Hướng dẫn tính chi phí thẩm tra thiết kế dự toán.

Thảo luận trong 'Nội Thất - Xây Dựng' bắt đầu bởi xaydungsongnam, 2/6/22.

  1. Hướng dẫn tính chi phí thẩm tra thiết kế dự toán.

    Hướng dẫn tính chi phí thẩm tra thiết kế dự toán.

    LIÊN HỆ (344 Đọc / 0 Thích / 3 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Tp. Hồ Chí Minh
    3. Tình trạng hàng: Mới 100%
    4. Nhu cầu: Cần Bán
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: xaydungsongnam
    3. Ngày đăng: 2/6/22 lúc 10:38
    4. Số điện thoại: 0769861168
  2. xaydungsongnam

    xaydungsongnam Thành viên Thành viên

    Tham gia:
    2/6/22
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Công tác thẩm tra dự toán là gì?

    Thẩm tra dự toán và thiết kế xây dựng công trình là một trong những công tác đóng vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng xây dựng, tiến độ thời gian thi công xây dựng công trình và ngân sách của dự án.

    Thẩm tra thiết kế là việc thẩm tra một cách độc lập thiết kế của một hệ thống kỹ thuật theo quy định của các tiêu chuẩn áp dụng. Phạm vi thẩm tra thường bao gồm: móng, kết cấu; chống sét và phòng cháy chữa cháy; các hệ thống M&E; và sự tương thích của các phương án thiết kế kiến trúc, kết cấu và cơ điện.

    Chính vì vai trò đặc biệt quan trọng của công tác này mà các nhà chủ đầu tư đều quan tâm lựa chọn cho mình một đơn vị chuyên tư vấn và cung cấp dịch vụ giải pháp thẩm tra thiết kế dự toán uy tín và chuyên nghiệp để bảo đảm công trình thực hiện an toàn đúng chất lượng tiến độ xây dựng và đảm bảo ngân sách xây dựng không bị đội vốn. Qua bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu quy trình thực hiện công tác thẩm tra dự toán thiết kế xây dựng như thế nào nhé!

    [​IMG]
    Thẩm tra thiết kế kỹ thuật Cao ốc văn phòng Phổ Quang

    Quy trình thẩm tra thiết kế dự toán xây dựng

    – Các kỹ sư có kỹ năng chuyên môn cùng kinh nghiệm sẽ tiến hành thẩm tra lại toàn bộ khối lượng công việc trên dựa án xây dựng nhằm đảm bảo sự phù hợp giữa khối lượng dự toán so với khối lượng thiết kế của công trình.

    – Kiểm tra và phát hiện những điểm bất cập trong đồ án thiết kế xây dựng để đề xuất các phương án chỉnh sửa tối ưu nhất giúp mang lại hiệu quả cho dự án.

    – Đánh giá và xem xét sự phù hợp của các định mức chi phí kinh tế và kỹ thuật, giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách có theo các quy định của nhà nước hay không.

    – Chịu trách nhiệm tính toán và xác định tổng dự toán của công trình xây dựng để đưa ra kết quả chuẩn xác nhất cho chủ đầu tư.

    – Tính toán một cách chính xác nhất dựa trên khối lượng xây dựng của công trình để có thể kiểm soát hiệu quả chi phí xây dựng trong quá trình nhà thầu thi công triển khai các hạng mục xây dựng trên công trình.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

  3. xaydungsongnam

    xaydungsongnam Thành viên Thành viên

    Tham gia:
    2/6/22
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Tìm kiếm kiến trúc sư không khó nhưng nhiều gia chủ chưa biết cách đặt vấn đề, trình bày nhu cầu của mình dẫn đến tốn tiền mà công trình không như ý.

    Để sở hữu ngôi nhà mang tính thẩm mỹ cao, có công năng khoa học, bạn nên tìm đến sự trợ giúp của một công ty kiến trúc.

    Việc tìm thuê công ty thiết kế kiến trúc sẽ mang lại hiệu suất và kết quả vượt trội cho cả quá trình xây dựng. Tuy nhiên mức độ hiệu quả và tiết kiệm chi phí đạt được đến đâu còn phụ thuộc vào cách lựa chọn đơn vị đồng hành của bạn.

