Hơn 1000 người chết bởi Ebola ở Congo, các nỗ lực dập dịch gặp khó do bị tấn công vũ trang

Thảo luận trong 'Công nghệ' bắt đầu bởi Hassler, 5/5/19.

  1. Hơn 1000 người chết bởi Ebola ở Congo, các nỗ lực dập dịch gặp khó do bị tấn công vũ trang

    Hơn 1000 người chết bởi Ebola ở Congo, các nỗ lực dập dịch gặp khó do...

    LIÊN HỆ (371 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Hassler
    3. Ngày đăng: 5/5/19 lúc 17:53
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. Hassler

    Hassler Guest

    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam [​IMG]

    Những tưởng việc phối hợp giữa các bên cùng với loại vaccine mới được áp dụng sẽ giúp dập dịch Ebola tại Châu Phi, đặc biệt là Congo nhưng theo các số liệu mới đây thì đã lại có 1 đợt bùng phát mới giết hơn 1000 người tại nước này. Một trong những mối lo khác ngoài dịch bệnh đó là sự bất ổn tại đất nước thuộc diện nghèo nhất thế giới này khi đã có rất nhiều vụ tấn công vào các nhân viên y tế đi tiêm phòng và dập dịch, gần đây đã có 1 bác sỹ của WHO bị bắn chết trong quá trình làm việc.

    Đợt trước mình có nói về căn bệnh Ebola và tình hình diễn biến của nó tại bài Những điều bạn cần biết về Ebola, căn bệnh vừa tái bùng phát tại châu Phi tháng 8 vừa rồi, nếu anh em chưa để ý đến căn bệnh này thì có thể xem. Quay lại diễn biến hiện đang theo chiều hướng xấu ở Congo thì trong báo cáo gần nhất của WHO ở mảng chương trình khẩn cấp về sức khỏe cho biết đã có 1510 ca bệnh Ebola tại tỉnh Bắc Kivu và Ituri, trong đó có 994 ca tử vong. Còn theo thông báo của Reuters thì số ca tử vong đã vượt con số 1000, được đánh giá là đợt bùng phát lớn thứ 2 trong lịch sử căn bệnh này.

    Mặc dù đợt đầu đã có hơn 100,000 người được tiêm vaccine phòng bệnh tuy nhiên theo WHO thì họ đang lo tình huống sẽ trở nên tồi tệ hơn trong vài tuần tới bởi những gì họ theo dõi được cho thấy mức lây truyền bệnh vẫn đang rất mạnh, không thể ngồi đợi vaccine phát huy tác dụng theo diện rộng được. Có thêm 1 nỗi lo thực ra không nên có nữa đó là các đoàn đi dập dịch liên tục gặp phải hứng chịu các đợt tấn công của các nhóm vũ trang, một điều trước đây ít gặp khi xảy ra dịch bệnh. Những con số WHO đưa ra rất đáng lo ngại khi chỉ từ tháng 1 đến nay họ đã bị tấn công 119 lần, 42 lần trong số đó đánh thẳng vào các cơ sở y tế làm bị thương và giết 85 nhân viên cả địa phương lẫn chuyên gia nước ngoài.

    Việc bị tấn công này ở Châu Phi không phải là hiếm bởi sự bất ổn chính trị, những hiểu nhầm về mục đích đoàn đi dập dịch, cũng như do nghèo đói mà nhiều người sẵn sàng cướp thuốc để bán. Các chương trình hỗ trợ của các nước khác vào Châu Phi đều gặp cả, việc 1 đoàn xe chở thuốc đi cùng với 1 xe bảo vệ là điều mình thường thấy trước đây. Nhưng khi mà dịch bệnh bùng phát mà không được kiểm soát thì thật sự việc tấn công này thật quá nguy hiểm, không chỉ cho nhân viên y tế mà cho chính những gia đình của người tấn công bởi không thể biết lúc nào Ebola sẽ đến gõ cửa làng của họ cả.

    Tham khảo WHO
    Ảnh Time
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này