Khái niệm phân tích cơ bản cho người mới bắt đầu

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Minh Thiện Nguyễn, 22/4/21.

  1. Khái niệm phân tích cơ bản cho người mới bắt đầu

    Khái niệm phân tích cơ bản cho người mới bắt đầu

    LIÊN HỆ (277 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Minh Thiện Nguyễn
    3. Ngày đăng: 22/4/21 lúc 15:33
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Mục Lục

    Phân tích cơ bản là gì?


    Phân tích cơ bản (Fundemental Analysis) là một phương pháp đo lường giá trị nội tại của cổ phiếu bằng cách xem xét các yếu tố kinh tế và tài chính liên quan. Các nhà phân tích cơ bản nghiên cứu bất cứ điều gì có thể ảnh hưởng đến giá trị của cổ phiếu, từ các yếu tố kinh tế vĩ mô như trạng thái của nền kinh tế và nhóm ngành đến các yếu tố kinh tế vi mô như hiệu quả quản lý của công ty.

    Mục tiêu cuối cùng của phân tích cơ bản là tìm ra giá trị thực của cổ phiếu mà nhà đầu tư có thể so sánh với giá hiện tại của nó (giá trị trên bảng điện) để xem liệu cổ phiếu được định giá thấp hay cao.

    Phương pháp phân tích cơ bản trái ngược với phương pháp phân tích kỹ thuật. Phân tích kỹ thuật dự đoán xu hướng của giá cổ phiếu thông qua phân tích dữ liệu giá, khối lượng và một số dữ liệu khác trong quá khứ.

    BÀI HỌC RÚT RA CHÍNH

    • Phân tích cơ bản là một phương pháp xác định giá trị thực của một cổ phiếu.
    • Các nhà đầu tư theo trường phái phân tích cơ bản tìm kiếm thông tin để xác định cổ phiếu hiện đang giao dịch ở mức giá cao hơn hay thấp hơn giá trị thực của chúng.
    • Nếu giá trị thực của cổ phiếu cao hơn giá trị thị trường (giá trên bảng điện), cổ phiếu được coi là bị định giá thấp và đưa ra khuyến nghị mua.
    • Ngược lại, các nhà phân tích kỹ thuật tập trung nghiên cứu xu hướng giá của cổ phiếu thông qua dữ liệu giao dịch trong quá khứ.

    [​IMG]

    Hiểu phương pháp phân tích cơ bản


    Tất cả các hoạt động trong phân tích cơ bản đều cố gắng xác định xem cổ phiếu có được định giá đúng trên thị trường hay không. Phân tích cơ bản thường được thực hiện từ góc độ vĩ mô đến vi mô để xác định các cổ phiếu không được thị trường định giá chính xác.

    Các nhà phân tích cơ bản thường nghiên cứu tổng thể nền kinh tế và sau đó là sức mạnh của ngành cụ thể trước khi tập trung vào hoạt động của từng công ty để tìm được giá trị thực của cổ phiếu.

    Phân tích cơ bản sử dụng dữ liệu công khai để đánh giá giá trị của cổ phiếu hoặc bất kỳ loại chứng khoán nào khác. Ví dụ, một nhà đầu tư có thể thực hiện phân tích cơ bản của một trái phiếu bất kỳ bằng cách xem xét các yếu tố kinh tế như lãi suất và tình trạng chung của nền kinh tế, sau đó nghiên cứu thông tin về công ty phát hành trái phiếu.

    Đối với cổ phiếu, phân tích cơ bản sử dụng doanh thu, lợi nhuận, tăng trưởng trong tương lai, lợi tức trên vốn chủ sở hữu,
    tỷ suất lợi nhuận và các dữ liệu khác để xác định giá trị cơ bản của công ty và tiềm năng tăng trưởng trong tương lai. Tất cả dữ liệu này đều có sẵn trong báo cáo tài chính của công ty.

    Phân tích cơ bản được sử dụng thường xuyên cho cổ phiếu, nhưng nó cũng có thể sử dụng để đánh giá cả trái phiếu, phái sinh hoặc bất kỳ chứng khoán nào khác. Nếu bạn đang xem xét và phân tích các thông tin từ nền kinh tế tổng thể đến chi tiết từng công ty, bạn đang thực hiện phân tích cơ bản.

    Đầu tư theo Phân tích Cơ bản


    Nhà phân tích cơ bản thường tạo ra một mô hình để xác định giá trị ước tính của giá cổ phiếu dựa trên dữ liệu có sẵn công khai. Giá trị này chỉ là ước tính, theo ý kiến của nhà phân tích. Kết quả đầu ra là giá trị cổ phiếu của công ty và đem nó so sánh với giá cổ phiếu đó đang giao dịch trên thị trường. Một số nhà phân tích có thể coi giá ước tính của đó là giá trị nội tại của công ty.