    Thuê công ty tư vấn thiết kế hay kiến trúc sư khi làm nhà sẽ mang lại hiệu suất và kết quả vượt trội cho cả quá trình xây dựng.

    [​IMG]
    KAHLO

    Cần lưu ý gì khi lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế kiến trúc?

    1. Hiểu nhu cầu của bản thân về ngôi nhà trong tương lai

    Trong khi làm việc với kiến trúc sư, yếu tố quyết định là bạn phải đề xuất những yêu cầu tối thiểu cho ngôi nhà của mình. Bạn muốn có một ngôi nhà với hình thức kiến trúc, không gian nội thất theo trường phái hay ngôn ngữ nào (hiện đại, tân cổ điển hay cổ điển…). Chỉ khi hiểu rõ bản thân thích gì thì việc tìm kiếm mới có sự chọn lọc nhất định.

    Mỗi công ty tư vấn thiết kế hay kiến trúc sư đều có một thế mạnh riêng trong việc thiết kế một trường phái kiến trúc nhất định. Vậy hãy làm việc với 2-3 kiến trúc sư để hiểu mình phù hợp với phong cách làm việc của ai.

    Khi chọn được kiến trúc sư phù hợp, cần trao đổi rõ về chi tiết dự án cũng như khả năng tài chính và sở thích cá nhân như muốn ban công rộng ra sao, căn bếp theo phong cách nào… Tất cả cần được trao đổi rõ ràng.

    2. Phương pháp làm việc với kiến trúc sư, đơn vị thiết kế

    Cách đưa yêu cầu

    Cần xác định nhu cầu và công năng sử dụng trước khi lập kế hoạch xây nhà với kiến trúc sư. Trao đổi tỉ mỉ, rành mạch về các nhu cầu cần thiết của bạn cũng như gia đình. Khi kiến trúc sư hiểu được yêu cầu cũng như nét văn hóa sinh hoạt riêng của gia đình bạn, họ sẽ phân tích những ưu nhược điểm của mảnh đất, căn hộ bạn đang sở hữu.

    Không nên quá tham lam khi gom quá nhiều tiện ích hoặc nhiều cái đẹp vào trong yêu cầu của mình. Bởi yếu tố thẩm mỹ được dựa trên sự hài hòa và hợp lý của tổng thể. Không phải những gì bạn muốn đều có thể phù hợp và thực hiện một cách trọn vẹn.

    Ví dụ khi lựa chọn hình thức kiến trúc mặt đứng cho ngôi nhà, đừng quá tập trung vào hình thức mặt tiền nếu như nhà nằm sâu trong ngõ, các điểm nhìn hướng đến công trình hầu như không có. Thay vào đó, có thể chọn những giải pháp ngôn ngữ kiến trúc đơn giản, ưu tiên toàn bộ cho phần không gian bên trong. Ngược lại, nếu ngôi nhà có vị trí mặt tiền đẹp, các điểm nhìn hướng tới ngôi nhà tốt thì hãy cùng kiến trúc sư thảo luận để ra một ngôn ngữ kiến trúc phù hợp với kiến trúc quy hoạch của cả khu hay một tuyến phố.

    Cách đặt câu hỏi

    Nên tìm hiểu trước các phong cách kiến trúc, công năng của mỗi không gian, phong thủy hoặc ý tưởng riêng của bạn. Như thế cuộc nói chuyện với kiến trúc sư sẽ trở nên rõ ràng, cụ thể hơn.

    Ngoài ra, cần phải hỏi rõ kiến trúc sư những vấn đề sau:

    – Thời gian dự kiến hoàn thành hồ sơ thiết kế thi công mất bao lâu (Sau khi đã chốt được phương án ý tưởng).

    – Chi phí tính thiết kế và dự toán cho công trình.

    – Thế mạnh của kiến trúc sư là phong cách gì.

    Cần liệt kê bảng chi tiết mô tả nhu cầu của bạn và các thành viên trong gia đình, cũng như ghi chép các đề mục để trình bày những ý tưởng trang trí của mình đầy đủ và cụ thể nhất.

