Hành trình trở thành “kẻ thù của nước Mỹ” trong gần 2 thập kỷ của Huawei

Thảo luận trong 'Công nghệ' bắt đầu bởi P.W, 30/5/19.

  1. Hành trình trở thành “kẻ thù của nước Mỹ” trong gần 2 thập kỷ của Huawei

    Hành trình trở thành “kẻ thù của nước Mỹ” trong gần 2 thập kỷ của Huawei

    LIÊN HỆ (252 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: P.W
    3. Ngày đăng: 30/5/19 lúc 21:13
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. P.W

    P.W Guest

    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Kể từ khi được Nhậm Chính Phi – một cựu kỹ sư của Quân đội Nhân dân Trung Hoa – thành lập năm 1987, Huawei đã trở thành tập đoàn cung cấp thiết bịviễn thông hàng đầu thế giới, với hơn 100 tỷ USD doanh thu, 180 nghìn nhân sự trên toàn thế giới. Thành công rực rỡ của tập đoàn này kỳ thực có rất ít đóng góp từ thị trường Mỹ, nơi họ bị cáo buộc liên quan tới những vụ tấn công mạng của các hacker Trung Quốc từ những năm 2000. Ngày hôm nay, họ đứng giữa tâm bão của cuộc chiến tranh thương mại, và những nỗi lo lắng của chính quyền Mỹ về vấn đề an ninh mạng.
    [​IMG]

    Cũng cần phải nhắc lại, rắc rối của Huawei đến từ rất sớm. Ngay sau khi họ bắt đầu cạnh tranh với những tập đoàn Mỹ để giành thị phần router, các tập đoàn khác đã bắt đầu tố cáo họ cạnh tranh không lành mạnh và ăn cắp bí mật công nghệ. Đáng chú ý nhất là cáo buộc năm 2003 của Cisco tố cáo Huawei ăn cắp tài sản sở hữu trí tuệ. Đến năm 2008, 3Com hủy giao dịch với Huawei vì lo ngại tập đoàn này có liên quan chặt chẽ với chính phủ Trung Quốc. Năm 2014, T-Mobile kiện Huawei vì… ăn trộm 1 phần cánh tay robot họ đang phát triển.

    Năm 2017, Donald Trump bước vào Nhà Trắng, và cuộc chiến chống lại Huawei bỗng trở nên nóng bỏng và gay gắt như chúng ta đã được theo dõi. Ngày 15/5, Trump ký sắc lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp, về cơ bản là cấm Huawei không được tiếp cận chuỗi cung ứng thiết bị và linh kiện của các tập đoàn Mỹ. Đây là hành động mạnh tay nhất của Trump kể từ trước tới nay. Chỉ chưa đầy 1 tuần sau, Google rút giấy phép sử dụng HĐH Android của Huawei. Những tập đoàn khác của Mỹ, hay của các quốc gia đồng minh của Mỹ cũng lần lượt theo bước Google.

    [​IMG]

    “Endgame” của tổng thống Trump đến giờ vẫn chưa rõ ràng. Liệu ông có muốn dồn Huawei đến chỗ chết? Hay phải chăng, đây chỉ là một đòn đánh để Mỹ có thêm cơ hội trên bàn đàm phán thương mại với Trung Quốc? Chỉ có một điều chắc chắn, những gì đang xảy ra vào năm 2019 là hệ quả của gần 2 thập kỷ Huawei đặt chân tấn công thị trường phương Tây và Mỹ. Dưới đây là tổng hợp ngắn những diễn biến kể từ lúc Huawei mở văn phòng đại diện ở Mỹ đến bây giờ.

    2001

    Huawei, khi ấy tròn 14 tuổi, với doanh thu 3 tỷ USD mở văn phòng đại diện tại Mỹ và Anh Quốc.

    2003

    Tháng 1: Cisco Systems kiện Huawei vì vi phạm bản quyền, cho rằng mã nguồn của họ phát triển xuất hiện trong sản phẩm của Huawei. Sau này Cisco hủy bỏ vụ kiện.

    [​IMG]

    Tháng 11: Huawei bắt đầu làm việc với công ty có trụ sở tại California 3Com để sản xuất và bán router, switch phục vụ cho ngành viễn thông.