    Nếu một nhà phân tích tính toán rằng giá trị của cổ phiếu phải cao hơn đáng kể so với giá trị đang giao dịch trên thị trường thì họ có thể đưa ra khuyến nghị mua cho cổ phiếu đó. Ngược lại, nếu giá trị nội tại thấp hơn giá thị trường, cổ phiếu được coi là định giá quá cao và nên bán.

    Các nhà đầu tư làm theo các khuyến nghị này kỳ vọng rằng họ có thể mua được những cổ phiếu đang bị thị trường định giá thấp và sẽ tăng lên trong tương lai. Tương tự như vậy, các cổ phiếu có xếp hạng kém được cho là có khả năng giảm giá.

    Phân tích cơ bản định lượng và định tính


    Yếu tố “cơ bản” có thể bao hàm bất cứ điều gì liên quan đến tình trạng hoạt động kinh doanh của công ty như doanh thu và lợi nhuận. Nó cũng có thể bao gồm bất cứ thông tin khác như thị phần hay chất lượng quản lý của công ty đó.

    Các phân tích được chia ra làm 2 loại: phân tích định lượngphân tích định tính. Đây là cách từ điển định nghĩa các thuật ngữ:

    • Định lượng – “liên quan đến thông tin có thể được hiển thị bằng số và lượng.”
    • Định tính – “liên quan đến bản chất hoặc tiêu chuẩn của một cái gì đó.”

    Phân tích cơ bản định lượng liên quan đến những con số quan trọng có thể đo lường được của một doanh nghiệp. Nguồn dữ liệu định lượng lớn nhất là báo cáo tài chính. Doanh thu, lợi nhuận, tài sản và các yếu tố khác có thể được đo lường với độ chính xác cao.

    Phân tích cơ bản định tính bao gồm chất lượng của các giám đốc điều hành chủ chốt của công ty, thương hiệu, bằng sáng chế và công nghệ độc quyền.

    Cả phân tích định tính và định lượng đều có vai trò và độ chính xác ngang nhau. Nhiều nhà phân tích cơ bản xem xét đồng thời cả 2 yếu tố này.

    Các nguyên tắc cơ bản về định tính cần xem xét


    Có bốn nguyên tắc cơ bản chính mà các nhà phân tích luôn xem xét khi phân tích định tính một công ty. Chúng bao gồm:

    • Mô hình kinh doanh: Chính xác thì công ty làm gì? Điều này rất quan trọng. Nếu mô hình kinh doanh của một công ty dựa trên việc bán thức ăn nhanh từ thịt gà, liệu công ty có đang kiếm tiền theo cách đó không? Hay nó chỉ dựa vào phí bản quyền và nhượng quyền thương mại?
    • Lợi thế cạnh tranh: Thành công lâu dài của một công ty chủ yếu được thúc đẩy bởi khả năng duy trì lợi thế cạnh tranh và giữ vững lợi thế đó. Những lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ, chẳng hạn như tên thương hiệu của Coca-Cola và sự thống trị của Microsoft đối với hệ điều hành máy tính cá nhân, tạo ra một hàng rào xung quanh một doanh nghiệp cho phép nó giữ chân các đối thủ cạnh tranh và duy trì tăng trưởng, lợi nhuận. Khi một công ty đạt được lợi thế cạnh tranh, các cổ đông có lợi nhuận tương xứng trong nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ.
    • Quản lý: Một số người tin rằng quản lý là tiêu chí quan trọng nhất để đầu tư vào một công ty. Có nghĩa là: Ngay cả mô hình kinh doanh tốt nhất cũng sẽ thất bại nếu lãnh đạo của công ty không làm tốt công việc của mình. Mặc dù rất khó để các nhà đầu tư nhỏ lẻ gặp gỡ và thực sự đánh giá các nhà quản lý, nhưng bạn có thể xem trang web của công ty và kiểm tra lý lịch của những người đứng đầu và các thành viên hội đồng quản trị. Họ đã thể hiện tốt như thế nào trong các công việc trước đây?
    • Quản trị công ty: Quản trị công ty mô tả các chính sách được áp dụng trong một tổ chức, thể hiện mối quan hệ và trách nhiệm giữa ban quản lý, giám đốc và các bên liên quan. Các chính sách này được xác định trong điều lệ và các quy định của công ty. Bạn muốn đầu tư vào một công ty được điều hành có đạo đức, công bằng, minh bạch và hiệu quả. Đặc biệt lưu ý xem ban quản trị có tôn trọng quyền cổ đông và lợi ích cổ đông hay không. Đảm bảo thông tin được chuyển đến cổ đông một cách minh bạch, rõ ràng và dễ hiểu. Nếu bạn không hiểu, có thể là do họ không muốn bạn hiểu.