    Nhìn chung, những thông tin này cần thời gian nghiên cứu, chắt lọc và bàn bạc với thành viên khác trong gia đình. Vì vậy hãy cân nhắc thật kỹ trước khi tiến hành xây nhà. Nên có khoảng thời gian từ sáu tháng đến một năm chuẩn bị, lên kế hoạch chi tiết trước khi gặp gỡ kiến trúc sư.

    Cách kiến trúc sư làm việc

    Tổng hợp những ý kiến, yêu cầu của bạn và với những gì thực tế đang có, kiến trúc sư sẽ lên ý tưởng sơ bộ về mặt bằng (layout) một cách tối ưu. Sau khi hoàn thiện những bước trên thì ngôi nhà trong tương lai đã hoàn thiện 70% việc thiết kế. Phần còn lại là triển khai thiết kế bản vẽ kỹ thuật bao gồm kiến trúc, kết cấu và điện nước để hoàn thiện đầy đủ hồ sơ thiết kế.

    Thông thường một công trình từ lúc lên ý tưởng cho đến hoàn thành hồ sơ thiết kế từ 30-40 ngày. Thời gian này giúp bạn chuẩn bị kinh tế, chỗ ở tạm thời… cho khoảng thời gian xây nhà sắp tới.

    Lưu ý: Nghiên cứu phong thủy khi xây nhà với nhiều người là việc quan trọng, tuy vậy đừng để việc này phá hỏng ý tưởng của kiến trúc sư. Nên tham khảo phong thủy, kết hợp với kiến trúc sư để có được sự bố trí hài hòa nhất trong nhà.

    Liên hệ công ty kiến trúc:

    CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN DỰ ÁN SONG NAM

    Trụ sở chính: 98 Trần Quang Khải, P. Tân Định, Quận 1, TP HCM
    Hotline: 0769 861 168
    Điện thoại: + (84.28) 3848 4995 hoặc + (84.28) 35 265 269
     
  4. xaydungsongnam

    xaydungsongnam Thành viên Thành viên

    Tham gia:
    2/6/22
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Một ngôi nhà không chỉ đơn thuần là chỗ che mưa che nắng. Một ngôi nhà đáng để sống còn phải đẹp và đầy đủ tiện nghi nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho tất cả mọi người sống dưới mái nhà ấy.

    Chọn nhà thầu xây dựng uy tín là việc rất quan trọng khi bạn chuẩn bị xây nhà. Nếu bạn đã có trong tay bản thiết kế kiến trúc ngôi nhà mơ ước, mua được vật liệu xây dựng thì lúc này bạn cần chọn nhà thầu xây dựng uy tín, kinh nghiệm với đội thợ có tay nghề cao, giá cả hợp lý.

    [​IMG]

    Dưới đây là những nội dung cần lưu ý khi lựa chọn nhà thầu xây dựng để có một ngôi nhà ưng ý nhất.

    Trước hết, chúng ta sẽ tìm hiểu trình tự cơ bản trong quá trình xây dựng một căn nhà. Cho dù ngôi nhà đơn giản hay phức tạp thì cũng đều giống nhau từ lúc đặt viên đá đầu tiên cho đến lúc tân gia viên mãn.

    Để chuyển ý tưởng về công năng sử dụng, cách bố trí phòng ốc của ngôi nhà đến màu sắc, chất liệu bạn cần có sự giúp sức của kiến trúc sư. Sau khi đã thống nhất được phương án kiến trúc thì kỹ sư xây dựng và kỹ sư ME (điện, nước) có nhiệm vụ tính toán độ bền vững của kết cấu, bố trí cấp thoát nước, bố trí thiết kế cơ điện.

    Khi có bản vẽ tư vấn thiết kế nhà chưa hẳn bạn đã khởi công xây dựng ngay được.

    Để có được một thiết kế nhà ưng ý là cả một quá trình làm việc nghiêm túc giữa chủ nhà và kiến trúc sư thiết kế.

    Khi có bản vẽ tư vấn thiết kế nhà chưa hẳn bạn đã khởi công xây dựng ngay được. Bạn cần có một hồ sơ pháp lý trước khi xây nhà là bản vẽ cấp phép xây dựng. Sau giai đoạn này sẽ đến giai đoạn thi công xây dựng.