    2005

    Ý kiến cho rằng Huawei liên quan tới quân đội Trung Quốc xuất hiện sau bản báo cáo của Rand Corporation, được Không quân Mỹ ủy thác thực hiện. Rand Corporation phát hiện ra rằng, nhiều tập đoàn IT lớn của Trung Quốc, trong đó có Huawei bề ngoài thì cố gắng giữ hình ảnh là một tập đoàn tư nhân ngoài quốc doanh, nhưng kỳ thực “nhiều công ty điện tử đó là bình phong, hoặc có liên quan mật thiết tới những nỗ lực nghiên cứu công nghệ của chính phủ Trung Quốc”. Trong báo cáo có đoạn: “Huawei giữ mối liên hệ mật thiết với quân đội Trung Quốc. Quân đội vừa là khách hàng, vừa giúp Huawei phát triển và nghiên cứu sản phẩm”.

    [​IMG]

    Bản báo cáo này còn đưa ra dự đoán rằng doanh thu của Huawei từ đối tác quân đội Trung Quốc rơi vào khoảng 1 đến 6% tổng doanh thu của cả tập đoàn. Cũng trong năm này, doanh số thiết bị của Huawei bán ở thị trường nước ngoài đã vượt qua doanh thu trong nước.

    2007

    Tháng 7: FBI phỏng vấn Nhậm Chính Phi, chủ tịch tập đoàn Huawei vì nghi ngờ sự liên hệ của Huawei với việc bán thiết bị viễn thông cho Iran, quốc gia bị Mỹ cấm vận kinh tế.

    2008

    Giữa lúc những mối lo ngại về mối liên hệ giữa Huawei với Quân đội Nhân dân Trung Hoa càng càng nóng, nỗ lực mua lại 16% cổ phần của 3Com đổ sông đổ bể. Trước đó, 3Com chính là bên cung cấp phần mềm bảo mật cho quân đội Mỹ, bên cạnh nhiều hợp đồng khác với quân đội.

    2009

    Tháng 2: Tại sự kiện Mobile World Congress tổ chức ở Barcelona, Tây Ban Nha, Huawei giới thiệu chiếc smartphone đầu tiên chạy Android.

    Tháng 10: Huawei mời Matt Bross, một nhân sự Mỹ làm việc cho British Telecom về làm giám đốc công nghệ để dễ tiến đánh thị trường Mỹ. Một bài viết của Bloomberg cho biết Bross làm việc trong tầng hầm tại nhà riêng ở St. Louis, Missouri. Anh từng cho biết: “Tôi muốn tạo ra một môi trường nơi chúng ta có thể tin tưởng lẫn nhau.”

    [​IMG]

    Tháng 11: Huawei thuê một mảnh đất rộng 9.300 mét vuông tại Plano, Texas để mở văn phòng kinh doanh và marketing.

    2010

    Tháng 7: Motorola kiện Huawei vì phía tập đoàn Trung Quốc cài cắm gián điệp công nghệ ăn cắp bí mật kinh doanh của Motorola, nhưng sau đó đã dàn xếp ổn thỏa.

    Tháng 11: Lấy lý do an ninh, nhà mạng Sprint loại Huawei và ZTE khỏi danh sách các nhà thầu tham gia đấu giá gói thầu nâng cấp cơ sở hạ tầng viễn thông của nhà mạng này, với trị giá hàng trăm triệu USD. Trước đó, Huawei đã kỳ vọng họ sẽ giành được hợp đồng lắp đặt thiết bị viễn thông đầu tiên trên đất Mỹ.

    2011

    Tháng 2: Ủy ban Đầu tư Nước ngoài của Mỹ (CFIUS) yêu cầu Huawei bán những tài sản của startup 3Leaf Systems đã bị phá sản sau khi được Huawei mua lại. Huawei cho rằng họ không thông báo việc mua lại 3Leaf Systems với CFIUS vì cho rằng họ chỉ mua 1 phần startup này. Quyết định này của ủy ban khiến phó chủ tịch Huawei, Ken Hu viết một bức thư với mong muốn Mỹ mở một cuộc điều tra để xóa bỏ những cáo buộc và tin đồn thất thiệt xoay quanh họ.

    [​IMG]

    Tháng 4: Huawei mở cửa một khu phức hợp rộng 18,5 nghìn mét vuông ở Silicon Valley để phục vụ mục đích nghiên cứu sản xuất.

