Hành động cấm thiết bị viễn thông Trung Quốc của tổng thống Trump sẽ ảnh hưởng ra sao tới...

Thảo luận trong 'Công nghệ' bắt đầu bởi P.W, 20/5/19.

  1. Hành động cấm thiết bị viễn thông Trung Quốc của tổng thống Trump sẽ ảnh hưởng ra sao tới...

    Hành động cấm thiết bị viễn thông Trung Quốc của tổng thống Trump sẽ...

    LIÊN HỆ (278 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: P.W
    3. Ngày đăng: 20/5/19 lúc 15:24
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. P.W

    P.W Guest

    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Không chỉ tăng thuế đánh vào các mặt hàng tiêu dùng nhập từ Trung Quốc, tuần qua chính quyền tổng thống Trump còn đi thêm một bước nữa, đó là ký sắc lệnh cấm các nhà mạng viễn thông Mỹ nhập thiết bị cơ sở hạ tầng viễn thông từ các quốc gia thù địch, mà Huawei của Trung Quốc là mục tiêu hàng đầu. Những bước đi như thế này cho thấy, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ còn diễn ra khá dai dẳng cho tới khi hai bên tìm được tiếng nói chung.
    [​IMG]

    Bản thân Huawei đã rơi vào khó khăn khi mất đi thị trường béo bở ngay trước khi công nghệ viễn thông 5G được đưa vào vận hành tại nhiều nơi trên thế giới. Thế nhưng không chỉ những nhà sản xuất thiết bị viễn thông tại Trung Quốc đang chạy đua để cung cấp thiết bị 5G tới các quốc gia khác, bản thân chuỗi cung ứng linh kiện và thiết bị công nghệ của thế giới hiện tại cũng có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, từ đó dẫn tới sự tách rời giữa hai hệ sinh thái công nghệ của Mỹ và Trung Quốc.

    Đầu tiên cần phải khẳng định, bước đi của chính quyền tổng thống Trump đã trao vào tay Bộ Thương mại Mỹ và những quan chức chính phủ thứ quyền lực lớn chưa từng thấy ảnh hưởng tới thị trường công nghệ. Chính phủ Mỹ có thể cấm hoặc yêu cầu những điều kiện riêng của họ khi một nhà mạng viễn thông đặt mua thiết bị và dịch vụ của đối tác nước ngoài. Cụ thể hơn, trong sắc lệnh nói trên có cụm từ “quốc gia thù địch”, mình dùng đi dùng lại rất nhiều lần nhưng không tránh được vì không có từ mang ý nghĩa khác.

    [​IMG]

    Rốt cuộc như thế nào mới bị đánh giá là “thù địch”? Nó là một khái niệm mang tính tương đối, mô tả một quốc gia, công ty hay cá nhân “trong khoảng thời gian dài thực hiện hành vi nghiêm trọng gây ảnh hưởng tới” an ninh quốc gia hoặc an ninh và sự an toàn của công dân hay các doanh nghiệp Mỹ. Xét tới sắc lệnh kể trên, chính phủ Mỹ từ giờ có quyền lực cho phép cấm hoặc kiểm soát những đơn hàng mà họ nghĩ là có liên quan tới những “thế lực thù địch nước ngoài”, gây ra nguy cơ tới cơ sở hạ tầng, an ninh quốc gia hoặc nền kinh tế ảo. Những khái niệm này vô cùng mơ hồ.

    Chúng mô tả hoàn hảo nỗi sợ hãi của phía Mỹ về những thiết bị viễn thông đến từ Trung Quốc. Trong sắc lệnh hoàn toàn không đề cập tới Trung Quốc hay bản thân đích danh Huawei, nhưng ngôn ngữ mà sắc lệnh này sử dụng lại mô tả hoàn hảo sự lo ngại của Mỹ trong nhiều năm qua, cho rằng thiết bị viễn thông của Huawei có thể nghe lén và ăn cắp thông tin nếu được lắp đặt ở những hệ thống mạng quan trọng.

    [​IMG]

    Hồi năm 2012, một bản báo cáo của Hội đồng Phản gián của Nghị viện Mỹ đã thôi thúc việc cấm sử dụng thiết bị của Huawei và ZTE. 5 năm sau, chính quyền Mỹ đã có động thái đầu tiên, đó chính là lệnh cấm kể trên. Tuy nhiên cần nhắc lại, không phải cứ ký sắc lệnh là Huawei sẽ bị cấm tại Mỹ. Ở thời điểm hiện tại, sau khi phát hiện ra công ty ma của Huawei lén bán thiết bị cho Iran, các công ty Mỹ muốn mua thiết bị của Huawei sẽ phải có một giấy phép đặc biệt được chính quyền chấp nhận. Nhưng chính quyền cũng có khả năng từ chối giấy phép đó bất kỳ lúc nào họ muốn. Trong trường hợp phía Mỹ hay các nước đồng minh không sản xuất được những thiết bị có tính năng và lợi ích tương tự, Huawei sẽ vẫn được bán sản phẩm của họ cho các nhà mạng viễn thông tại Mỹ.

