Hiểu rõ về chế độ chụp đêm trên smartphone

Thảo luận trong 'Công nghệ' bắt đầu bởi Didu, 17/5/19.

  1. Hiểu rõ về chế độ chụp đêm trên smartphone

    Hiểu rõ về chế độ chụp đêm trên smartphone

    LIÊN HỆ (297 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Didu
    3. Ngày đăng: 17/5/19 lúc 22:07
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. Didu

    Didu Guest

    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Chắc hẳn dạo gần đây bạn đã nghe nhiều về chế độ chụp đêm, chụp tối trên smartphone. Nhiều hãng sử dụng các tên gọi cho mục đích khác nhau, hãng thì gọi Night Mode, hãng thì Night Sight hay Bright Night... nhưng tất cả đều dành cho một mục đích duy nhất: chụp lúc trời tối. Mình đang nói tới chế độ giúp tạo ra sự khác biệt giữa các smartphone với nhau, phần mềm, thuật toán và AI đã khiến cho điện thoại có khả năng chụp thiếu sáng ấn tượng hơn khả năng của phần cứng.
    Hiểu về chụp thiếu sáng

    Chụp trong điều kiện thiếu sáng, hai yếu tố cần được mang ra xem xét đó là ISO và tốc độ chụp. ISO nói nôm na là độ nhạy sáng, nếu càng cao thì càng nhạy với ánh sáng, giúp ảnh sáng hơn. Tuy nhiên nếu tăng ISO quá mức sẽ khiến ảnh bị nhiễu, không mịn. Còn tốc độ là đang nói tới tốc độ của màn trập, khoảng thời gian màn trập mở để ánh sáng vào trong cảm biến. Tốc độ này nhanh thì ảnh sẽ ít sáng còn nếu để chậm thì ảnh sẽ sáng hơn nhưng lại bị mờ, rung.

    [​IMG]
    Do chỉ là phần mềm, thuật toán nên các hãng có thể trang bị chế độ này cho nhiều dòng sản phẩm và phát hành rất nhanh. Như chiếc Redmi Note 7 Pro cũng có.

    Kích thước cảm biến cũng là một yếu tố quan trọng của nhiếp ảnh di động. Một cảm biến ảnh lớn sẽ giúp cho ảnh chụp ở ISO cao mà ít nhiễu, độ nhạy sáng cao cũng không cần tốc độ màn trập chậm cho ánh sáng vào nhiều. Hầu hết các điện thoại hiện nay sử dụng cảm biến kích thước 1/1.7" cho tới 1/2.3", dĩ nhiên có cái nhỏ hơn hoặc lớn hơn. Để tiện so sánh thì các bạn nhìn hình bên dưới, hai màu xanh dương nhạt là hai kích thước cảm biến phổ biến nhất, tỏ ra rất bé nhỏ so với full-frame.
    [​IMG]

    Điện thoại không giống máy ảnh, thiết bị mà các hãng có thể thoải mái cho cảm biến lớn vào mà không cần quan tâm. Nhưng với smartphone thì khác, yếu tố nhỏ gọn và kích thước là một trong những điều quan trọng trong thiết kế, nếu dày và to quá sẽ không thể cạnh tranh nổi. Cảm biến lớn thì không cho vào được rồi, vậy các hãng đành phải đi theo một con đường duy nhất là phần mềm. Tạo ra một phần mềm đủ tốt để máy chụp thiếu sáng tốt.
    Chế độ chụp tối hoạt động như nào?

    Nghe tới thuật toán, phần mềm, AI thì có vẻ phức tạp nhưng chế độ chụp đêm có cách hoạt động gần giống chế độ HDR (High Dynamic Range). HDR là dải tương phản động, kỹ thuật chụp nhiều tấm ở nhiều mức độ sáng tối khác nhau và sau đó phần mềm ghép lại thành một tấm duy nhất với ánh sáng các vùng hài hòa (không sáng quá, tối quá). Còn một thuật ngữ khác là bracketing, vốn chụp cùng một tấm hình ở nhiều thiết lập khác nhau và gộp lại làm một.

    Các hãng làm phần mềm sẽ dùng công nghệ AI để phân tích khung cảnh mà bạn định chụp từ đó quyết định các yếu tố như ánh sáng, sự di chuyển của chủ thể và của điện thoại. Sau đó thiết bị sẽ chụp nhiều tấm hình ở nhiều cấp độ sáng và dùng bracketing để gộp lại làm một, cố gắng giữ nhiều chi tiết nhất có thể cho tấm ảnh thành phẩm.
    [​IMG]
    Google là hãng đỉnh nhất khi làm phần mềm, chế độ chụp đêm của Pixel 3 là điểm ăn tiền.

    Đó chỉ là lý thuyết cơ bản bởi ở đằng sau, phần mềm và máy còn phải xử lý hàng loạt những thông số khác nữa như cân bằng trắng, màu sắc... và đây là cái mà thuật toán thực sự cần thiết.
    Chế độ chụp tối giúp ích ra sao?

    [​IMG]
    Redmi Note 7 Pro
    Nếu chỉ đơn giản tăng ISO, tấm ảnh sẽ có thể đủ sáng nhưng quá nhiễu, không dùng được. Trừ khi bạn chụp ở tốc độ chậm, khi đó ảnh đủ sáng, ít nhiễu nhưng thời gian phơi sáng lâu, cần giữ máy ổn định. Nhưng chế độ chụp tối thì bạn không cần cả hai yếu tố trên, tức không cần tăng ISO quá cao và giảm tốc độ xuống quá chậm, tất cả những gì cần làm là đưa máy lên chụp, đợi vài giây là có hình đủ sáng rồi.
    Hạn chế của chế độ này

    [​IMG]
    Mi Mix 3

    Night Mode cũng có hạn chế của nó, đặc biệt khi chụp chủ thể di chuyển. Vì công nghệ này sẽ chụp nhiều tấm và ghép lại nên nếu có sự di chuyển của chủ thể thì tấm hình đó sẽ bị mờ, rung và không dùng được. Nó chỉ xuất sắc khi chụp chủ thể tĩnh. Sau khi bấm nút chụp, bạn thường sẽ phải đợi 1-2 giây để máy xử lý (chụp nhiều tấm và ghép) cho nên để bắt kịp những khoảnh khắc thì chế độ này không thể làm được. Nói chung từ lúc bấm chụp cho tới khi hoàn thành thì đâu đó khoảng 3 giây thì mới chụp tiếp tấm khác được.
    Một vài điện thoại có chế độ chụp tối xuất sắc:
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này