    Một điều quan trọng nữa cần phải xem xét, đó là so sánh với các công ty cùng ngành: cơ sở khách hàng, thị phần giữa các công ty, tăng trưởng toàn ngành, cạnh tranh, quy định và chu kỳ kinh doanh. Tìm hiểu về cách thức hoạt động của ngành sẽ giúp nhà đầu tư hiểu sâu hơn về sức khỏe tài chính của công ty.

    Báo cáo tài chính: Các nguyên tắc cơ bản định lượng cần xem xét


    Báo cáo tài chính là phương tiện mà một công ty công bố thông tin liên quan đến hoạt động tài chính của mình. Những nhà phân tích cơ bản sử dụng thông tin định lượng từ các báo cáo tài chính để đưa ra quyết định đầu tư. Ba báo cáo tài chính là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ .

    Bảng cân đối kế toán


    Bảng cân đối kế toán thể hiện hồ sơ về tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của công ty tại một thời điểm cụ thể. Bảng cân đối kế toán được đặt tên dựa trên việc cân đối cấu trúc tài chính của doanh nghiệp theo công thức:

    Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu của cổ đông

    Tài sản đại diện cho các nguồn lực mà doanh nghiệp sở hữu hoặc kiểm soát tại một thời điểm nhất định, bao gồm tiền mặt, hàng tồn kho, máy móc và bất động sản. Nợ phải trả đại diện cho nợ (tất nhiên phải trả lại), trong khi vốn chủ sở hữu đại diện cho tổng giá trị tiền mà chủ sở hữu đã đóng góp vào doanh nghiệp – bao gồm cả lợi nhuận giữ lại, là lợi nhuận thực hiện trong những năm trước.

    Bảng cân đối kế toán cho nhà đầu tư một bức tranh về giá trị của doanh nghiệp, bao nhiêu phần đến từ đi vay, và doanh nghiệp đang thực sự sở hữu bao nhiêu tài sản.

    Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh


    Trong khi bảng cân đối kế toán áp dụng phương pháp tiếp cận nhanh để xem xét một doanh nghiệp, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đo lường hiệu quả hoạt động của công ty trong một khung thời gian cụ thể. Về mặt kỹ thuật, báo cáo có thể làm theo tháng hoặc theo ngày, nhưng thường thì các công ty đại chúng chỉ xây dựng báo cáo theo quý và năm.

    Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thể hiện thông tin doanh thu, chi phí và lợi nhuận được tạo ra từ hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo đó.

    Báo cáo lưu chuyển tiền tệ


    Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện dòng tiền vào và ra của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian. Thông thường, báo cáo lưu chuyển tiền tệ tập trung vào các hoạt động liên quan đến tiền mặt như:

    • Tiền từ hoạt động đầu tư (CFI): Tiền được sử dụng để đầu tư vào tài sản, cũng như tiền thu được từ việc bán các doanh nghiệp khác, thiết bị hoặc tài sản dài hạn.
    • Tiền từ hoạt động tài chính (CFF): Tiền mặt được trả hoặc nhận được từ việc phát hành và vay vốn.
    • Tiền từ hoạt động kinh doanh (OCF): Tiền được tạo ra từ hoạt động kinh doanh hàng ngày.

    Báo cáo lưu chuyển tiền tệ rất quan trọng vì doanh nghiệp rất khó điều chỉnh tình hình tiền mặt của mình trên báo cáo. Bộ phận kế toán có thể điều chỉnh để thao túng thông tin doanh thu & lợi nhuận, nhưng rất khó để làm giả tiền mặt trong ngân hàng. Vì lý do này, một số nhà đầu tư sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ như một công cụ phân tích thận trọng hơn khi xem xét hoạt động của công ty.

    Khái niệm về giá trị nội tại


    Một trong những giả định chính của phân tích cơ bản là giá cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường không phản ánh đầy đủ giá trị của công ty.

    Các nhà phân tích thường gọi giá trị giả định này là giá trị nội tại. Tuy nhiên, họ sử dụng các mô hình phức tạp khác nhau để tìm ra giá trị nội tại của cổ phiếu. Không có một công thức chung nào để tìm ra giá trị nội tại của cổ phiếu của tất cả các công ty.

    Ví dụ: giả sử rằng cổ phiếu của một công ty được giao dịch ở mức 20.000đ và sau khi nghiên cứu chi tiết công ty, một nhà phân tích xác định rằng nó phải có giá trị 24.000đ. Một nhà phân tích khác cũng thực hiện nghiên cứu nhưng xác định rằng nó phải có giá trị 26.000đ. Nhiều nhà đầu tư sẽ xem xét mức trung bình của các ước tính như vậy và cho rằng giá trị nội tại của cổ phiếu là khoảng 25.000đ. Thông thường các nhà đầu tư coi những ước tính này là thông tin có giá trị cao vì họ muốn mua những cổ phiếu đang giao dịch ở mức giá thấp hơn đáng kể so với những giá trị nội tại này.