    [​IMG]

    Trước đó, chính tổng thống Trump đã ra tay cứu ZTE sau lệnh cấm vào năm ngoái, khiến tập đoàn này sống dở chết dở, chuẩn bị tinh thần đóng cửa chi nhánh Mỹ, tồi tệ hơn là phá sản khi thị trường tiềm năng nhất đã bị đóng sập cửa trước mắt. Tương tự với Huawei, dù họ có khả năng chịu lỗ lâu hơn ZTE, nhưng không có nghĩa Huawei vẫn sẽ sống khỏe nếu không có thị trường Mỹ. Từ đó, những quyết định mang tính chiến lược chuẩn bị được đưa ra.

    Khi ký sắc lệnh đặc biệt, chính phủ Mỹ sẽ có 150 ngày để đưa ra những điều luật cụ thể cho phép sắc lệnh đó được áp dụng. Các quan chức hoặc sẽ làm việc đó theo cách minh bạch nhất, hoặc cứ thế ngấm ngầm đưa ra điều luật mới. Nếu khả năng thứ nhất xảy ra, các doanh nghiệp và các nhóm lợi ích sẽ được lên tiếng thuyết phục chính phủ suy nghĩ lại, từ đó cấp cho họ những giấy phép đặc biệt để tiếp tục nhập khẩu đồ Huawei vào đất Mỹ.

    [​IMG]

    Nhưng nếu trường hợp thứ 2 xảy ra, không chỉ các nhà mạng viễn thông Mỹ sẽ phải tìm giải pháp thiết bị cơ sở hạ tầng 5G từ các tập đoàn khác, mà chính bản thân Huawei cũng sẽ gặp khó khi họ bị chặn nguồn cung ứng từ phía Mỹ, từ giải pháp, phần mềm cho đến phần cứng. Huawei sẽ phải tìm những giải pháp thay thế khác, từ ngoài nước Mỹ đến bất kỳ quốc gia nào nơi lệnh cấm của Mỹ không có tác dụng.

    Bốn câu hỏi quan trọng nhất trong vụ việc này, xét trên cả hai khía cạnh lợi ích của Huawei cũng như của các tập đoàn và chính quyền Mỹ là như thế này:

    1. Khi bị cấm làm việc với đối tác Mỹ, Huawei sẽ ảnh hưởng ra sao? Hiện tại tập đoàn Trung Quốc được cho là đã tích trữ lượng linh kiện quan trọng đủ để cho họ sản xuất vài tháng tới 1 năm, vì đã tính trước việc bị Mỹ cấm vận. Bản thân HiSilicon cũng là đầu tàu của Huawei, dù tiến bộ công nghệ của họ không thể sánh được với những cái tên khác trên thế giới. Thời gian sẽ trả lời cho câu hỏi này.

    2. Các công ty Mỹ sẽ thiệt hại ra sao? Hiện tại, những cái tên như Qualcomnm, Seagate và Intel là những đối tác rất quan trọng với Huawei xét về doanh thu. Không có Huawei, họ vẫn sống khỏe, nhưng với những đối tác nhỏ như NeoPhotonics phát triển công nghệ quang học cho máy ảnh trong smartphone Huawei, mất đi đối tác chiến lược sẽ khiến họ vô cùng khó khăn.

    3. Các nhà mạng viễn thông trên thế giới sẽ chịu tác động gì? Một trong những mục tiêu hàng đầu của phía Mỹ khi có những động thái dọn đường cấm các thiết bị của Huawei chính là để tập đoàn Trung Quốc này bớt tự tin về khả năng hoạt động lâu dài của mình. Hiện tại Huawei vẫn đang là công ty dẫn đầu trong thị phần trang thiết bị viễn thông 5G, nhưng đi kèm với đó là dịch vụ hỗ trợ và nâng cấp thiết bị về lâu về dài. Lệnh cấm của Mỹ sẽ khiến không ít chính phủ và cả người dân e dè với sự hiện diện của thiết bị Huawei trong khu phố của họ. Tốc độ triển khai 5G từ đó sẽ bị chậm lại.

    4. Điều này sẽ ảnh hưởng ra sao tới cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung? Đáng lẽ ra một thỏa thuận đã được ký kết giữa Mỹ và Trung Quốc trước đó, nhưng phía Trung Quốc từ chối xem xét lại nhiều điều luật trong nước của họ. Thêm với làn sóng phản đối Huawei mà chính Mỹ tạo ra, phía Trung Quốc chắc chắn sẽ có những phản ứng mạnh, từ đó khiến cả hai phe xa rời nhau hơn, khiến cuộc chiến thương mại diễn ra lâu hơn.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này