    Để xây dựng một căn nhà đẹp thì có 03 hình thức giao thầu xây dựng:

    – Giao thầu phần nhân công
    – Giao thầu phần thô và nhân công hoàn thiện
    – Giao thầu chìa khóa trao tay.
     
  5. xaydungsongnam

    xaydungsongnam Thành viên Thành viên

    Tham gia:
    2/6/22
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Trong hoạt động xây dựng, thuật ngữ Dự toán đã trở lên rất quen thuộc, nó được nhắc đến và được sử dụng vào hầu hết các giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng. Vậy, dự toán là gì, mục tiêu và cách lập dự toán như thế nào; tại sao phải lập dự toán; trong bài viết này SONG NAM sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu các vấn đề trên nhé:

    1. Dự toán là gì?
    Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 nêu khái niệm về dự toán xây dựng như sau:
    “Điều 135. Dự toán xây dựng

    Dự toán là chi phí cần thiết để xây dựng công trình, thực hiện gói thầu, công việc xây dựng được xác định trên cơ sở khối lượng tính toán từ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, yêu cầu công việc phải thực hiện và định mức, giá xây dựng.”

    Nội dung dự toán được quy định cụ thể tại Nghị định 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ là:
    “Điều 11. Nội dung dự toán công trình

    Dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết dự tính để xây dựng công trình được xác định theo thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

    Nội dung dự toán xây dựng công trình gồm: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng. Các khoản mục chi phí trên được quy định chi tiết tại các điểm b, c, d, đ, e, g khoản 2 Điều 5 Nghị định này, trừ các chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác tính chung cho cả dự án.

    Đối với dự án có nhiều công trình, chủ đầu tư xác định tổng dự toán để quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong trường hợp cần thiết. Tổng dự toán gồm các dự toán xây dựng công trình và chi phí tư vấn, chi phí khác, chi phí dự phòng tính chung cho cả dự án.”

    Như vậy, dự toán công trình là việc tính toán các chi phí cần thiết để xây dựng công trình và được thực hiện từ sau thiết kế cơ sở; việc tính toán các chi phí xây dựng trong các khâu trước thiết kế cơ sở là việc tính tổng mức đầu tư sơ bộ (hay còn gọi là khái toán).

    Đối với mỗi công trình xây dựng thì tối thiểu cần thực hiện các công việc sau:
    • Lập hồ sơ xin phép xin phép xây dựng;
    • Lập bản vẽ thiết kế thi công;
    • Lập dự toán xây dựng công trình;
    • Triển khai thi công;
    • Hoàn công và bàn giao đưa vào sử dụng.
    Tuy nhiên thực tế hiện nay các dự án xây dựng nhà ở, Chủ nhà thường khoán luôn cho nhà thầu thi công và tính giá xây dựng theo m2 sàn mà bỏ qua luôn bước lập dự toán vì cho rằng Lập dự toán chẳng để làm gì cả.

    [​IMG]

    2. Mục tiêu của việc lập dự toán là gì?
    Biết chính xác tổng chi phí xây dựng
    Biết được chính xác chi phí cho từng hạng mục, công việc từ đó điều chỉnh, cân đối bỏ đi các công việc không cần thiết – Giúp chủ động kinh phí và tối ưu chi phí cho từng hạng mục công việc.

    Biết rõ tổng vật tư để nhập về
    Trong xây dựng việc nhập vật tư, nhiều lần, nhập thiếu, nhập thừa đều làm phát sinh chi phí: nhập nhiều lần thì phát sinh chi phí vận chuyển; Nhập thiếu làm chậm tiến độ; Nhập thừa gây lãng phí. Lập dự toán sẽ giúp bạn hạn chế được điều này, bởi bạn chỉ cần căn cứ Bảng tổng hợp vật tư để chuận bị nhập số lượng và chủng loại vật từ phù hợp và vừa đủ.

    Giám sát, triển khai công việc dễ dàng
    Bảng dự toán được lập trên cơ sơ đo bóc khối lượng, kích thước chính xác từ bản vẽ thiết kế thi công nên khi giám sát thực hiện, bạn kết bản vẽ thiết kế và bảng dự toán được lập rất dễ dàng phát hiện khi có sai sót để kịp thời điều chỉnh.

