HPG tăng kịch trần sau khi Hòa Phát công bố kế hoạch lãi chục nghìn tỉ đồng

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi VietNambiz - Thị trường, 18/5/20.

  1. HPG tăng kịch trần sau khi Hòa Phát công bố kế hoạch lãi chục nghìn tỉ đồng

    HPG tăng kịch trần sau khi Hòa Phát công bố kế hoạch lãi chục nghìn tỉ đồng

    LIÊN HỆ (204 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: VietNambiz - Thị trường
    3. Ngày đăng: 18/5/20 lúc 21:03
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Lãnh đạo Hòa Phát dự kiến doanh thu và lợi nhuận năm 2020 đều sẽ tăng trưởng hai chữ số. Công ty còn định chi gần 1.400 tỉ đồng để trả cổ tức bằng tiền mặt sau nhiều năm chỉ trả cổ tức bằng cổ phiếu.


    Phiên giao dịch sáng 18/5, thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến giằng co khi VN-Index liên tục dao động giữa hai sắc thái xanh – đỏ. Hết buổi sáng, chỉ số dừng ở 830,9 điểm, tăng 0,47% so với kết phiên thứ Sáu tuần trước.

    Đáng chú ý, cổ phiếu HPG (Tập đoàn Hòa Phát) tăng mạnh từ khi mới mở cửa và nhiều lần chạm trần 25.100 đồng/cp. Mức giá được khớp lệnh thấp nhất là 24.600 đồng/cp, tăng 4,9%.

    Dừng phiên sáng, cổ phiếu HPG tăng 6,4% lên 25.000 đồng/cp và đang dư bán giá trần gần 1,5 triệu đơn vị. Tổng khối lượng HPG khớp lệnh sáng nay đạt gần 11,5 triệu đơn vị, đứng đầu nhóm VN30.

    Lần gần đây nhất cổ phiếu HPG tăng trần là phiên 6/4 sau khi công ty cho biết sản lượng tiêu thụ thép xây dựng tháng 3 cao kỉ lục. Một cổ phiếu ngành thép khác là HSG (Tập đoàn Hoa Sen) cũng tăng mạnh 6,2% trong phiên sáng nay 18/5.

    Kế hoạch kinh doanh tăng trưởng mạnh


    Trao đổi tại cuộc họp tuần trước, ông Trần Đình Long - Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát cho biết HĐQT công ty dự kiến trình đại hội cổ đông thường niên phương án kinh doanh với doanh thu khoảng 85.000 - 95.000 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế 9.000 - 10.000 tỉ đồng.

    Trong năm 2019, Hòa Phát ghi nhận doanh thu thuần 64.678 tỉ đồng và lãi sau thuế 7.578 tỉ đồng. Như vậy kế hoạch kinh doanh dự kiến sẽ tăng trưởng 31-47% về doanh thu và 19-32% về lợi nhuận.

    Đại hội cổ đông của Hòa Phát sẽ được tổ chức ngày 25/6 tới đây tại Hà Nội.

    Về cổ tức năm 2019, Chủ tịch Trần Đình Long dự kiến đề xuất mức 20% bằng cổ phiếu và 5% bằng tiền mặt. "Các bạn đừng thấy 5% là con số bé, đó là con số rất lớn ở thời điểm hiện tại nếu so với hàng trăm công ty trên sàn. Từ năm 2020 Hòa Phát bắt đầu giảm đầu tư nên sẽ quay lại chính sách trả cổ tức bằng tiền mặt hàng năm", ông Long chia sẻ.

    Với vốn điều lệ hiện nay khoảng 27.610 tỉ đồng, dự kiến Hòa Phát sẽ phải chi khoảng 1.380 tỉ đồng để trả cổ tức tiền mặt 5%. Trong các năm 2016-2017-2018, Hòa Phát đều chỉ trả cổ tức bằng cổ phiếu.

    Đối với lĩnh vực kinh doanh thép, lãnh đạo Hòa Phát chia sẻ, đến năm 2021, khi 4 lò cao của dự án Dung Quất đi vào hoạt động đồng bộ, Hòa Phát sẽ đạt công suất thép thô 8 triệu tấn/năm và trở thành doanh nghiệp thép lớn nhất Việt Nam, soán ngôi Formosa. Hiện tại thị phần thép xây dựng Hòa Phát đã đạt 31,4%, dẫn đầu cả nước.

    Giải đáp câu hỏi của các quĩ đầu tư về tỉ lệ nợ vay, bà Phạm Thị Kim Oanh – Giám đốc Tài chính của Tập đoàn cho biết, dự kiến đến cuối năm 2020, dư nợ của Hòa Phát tăng lên khoảng 46.000 tỉ đồng, trong đó nợ dài hạn tăng xoay quanh 22.000 tỉ đồng còn nợ ngắn hạn tăng thêm 3.000 tỉ đồng nhưng lượng tiền mặt sẽ tăng lên tương ứng.

    Do đó nợ ròng của Hòa Phát (tức dư nợ trừ tiền mặt) đến cuối năm cũng xoay quanh mức 35.000 tỉ đồng như thời điểm hiện nay, đảm bảo sức khỏe tài chính an toàn.

    "Tiêu thụ ngành thép vẫn tăng trưởng trong năm 2020"


    Đánh giá về tác động của COVID-19, Chủ tịch Trần Đình Long cho rằng ngành thép ít bị ảnh hưởng, sau khi các nền kinh tế phong tỏa thì hậu tái thiết sẽ phải đầu tư công rất nhiều. Gói đầu tư công 700.000 tỉ của Việt Nam chủ yếu giải ngân vào đường xá cầu cống, thì thép sẽ tiêu thụ tương đối tốt.

    Thực tế như thế nào còn phụ thuộc vào diễn biến dịch bệnh trong thời gian tới, nhưng ông Long cho rằng "năm 2020 tăng trưởng tiêu thụ thép sẽ là số dương chứ không phải số âm".

    [​IMG]

    Hòa Phát đang dẫn đầu về thị phần thép xây dựng và ống thép tại thị trường trong nước. Ảnh: Đức Quyền.


    Bình luận về việc xuất khẩu phôi sang Trung Quốc, ông Trần Đình Long nói: "Đây là phép thử cạnh tranh rất lớn vì Trung Quốc là cường quốc thép". Ông Long còn cho biết Hòa Phát xuất phôi theo giá thế giới và có lời dù tỉ suất không bằng thép xây dựng thành phẩm.

    "Tất nhiên, Hòa Phát sẽ đa dạng hóa thị trường chứ không bỏ trứng vào một giỏ và đang xuất khẩu phôi sang nhiều quốc gia Đông Nam Á khác". Việc Trung Quốc nhập phôi thép của Hòa Phát một phần cũng vì chính sách kích thích tăng trưởng, tiêu dùng của quốc gia tỉ dân này sau dịch, ông Long nhận xét.

    Ngoài ra Chủ tịch Hòa Phát khẳng định thị trường chính của Hòa Phát là nội địa chứ không phải xuất khẩu.

    Năm 2020, Hòa Phát đặt kế hoạch 3,6 triệu tấn thép xây dựng, 800.000 tấn phôi, 500.000 tấn thép cuộn cán nóng HRC (bắt đầu chạy từ tháng 9). Sản lượng công ty tôn năm 2020 dự kiến là 120.000 tấn. Sản phẩm ống thép đặt kế hoạch tương tự sản lượng thực hiện của 2019.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này