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trong phiên kế tiếp. Hàng chục ngàn tỷ đồng chảy vào nhóm cổ phiếu này kéo giá nhiều mã cổ phiếu ngân hàng vượt đỉnh lịch sử và giúp VN-Index tăng 14,23 điểm (1,15%) lên 1.256,43 điểm. Đơn cử cổ phiếu HDB của HDBank đã có phiên bùng nổ với mức giá gần kịch trần, tăng 6,8% chốt phiên ở mức giá 29.050 đồng/cp. Hay cổ phiếu ACB cũng tăng 2,47%, đóng cửa ở mức giá 35.300 đồng/cp – mức đỉnh lịch sử mới. CTG dù không có bước tăng mạnh trong phiên này nhưng với chốt phiên ở giá 43.350 đồng/cp cũng là mức chốt phiên cao nhất lịch sử của ngân hàng này. Sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu ngân hàng đã góp phần quan trọng trong việc củng cố tâm lý nhà đầu tư trong bối cảnh thông tin hỗ trợ không nhiều.

    Trong phiên giao dịch ngày 6/5, diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 cùng việc Fubon ETF ngừng mua đang ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý giới đầu tư. Những phút đầu phiên giao dịch diễn ra khá giằng co khi chỉ số VN-Index liên tục đảo chiều. Sức ép càng gia tăng trong phiên chiều và có lúc VN-Index mất 10 điểm. Mặc dù vậy, một lần nữa nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn duy trì phong độ thu hút dòng tiền lớn và một loạt mã tăng giá mạnh như VIB, TCB, VPB… đã góp phần quan trọng giúp thị trường thu hẹp đà giảm. Dù không thể “cứu” VN-Index thoát khỏi sắc đỏ, nhưng theo đánh giá của các chuyên gia chứng khoán, sức mạnh của cổ phiếu ngân hàng đáng nể, khẳng định sự vượt trội trong các nhóm cổ phiếu trong rổ VN-30.

    Vì sao cổ phiếu ngân hàng lại bùng nổ như vậy, theo ông Trần Tánh – Phó phòng phân tích và nghiên cứu, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam, các cổ phiếu ngân hàng tăng trưởng mạnh trong thời gian qua có kết quả kinh doanh rất khả quan tạo sự hứng khởi cho các nhà đầu tư. Chẳng hạn như Techcombank có nhiều chuyển biến tích cực vươn lên vị trí đứng đầu về tỷ lệ CASA. Thêm nữa, thay vì tập trung vào một vài khách hàng lớn giờ họ đa dạng hóa nguồn thu giảm bớt rủi ro, đảm bảo ổn định tăng trưởng lâu dài. Hay như VPBank, ngoài kết quả kinh doanh tốt thương vụ bán FE Credit với giá cao kỷ lục giúp cho giá cổ phiếu này bứt phá mạnh. Chốt phiên 6/5/2021 giá cổ phiếu VPB đạt 61.200 đồng/cp – giá cao nhất từ khi ngân hàng này lên sàn. Hiện giá cổ phiếu VPB chỉ còn đứng sau mã cổ phiếu VCB của Vietcombank.

    Theo nhận định của ông Lê Đức Khánh – Giám đốc Phát triển năng lực đầu tư, Công ty cổ phần Chứng khoán VPS, việc nhóm cổ phiếu ngành Ngân hàng tiếp tục thu hút dòng tiền một phần cũng bởi kết quả hoạt động tín dụng, cũng như câu chuyện về doanh thu dịch vụ, trong đó đặc biệt là thu nhập từ bán chéo bảo hiểm của ngành Ngân hàng, nhất là các ngân hàng lớn như Vietcombank, VietinBank, ACB… Các ngân hàng được dự báo sẽ có tăng trưởng lợi nhuận sau thuế khoảng 18% trong năm 2021.

    Trong thời gian tới, theo đánh giá của các chuyên gia, cổ phiếu ngân hàng tiếp tục diễn biến tích cực. Về triển vọng cổ phiếu ngành Ngân hàng, ông Trần Tánh cho rằng, nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục là trụ cột, động lực quan trọng dẫn dắt chỉ số VN-Index vượt qua mốc kháng cự quan trọng để chinh phục đỉnh mới như sắp tới đây là mốc 1.300 điểm. “Sự thăng hoa của cổ phiếu ngân hàng có tác động rất quan trọng đối với sự tăng trưởng thị trường chứng khoán. Bởi VN-index tăng chủ yếu nhờ nhóm cổ phiếu VN30 mà nhóm ngân hàng góp mặt khá nhiều mã trong rổ chứng khoán này”, ông Tánh nhấn mạnh về vai trò cổ phiếu ngân hàng.

    Dù đánh giá cổ phiếu ngân hàng vẫn trong xu hướng tăng, nhưng theo ông Trần Tánh, thời gian tới, mức độ phân hóa giá cổ phiếu ngân hàng diễn ra mạnh hơn vì giá cổ phiếu của nhiều ngân hàng không còn rẻ, nên dư địa tăng không còn nhiều trong giai đoạn tới, ít nhất là hết quý II. Chỉ những ngân hàng có câu chuyện riêng hứa hẹn tạo sự đột phá. Còn các cổ phiếu khác có thể tăng nhẹ hoặc đi ngang trong thời gian sắp tới.

    Với chiến lược đầu tư ngắn hạn, theo chuyên gia chứng khoán trên, các nhà đầu tư có thể tìm đến những cổ phiếu có câu chuyện riêng, có chất lượng tài sản vững chắc và kinh doanh hiệu quả hoặc sức hút từ những cổ phiếu mới lên sàn. Mặc dù tâm lý nhà đầu tư không còn e ngại nhiều trước diễn biến của dịch bệnh Covid, nhưng trong bối cảnh VN-Index đang tiến sát mốc quan trọng, thị trường sẽ có phiên điều chỉnh giảm, đi ngang trước khi bật tăng tiếp. Do vậy, thời điểm hiện tại các nhà đầu tư nên thận trọng cân bằng tỷ lệ tiền mặt và cổ phiếu. Chỉ nên mua cổ phiếu trong phiên điều chỉnh không nên mua đuổi cổ phiếu đang tăng giá.

    Theo Huyền Thanh

    Thời báo ngân hàng
    Tiếp tục đọc...
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này