    Nắm ưu thế khi đàm phán hợp đồng
    Việc nắm rõ chi phí để thực hiện, nắm rõ chi tiết khối lượng công việc, nắm rõ khối lượng vật tư phải cung cấp giúp bạn dễ dàng đưa ra mức giá đàm phán và các ràng buộc hợp đồng về vật tư, tiến độ đảm bảo quyền lợi.

    Vay vốn ngân hàng nhanh chóng
    Trong trường hợp bạn cần vay vốn qua ngân hàng thì Bảng dự toán được lập chính là cơ sở để ngân hàng duyệt vay vốn. Khi bạn đã lập dự toán thì việc vay ngân hàng sẽ rất dễ dàng được duyệt nhanh chóng.

    Dễ dàng phân chia gói thầu, giai đoạn thực hiện
    Một công trình xây dựng được phân chia ra từng gói thầu (Phần móng; Phần thô; Phần hoàn thiện, phần nội thất ….) sẽ giúp bạn dễ dàng giám sát thực hiện, lựa chọn đơn vị thi công có năng lực theo từng gói thầu cụ thể và đơn giá hóa trong quá trình triển khai, đảm bảo tiến độ thực hiện.

    Lưu ý khi sử dụng dự toán xây dựng

    Dự toán công trình được lập dựa theo tính toán ước tính trước khi tiến hành công tác đầu tư xây dựng công trình. Vì vậy khi triển khai thực tế tại dự án/công trình thì giữa dự toán và thực tế xây dựng có thể phát sinh chênh lệch, nhất là ở các hạng mục thi công các vị trí ngầm (công trình đào hầm, đào mương …), các vị trí bị che khuất (vị trí móng). Để phù hợp giữa dự toán và thực tế thi công, bảo đảm sự đồng bộ giữa dự toán với thực tế thi công, hồ sơ hoàn công công trình thì chủ đầu tư, nhà thầu và các bên có liên quan cần thực hiện một số công việc sau:

    – Khi triển khai thi công, nếu phát hiện sự sai khác, sự chênh lệch, không phù hợp giữa dự toán và thực tế thì các bên liên quan cần lập biên bản hiện trường, xác nhận sự việc và đề xuất điều chỉnh thay đổi (nếu cần thiết).

    – Đơn vị tư vấn thiết kế, dự toán công trình căn cứ thực tế hiện trường để lập thiết kế, dự toán điều chỉnh, bổ sung.

    – Chủ đầu tư thực hiện xem xét, phê duyệt điều chỉnh, bổ sung thiết kế, dự toán công trình.

    – Chủ đầu tư và nhà thầu thi công thực hiện điều chỉnh, bổ sung Hợp đồng giao nhận thầu (trong trường hợp Hợp đồng giao nhận thầu trước đó có điều khoản bổ sung, điều chỉnh hợp đồng khi thực tế thi công có sai khác với dự toán thiết kế ban đầu).

    – Các cơ quan có nhiệm vụ thanh toán công trình căn cứ vào hồ sơ phê duyệt thiết kế, dự toán điều chỉnh, bổ sung để thực hiện việc thanh toán theo khối lượng, giá trị điều chỉnh, bổ sung.

    – Hồ sơ thiết kế, dự toán điều chỉnh, bổ sung của dự án/công trình được thực hiện lưu giữ tại chủ đầu tư, nhà thầu, các cơ quan có liên quan như hồ sơ thiết kế, dự toán ban đầu.

    Việc lập dự toán xây dựng chắc chắn có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình đầu tư xây dựng. Dự toán xây dựng cần được lập phù hợp với thiết kế xây dựng, nhờ đó góp phần giúp cho chủ đầu tư và các bên có liên quan quản lý tốt được chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Việc lập dự toán là công việc tương đối phức tạp vì được xây dựng trên rất nhiều số liệu về khối lượng xây dựng, nhiều khoản mục chi phí, nhiều quy định về tính toán chi phí và có sự khác biệt theo địa giới hành chính cho từng dự án đầu tư.

    Đối với người làm công tác kế toán xây dựng cần có sự hiểu biết nhất định đối với dự toán từng dự án/công trình, thực hiện các công tác kế toán phù hợp với dự toán xây dựng, từ đó có thể góp phần nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
     

Chia sẻ trang này