Hàng trăm nghìn nhà đầu tư Mỹ đổ xô mua cổ phiếu các công ty phá sản

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi VietNambiz - Thị trường, 11/6/20.

  1. Hàng trăm nghìn nhà đầu tư Mỹ đổ xô mua cổ phiếu các công ty phá sản

    Hàng trăm nghìn nhà đầu tư Mỹ đổ xô mua cổ phiếu các công ty phá sản

    LIÊN HỆ (273 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: VietNambiz - Thị trường
    3. Ngày đăng: 11/6/20 lúc 06:25
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Giá cổ phiếu một số công ty nộp đơn xin phá sản tăng bằng lần, số nhà đầu tư nắm giữ các cổ phiếu này cũng nhảy vọt.


    Theo Bloomberg, mới tuần trước, 96.000 nhà đầu tư trên ứng dụng giao dịch Robinhood đã mở vị thế đối với cổ phiếu công ty Hertz Global Holdings. Số tài khoản nắm giữ cổ phiếu Whiting Petroleum cũng tăng khoảng 10.000 trong vòng 24 giờ.

    Đây là hai điểm chung giữa Hertz Global Holdings và Whiting Petroleum: Cả hai công ty đều đã nộp đơn xin phá sản. Và giá cổ phiếu của cả hai đều tăng gấp đôi trong phiên đầu tuần.

    Hiện tượng này cũng lặp lại đối với Chesapeake Energy, công ty này cũng đang chuẩn bị nộp đơn xin phá sản. Thông thường, khi doanh nghiệp phá sản, thông thường toàn bộ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đó sẽ bị xóa sạch, chỉ chủ nợ mới có thể nhận được (một phần) tiền.

    Trong thời buổi các nhà đầu tư nhỏ lẻ thèm khát cơ hội làm giàu nhanh chóng như hiện nay, việc một công ty nộp đơn xin phá sản có vẻ đã trở thành tín hiệu mua đối với nhiều người. Có bằng chứng cho thấy hành động của nhà đầu tư nhỏ lẻ là động lực chính của giá cổ phiếu các công ty phá sản.

    Ông Christopher Grisanti, Giám đốc đầu tư tại MAI Capital Management cho biết: "Nhà đầu tư nhỏ lẻ ảnh hưởng rất lớn tới việc các cổ phiếu này tăng mạnh. Tôi không nghĩ có ai từng thấy các nhà đầu tư tổ chức mua vào các cổ phiếu kiểu này. Chúng quá rủi ro. Giống như bạn đang cố bắt một con dao đang rơi vậy".

    [​IMG]

    Thị trường chứng khoán Mỹ 2020 tràn ngập những biến cố khác thường mà không ai đoán trước được. Chỉ số S&P 500 có cú rơi nhanh nhất trong lịch sử vào thị trường gấu, theo sau là đợt phục hồi 50 ngày nhanh chóng nhất trong 9 thập kỉ.

    Các nhà đầu tư nhỏ lẽ vội vã bắt nhịp với đợt phục hồi của thị trường, lời khuyên của các huyền thoại Phố Wall bị bỏ ngoài tai. Đại dịch toàn cầu đẩy nền kinh tế số một thế giới vào cuộc suy thoái sâu nhất kể từ những năm 1930, nhưng thị trường chứng khoán lại nhanh chóng trỗi dậy và lấy lại tất cả những gì đã mất.

    Trong một thị trường kì quái như hiện nay, việc nhà đầu tư bị lôi cuốn trước các công ty không thể trả nổi nợ có vẻ cũng không phải đáng ngạc nhiên.

    Theo trang web Robintrack, nhà đầu tư cá nhân trên ứng dụng Robinhood đang lũ lượt đổ xô đến các công ty được bảo hộ bởi luật phá sản.

    Dĩ nhiên, nhà đầu tư trên Robinhood không phải những người duy nhất quan tâm tới những cổ phiếu này. Nhưng Robinhood cung cấp cái nhìn tốt về các nhà đầu tư nhỏ lẻ, vì ứng dụng này cho phép quan sát sở hữu của người dùng trong thời gian thực.

    Giá các cổ phiếu này tăng một phần cũng có thể là do phe bán khống mua vào để đóng vị thế.

    Dữ liệu từ Robintrack cho thấy có tới 159.000 người dùng Robinhood đang nắm giữ cổ phiếu Hertz. Đây là một con số kỉ lục, và tăng mạnh so với con số 37.000 người tháng trước. Hiện tại, cổ phiếu công ty phá sản Hertz được nhiều người dùng của Robinhood nắm giữ hơn cả cổ phiếu Netflix.

    Việc này thật điên rồ, nhưng không hề ngu ngốc. Liên tiếp trong ba phiên giao dịch từ ngày 8/6, cổ phiếu Hertz đã tăng 577%, chỉ vài tuần sau khi hãng cho thuê xe này nộp đơn xin phá sản.

    Trong tháng 6, khối lượng giao dịch tăng lên mức trung bình 197 triệu cổ phiếu mỗi ngày - gấp 60 lần so với một ngày thông thường trong năm 2019.

    [​IMG]

    Chesapeake Energy cũng chứng kiến bước ngoặt tương tự. Giá cổ phiếu Chesapeake tăng 182% hôm 8/6, và sau khi thị trường đóng cửa, thông tin công hãng dầu mỏ này đang chuẩn bị nộp đơn phá sản được công bố.

    Dữ liệu của Bloomberg cho thấy hơn 20 triệu cổ phiếu Chesapeake đã được trao tay – khối lượng giao dịch lớn nhất trong một ngày của cổ phiếu này.

    Điều tương tự cũng xảy ra với Whiting Petroleum, một công ty khoan dầu đá phiến đã phá sản từ tháng 4. Lượng người dùng trên Robinhood nắm giữ cổ phiếu Whiting đã tăng đến mức kỉ lục 50.000 người trong tuần này. Hôm 8/6, giá cổ phiếu Whiting tăng 152%, và có tới hơn 104 triệu cổ phiếu được giao dịch.

    Bloomberg dẫn lời Giám đốc đầu tư Peter Boockvar của Bleakley Financial Group mỉa mai: "Thật tốt khi Vegas đã mở cửa trở lại, nhưng chẳng ai cần đến sòng bài khi mà họ có thể tham gia thị trường chứng khoán".

    Ông nói thêm: "Chúng ta đều biết rằng mức độ đầu cơ lớn trên thị trường hiện nay trùng khớp với sự gia tăng mạnh mẽ trong hoạt động của các nhà đầu tư nhỏ lẻ".

    Ông Boockvar cũng nói rằng hoạt động của nhà đầu tư nhỏ lẻ đã được khuyến khích bởi thị trường "lãi suất bằng không" và "nới lỏng tiền tệ không giới hạn" mà Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã tạo ra. Vị giám đốc đầu tư này không phải người duy nhất chê trách Fed.

    Ông Michael O'Rourke, Giám đốc đầu tư tại JonesTrading: "Nhờ vào các biện pháp giải cứu của Fed, phá sản đã trở thành sự kiện được nhà đầu tư ưa chuộng. Phải đến khi nào Chủ tịch Jay Powell và các đồng nghiệp của ông ta mới nhận ra họ đã phá hỏng cơ chế định giá của thị trường? Các vụ phá sản mới chỉ là một phần nhỏ của câu chuyện thôi".
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này