    2012

    Tháng 10: Một ủy ban của nghị viện Mỹ công bố tài liệu 52 trang, qua đó đưa ra cảnh báo về an ninh khi sử dụng thiết bị mạng viễn thông của Huawei và ZTE. Những nhà điều tra không tìm thấy bằng chứng Huawei làm việc trái pháp luật, nhưng vẫn cảnh báo rằng: “Tổng hợp lại, Ủy ban phát hiện ra cả hai công ty đều không thể đưa ra những bằng chứng thỏa mãn yêu cầu của cuộc điều tra. Điều này hoàn toàn không liên quan đến việc thực hiện những hành vi trái pháp luật, nhưng nó đưa ủy ban đến kết luận dưới đây. Cuộc điều tra cho thấy việc sử dụng thiết bị viễn thông của Huawei và ZTE cho những hệ thống cơ sở hạ tầng quan trọng có khả năng sẽ gây ảnh hưởng đến an ninh nội địa của Mỹ.”

    2013

    Reuters đưa tin một công ty có trụ sở tại Hong Kong đang cố gắng bán thiết bị máy tính của Hewlett Packard, một công ty máy tính Mỹ cho nhà mạng viễn thông lớn nhất Iran, vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ đối với quốc gia này. “Công ty có trụ sở Hong Kong” kể trên có mối liên hệ vô cùng mật thiết với Huawei. Bài viết của Reuters cho biết Mạnh Vãn Châu, con gái Nhậm Chính Phi, một ngôi sao đang lên ở Huawei có ghế trong hội đồng quản trị của công ty Skycom Tech Co Ltd.

    2014

    Tháng 3: Dựa vào tài liệu của Edward Snowden, một cựu nhân viên hợp đồng của NSA tiết lộ, phía Mỹ đang theo dõi chặt chẽ, thậm chí có tay trong tìm kiếm thông tin về Huawei. Tờ The New York Times cho biết NSA đã thâm nhập vào máy chủ của đại bản doanh Huawei tại Thâm Quyến, lấy được những thông tin quan trọng về những hệ thống router và switch kỹ thuật số phức tạp mà Huawei sản xuất, cùng với đó là theo dõi những cuộc gọi và tin nhắn của nhiều sếp sòng của Huawei.

    [​IMG]

    Tháng 9: T-Mobile kiện Huawei, tố cáo họ ăn cắp nhiều công nghệ, trong đó có cả một phần cánh tay robot từ đại bản doanh của T-Mobile. Cánh tay này là của Tappy, một con robot được T-Mobile phát triển để thử nghiệm độ bền của smartphone vào năm 2006. Huawei thừa nhận hai nhân sự của họ đã tự ý làm việc và đã đuổi việc họ.

    2015

    Tháng 1: Nói chuyện tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sỹ, chủ tịch Nhậm phủ nhận hoàn toàn các cáo buộc tình nghi Huawei thực hiện việc nghe lén và thu thập thông tin thông qua các thiết bị viễn thông họ sản xuất cho chính phủ Trung Quốc. Chủ tịch Nhậm thậm chí còn cho rằng việc ông từng là sỹ quan quân đội và sau khi thành lập Huawei làm việc cùng quân đội Trung Quốc chỉ là sự tình cờ.

    Tháng 9: Huawei và Google hợp tác sản xuất chiếc Nexus 6p.

    2016

    Tháng 6: Bộ Thương mại Mỹ gửi trát hầu tòa cho Huawei để điều tra việc liệu tập đoàn này có thông qua Skycom Tech để bán thiết bị của Mỹ cho phía Iran hay không, cũng như điều tra những cáo buộc Huawei kiếm tiền bằng cách tạm nhập tái xuất các thiết bị công nghệ của Mỹ về Trung Quốc và xuất sang Cuba, CHDCND Triều Tiên, Syria và Sudan trong vòng 5 năm trước đó hay không.

    [​IMG]

    Tháng 12: Bộ Ngân khố Mỹ cũng tham gia cuộc điều tra, tự gửi trát cho Huawei. Hành động này diễn ra chỉ một thời gian ngắn sau khi Mỹ cấm các tập đoàn công nghệ nước này bán công nghệ cho ZTE vì cáo buộc phía công ty Trung Quốc vi phạm lệnh cấm vận Iran. Các quan chức Mỹ cũng công bố tài liệu về ZTE mô tả chi tiết làm cách nào họ lại làm ăn được với phía Iran, với mô hình đầu tư giống hệt như “một công ty đối thủ cạnh tranh”. Tên của công ty đối thủ không được đề cập trong tài liệu, nhưng mô tả rất giống Huawei.

    2017

    Bồi thẩm đoàn tòa án Seattle tuyên bố T-Mobile thắng trong vụ kiện Huawei, cho rằng phía tập đoàn Trung Quốc đã lợi dụng bí mật kinh doanh của T-Mobile và đơn phương phá hợp đồng cung cấp thiết bị smartphone giữa Huawei và T-Mobile, qua đó bảo vệ bí mật kinh doanh của cả hai phía. Huawei phải bồi thường 4,8 triệu USD cho T-Mobile vì phá vỡ hợp đồng.