    Điều này dẫn đến giả định chính thứ hai của phân tích cơ bản: Về lâu dài, thị trường chứng khoán sẽ phản ánh các yếu tố cơ bản. Vấn đề là, không ai biết “dài hạn” thực sự là bao lâu. Nó có thể là vài ngày hoặc nhiều năm.

    Bằng cách tập trung vào một doanh nghiệp cụ thể, nhà đầu tư có thể ước tính giá trị nội tại của công ty và tìm cơ hội mua với giá hời. Khoản đầu tư sẽ thành công khi thị trường bắt kịp các dự đoán của phân tích cơ bản.

    Một trong những nhà phân tích cơ bản nổi tiếng và thành công nhất là Warren Buffett, người được mệnh danh là “Nhà tiên tri xứ Omaha”, nhà vô địch trong kỹ thuật chọn cổ phiếu để đầu tư.

    [​IMG]

    Những lời chỉ trích về Phân tích cơ bản


    Những lời chỉ trích lớn nhất về phân tích cơ bản chủ yếu đến từ hai nhóm: những người ủng hộ phân tích kỹ thuật và những người tin tưởng vào giả thuyết thị trường hiệu quả.

    Phân tích kỹ thuật


    Các nhà phân tích kỹ thuật đầu tư chủ yếu dựa trên biến động giá và khối lượng của cổ phiếu. Họ sử dụng biểu đồ và các công cụ khác để giao dịch theo đà và bỏ qua các nguyên tắc phân tích cơ bản.

    Một trong những nguyên lý cơ bản của phân tích kỹ thuật là thị trường đã phản ảnh mọi thứ vào giá cả. Tất cả tin tức về một công ty đã được định giá trong cổ phiếu. Do đó, biến động giá của cổ phiếu cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn các nguyên tắc cơ bản cơ bản của chính doanh nghiệp.

    Giả thuyết thị trường hiệu quả


    Tuy nhiên, những người theo giả thuyết thị trường hiệu quả (EMH) thường không đồng ý với cả các nhà phân tích cơ bản và kỹ thuật.

    Giả thuyết thị trường hiệu quả cho rằng về cơ bản là không thể đánh bại thị trường thông qua phân tích cơ bản hoặc kỹ thuật. Vì thị trường định giá hiệu quả tất cả các cổ phiếu trên cơ sở liên tục, bất kỳ cơ hội thu lợi nhuận vượt trội gần như ngay lập tức bị loại bỏ bởi nhiều người tham gia thị trường, khiến cho không ai có thể vượt trội hơn thị trường trong dài hạn.

    Ví dụ về Phân tích Cơ bản


    Lấy ví dụ như Công ty Coca-Cola. Khi kiểm tra cổ phiếu của nó, một nhà phân tích phải xem xét mức chi trả cổ tức hàng năm, thu nhập trên mỗi cổ phiếu, tỷ lệ P / E và nhiều yếu tố định lượng khác của cổ phiếu. Tuy nhiên, không có phân tích nào về Coca-Cola là hoàn chỉnh nếu không tính đến giá trị thương hiệu của nó. Bất kỳ ai cũng có thể thành lập công ty bán đường và nước, nhưng rất ít công ty được hàng tỷ người biết đến. Thật khó để xác định chính xác giá trị của thương hiệu Coke, nhưng bạn có thể chắc chắn rằng đó là một thành phần thiết yếu góp phần vào sự thành công liên tục của công ty.

    Thậm chí toàn bộ thị trường có thể được đánh giá bằng cách sử dụng phân tích cơ bản. Ví dụ: các nhà phân tích đã xem xét các chỉ số cơ bản của S&P 500 từ ngày 4 tháng 7 đến ngày 8 tháng 7 năm 2016. Trong thời gian này, S&P đã tăng lên mức 2129,90 sau khi công bố báo cáo việc làm tích cực ở Hoa Kỳ. Trên thực tế, thị trường vừa vượt qua mức cao kỷ lục mới, chỉ dưới mức cao nhất của tháng 5 năm 2015 là 2130,82. Sự bất ngờ về kinh tế khi có thêm 287.000 việc làm trong tháng 4/6 đã làm tăng giá trị của thị trường chứng khoán vào ngày 8/7/2016.

    Cre : phantichcoban.org

    ❎ Các Bài Viết Liên Quan ✔️

    Continue reading...
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này