FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí Anh em chắc nghe thông tin Indonesia đang chuẩn bị chuyển thủ đô Jakarta ra 1 vị trí mới, có thể để phục vụ mục tiêu phát triển mới của đất nước họ, nhưng rất có thể lý do chỉ đơn giản là vì thủ đô hiện tại của họ đang chìm dần xuống dưới mực nước biển mà không có cách gì ngăn cản nổi. Jakarta là 1 trong những siêu đô thị ở Đông Nam Á với số dân lên đến hơn 10 triệu người, và theo nghiên cứu toàn bộ thành phố này sẽ nằm dưới biển vào năm 2050. Có nhiều lý do để vụ này xảy ra, một trong số đó là nó được xây dựng ở trên 1 vùng đầm lấy ngay cạnh biển Java với 13 con sông chảy qua thành phố này. Theo các báo cáo nghiên cứu thì Jakarta đang lún từ khoảng 1 đến 15cm 1 năm, cá biệt là khu Bắc đang lún đến 25cm 1 năm, và hiện tại khoảng 1/2 thành phố này đã nằm dưới mực nước biển. Phần Bắc Jakarta sẽ chìm dưới biển vào năm 2050 Nguyên nhân chính của hiện tượng này không phải là do biến đổi khí hậu bởi tác động của nó không nhanh đến vậy, mà là do việc khai thác mạch nước ngầm quá mức để phục vụ cho cuộc sống của hơn 10 triệu con người. Lý do của việc lạm dụng khoan đào vào mạch nước ngầm này là do sự phát triển dân số nhanh và cả do chính quyền thành phố không cung cấp xuể nước máy cho tất cả mọi người vậy nên họ mặc kệ, ai cũng có quyền đặt máy khoan để lấy nước, bất kể là 1 hộ dân hay là cả 1 trung tâm thương mai. Trong 1 buổi kiểm tra 80 tòa nhà lớn vào năm ngoái, tổ kiểm tra đã phát hiện có đến 56 tòa có hệ thống bơm riêng và 33 tòa đang lấy trộm nước của thành phố. Đoạn đê biển được xây để giảm sụt lún Chính quyền Jakarta cũng đang có nhiều cách để cố chống lại vụ lún sụt này. Họ vừa mới bắt đầu đưa ra các quy định về việc khoan giếng để có các mức phạt với vụ khai thác trộm hay đào giếng không có phép. Cùng với đó là việc bỏ ra hơn 40 tỷ đô để xây dựng hơn 30 km đê biển xung quanh vịnh Jakarta cùng với 17 hòn đảo nhân tạo với mục đích giải cứu thành phố. Còn có những giải pháp khác đang được xem xét đó là áp dụng công nghệ của Nhật Bản đã áp dụng cho Tokyo 50 năm về trước, thời điểm thành phố này cũng bị lún nghiêm trọng. Tuy nhiên công nghệ có tên artificial recharge này thì cực kỳ đắt, Indo sẽ không thể kham nổi việc mua công nghệ chứ chưa nói đến việc làm sạch và thay thế các nguồn nước hiện tại. Có vẻ những nỗ lực này là hơi quá muộn nên họ đang nghĩ đến việc chuyển thủ đô đi ra chỗ khác, không biết Việt Nam mình với những thành phố sát biển trong những năm tới sẽ ra sao khi nhìn đi nhìn lại có vẻ chúng ta cũng đang đi theo vết xe đổ của Indonesia về việc phát triển hạ tầng và... khai thác bừa bãi. Tham khảo BBC