Hàng Trung Quốc ùn ùn vào Việt Nam, lo “đội lốt” xuất đi Mỹ

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Thị trường - Tiêu dùng -, 14/10/19.

  1. Hàng Trung Quốc ùn ùn vào Việt Nam, lo “đội lốt” xuất đi Mỹ

    Hàng Trung Quốc ùn ùn vào Việt Nam, lo “đội lốt” xuất đi Mỹ

    LIÊN HỆ (943 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Thị trường - Tiêu dùng -
    3. Ngày đăng: 14/10/19 lúc 20:31
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Thứ Hai, ngày 14/10/2019 19:00 PM (GMT+7)


    Báo cáo của Bộ Công Thương vừa công bố cho thấy, thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam tăng nhanh có thể kéo theo hệ lụy về việc tăng kiểm soát nhập khẩu từ Việt Nam và Việt Nam dễ rơi vào tầm ngắm của việc kiểm tra tránh hàng Trung Quốc đội lốt vào Mỹ.


    Theo Bộ Công Thương, căng thẳng thương mại Mỹ và Trung Quốc tiếp tục leo thang vào tháng 8/2019 sau khi Mỹ công bố về mức thuế mới đối với hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào nước này, bao gồm: mức thuế 15% cho 112 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc đã có hiệu lực từ ngày 1/9 và mức thuế cho 250 tỷ USD hàng hóa sẽ tăng từ 25% lên 30% từ ngày 15/10.

    Trong tháng 9, PMI sản xuất của Việt Nam giảm về 50,5 điểm, là lần giảm thứ hai liên tiếp. Xu hướng PMI của Việt Nam hiện đã theo xu hướng giảm của PMI của ASEAN, cho thấy Việt Nam không nằm ngoài mức độ ảnh hưởng của căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

    [​IMG]

    Hàng Trung Quốc vào Việt Nam tăng mạnh làm gia tăng lo ngại tình trạng “đội lốt” tránh thuế.

    Bên cạnh đó, việc Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ (NDT) so với USD sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức cạnh tranh của nông sản xuất khẩu của Việt Nam so với Trung Quốc trên thị trường thế giới, đặc biệt là những sản phẩm nhiều lợi thế và có kim ngạch xuất khẩu lớn như thủy sản, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, cà phê và hồ tiêu sang thị trường Mỹ, châu Âu.

    Đồng thời, việc đồng NDT giảm giá sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, khi nông sản xuất khẩu của Việt Nam như rau quả, cao su, thủy sản, gỗ có giá cao hơn tương đối so với trước đây và kém cạnh tranh hơn so với sản phẩm cùng loại tại thị trường Trung Quốc.

    Thời gian vừa qua, thị trường đã ghi nhận đồng NDT giảm xuống mức thấp kỷ lục trong 11 năm qua. Lần đầu tiên kể từ năm 2008, đồng tiền này đã để mất ngưỡng quan trọng 7 NDT đổi 1 USD. NDT cũng được dự đoán tiếp tục yếu dần đi trong năm 2020.

    Đáng lưu ý, theo báo cáo của Bộ Công Thương, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Trung Quốc tăng mạnh đặt trong mối tương quan và tình hình địa chính trị, thương mại căng thẳng giữa Mỹ - Trung Quốc đang làm gia tăng lo ngại hiện tượng hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc mượn Việt Nam để lẩn tránh xuất xứ, rồi tái xuất đi Mỹ để né thuế.

    “Nhất là trong bối cảnh, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ cũng đang tăng mạnh trong thời gian qua”, Bộ Công Thương nêu.

    Bộ Công Thương lo ngại, thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam tăng nhanh có thể kéo theo hệ lụy về việc tăng kiểm soát nhập khẩu từ Việt Nam và Việt Nam dễ vào tầm ngắm của việc kiểm tra tránh hàng Trung Quốc đội lốt vào Mỹ, ảnh hưởng tới doanh nghiệp xuất khẩu, cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến cả đầu tư.

    Ngoài ra, báo cáo cũng đề cập tới những đàm phán, ký kết các Hiệp định thương mại tự do thời gian qua đã mang lại nhiều cơ hội cắt giảm thuế quan, mở cửa thị trường.

    Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh quốc gia, hoạt động thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài, phát triển công nghiệp hỗ trợ, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực chưa có sự cải thiện rõ rệt để tận dụng tối đa lợi ích mang lại.

    “Nhiều doanh nghiệp chưa có nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro, ứng dụng công nghệ thông tin, cải tiến mẫu mã sản phẩm, phương thức marketing trong thương mại quốc tế cũng như chưa chủ động kết nối với các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”, Bộ Công Thương đánh giá.

    [​IMG]

    Diễn biến những tháng đầu năm 2019 cho thấy, thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào ngành chế biến, xuất khẩu đồ gỗ tăng...
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này