    2018

    Tháng 1: AT&T, nhà mạng lớn thứ 2 nước Mỹ đang trong quá trình trở thành nhà mạng đầu tiên bán smartphone Huawei tại thị trường Mỹ. Tuy nhiên sau khi các nhà quản lý và làm luật vận động hành lang để chống lại việc smartphone Huawei vào Mỹ, AT&T đã từ bỏ ý định của mình. Những mối lo liên quan đến Huawei về việc cung cấp thiết bị viễn thông 5G dần rõ ràng. Một tài liệu bị lộ từ Nhà Trắng cho biết các quan chức Mỹ coi Huawei là một mối hiểm họa mang tính chiến lược. Nhiều nhà hành pháp Mỹ còn muốn AT&T ngừng hợp tác hoàn toàn với Huawei.

    [​IMG]

    Tháng 4: Huawei cho vài nhân sự Mỹ nghỉ việc, trong đó có phó chủ tịch phụ trách quan hệ đối ngoại William Plummer, một nhân sự dày dạn kinh nghiệm từng làm việc cho Nokia, và gia nhập Huawei vào năm 2010. Sau đó trong cuốn hồi ký của mình mang tên Huidu, Plummer bắt đầu mô tả những cú vấp ngã về mặt PR của cả Huawei lẫn của ông trong cương vị là người định hướng dư luận tại Huawei.

    Tháng 5: Lầu Năm Góc cấm quân đội Mỹ mua thiết bị của Huawei và ZTE, trong đó có cả smartphone vì lo ngại chính phủ Trung Quốc có thể theo dõi lính Mỹ thông qua các thiết bị của hai công ty này.

    Tháng 8: Đạo luật Ủy thác An ninh Nội địa được đưa vào thực hiện. Về cơ bản nó cấm các tổ chức thuộc chính phủ Mỹ mua thiết bị và dịch vụ từ Huawei và ZTE.

    Tháng 10: Hai nghị sỹ Mỹ Mark Warner và Marco Rubio kêu gọi thủ tướng Canada Justin Trudeau cấm sử dụng thiết bị của Huawei để triển khai mạng viễn thông 5G tại Canada vì lo ngại nó có thể gây ảnh hưởng tới hệ thống viễn thông của Mỹ. Tháng 11, New Zealand cấm Huawei cung cấp thiết bị cơ sở hạ tầng 5G, giống như Úc đã làm trước đó vào đầu năm 2018.

    [​IMG]

    Tháng 12: Bà Mạnh Vãn Châu bị bắt ở Canada vì tình nghi vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ đối với Iran.

    2019

    Tháng 1: Mỹ khởi tố Huawei, cáo buộc tập đoàn này lách luật để bán thiết bị cho Iran, cùng lúc đó cố gắng dẫn độ bà Mạnh từ Canada về Mỹ. Phía Ba Lan bắt giữ một nhân viên Huawei vì tình nghi làm gián điệp cho chính phủ Trung Quốc.

    Tháng 3: Huawei kiện ngược lại chính phủ Mỹ sau khi đạo luật năm 2018 được thông qua, cấm các nhân viên và tổ chức liên bang sử dụng thiết bị của Huawei. Họ cho rằng phía Mỹ hoàn toàn không có bằng chứng chứng minh việc dùng đồ của Huawei gây ảnh hưởng tới an ninh quốc gia.

    [​IMG]

    15/05: Tổng thống Trump ký sắc lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp, cấm các nhà mạng sử dụng thiết bị của “các quốc gia thù địch”. Sắc lệnh này không đề cập đến Huawei, nhưng nội dung của nó đủ để cấm các nhà mạng Mỹ làm việc với Huawei. Chỉ vài ngày sau, Google ngừng hợp tác với Huawei, rút giấy phép sử dụng Android trên những chiếc smartphone của tập đoàn Trung Quốc.

    20/05: Lệnh cấm của tổng thống Trump được nới lỏng. Bộ Thương mại Mỹ cho biết Huawei được phép mua thiết bị và làm việc với các tập đoàn Mỹ cho tới ngày 19/08/2019. Nhưng đúng ngày hôm ấy, Qualcomm, Intel tuyên bố ngừng cung cấp chip xử lý cho Huawei, và Microsoft cũng tuyên bố đã ngừng bán phần mềm cho phía tập đoàn Trung Quốc.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này