Hàng loạt doanh nghiệp Mỹ điêu đứng vì thương chiến

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Tin Nhanh Chứng Khoán |, 2/10/19.

  1. Hàng loạt doanh nghiệp Mỹ điêu đứng vì thương chiến

    Hàng loạt doanh nghiệp Mỹ điêu đứng vì thương chiến

    LIÊN HỆ (268 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Tin Nhanh Chứng Khoán |
    3. Ngày đăng: 2/10/19 lúc 19:35
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam [​IMG]

    (ĐTCK) Đại diện hơn 150 nhóm ngành đã gửi thư cho Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tuần trước yêu cầu Nhà Trắng hoãn áp thuế quan mới với hàng hóa của Trung Quốc.


    Tuần này, chính quyền Washington tạm ngưng tăng thuế (từ 25% lên 30%) áp lên 250 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc nhân dịp Quốc khánh Trung Quốc. Tuy nhiên, đến cuối năm nay, gần như tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ sẽ phải chịu thuế với tổng giá trị lượng hàng hóa lên tới 550 tỷ USD. Những mức thuế đồng thời sẽ đánh vào các công ty Mỹ nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc.

    Bắt đầu từ ngày 1/9, Mỹ đã áp 15% thuế bổ sung đối với hàng hóa từ Trung Quốc trị giá 112 tỷ USD. Đợt thuế quan bổ sung tiếp theo sẽ có hiệu lực vào ngày 15/12.

    Vẫn chưa có những thống kê cụ thể chính thức nào đo lường mức độ ảnh hưởng của các đợt áp thêm thuế này lên toàn bộ nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, đại diện của hơn 150 nhóm ngành gửi thư cho Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tuần trước yêu cầu Nhà Trắng hoãn áp thuế quan mới.

    Các công ty Mỹ đã cố gắng cắt giảm chi phí, dành các khoản đầu tư mới để bù đắp tác động của thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

    “Một số công ty đang trì hoãn các quyết định như xây dựng nhà máy mới”, các nhà phân tích tại Deutsche Bank cho biết.

    Trong khi đó, các chuyên gia của Goldman Sachs trong một nghiên cứu gần đây đã lưu ý rằng, các công ty Mỹ đang thay đổi chuỗi cung ứng và địa điểm sản xuất để giảm thiểu tác động của một cuộc chiến thương mại.

    Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn gây ra những tổn thất không thể tránh khỏi cho nền kinh tế Mỹ.

    Ngành bán lẻ là lĩnh vực chịu ảnh hưởng rõ ràng từ thương chiến.

    Cổ phiếu Best Buy đã giảm gần 20% kể từ khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang căng thẳng bắt đầu từ ngày 1/9, ngày các lệnh áp thuế mới lên hàng hóa nhập khẩu của hai nước có hiệu lực.

    Bà Corie Barry, CEO của Best Buy, trong một cuộc phỏng vấn với Tạp chí phố Wall cho biết, thuế quan có tác động mạnh nhất đối với các sản phẩm như tivi, đồng hồ thông minh và tai nghe.

    Bắt đầu từ ngày 15/12, đợt áp thuế quan mới của chính quyền Washington lên các sản phẩm liên quan đến máy tính, điện thoại di động và máy chơi game sẽ có hiệu lực. Tuy nhiên, tại thời điểm này, theo bà Barry, rất khó để dự đoán người tiêu dùng sẽ phản ứng thế nào nếu mức giá bị nâng lên cao hơn.

    Khoảng 60% hàng hóa của Best Buy được sản xuất ở Trung Quốc. Nhiều nhà cung cấp của nhà bán lẻ điện tử đa quốc gia này đang thực hiện kế hoạch chuyển nhà máy sản xuất.

    Best Buy không phải là trường hợp duy nhất đang gặp khó.

    American Outdoor Brand, công ty sở hữu thương hiệu súng nổi tiếng Smith & Wesson, vừa tuyên bố với các nhà đầu tư rằng, nếu không phải vì thuế quan, công ty sẽ đạt được các mục tiêu tài chính như đã dự kiến trong quý vừa rồi.

    Dollar Tree, một doanh nghiệp bán lẻ nổi tiếng của Mỹ khác, đã tăng mức tồn kho lên 15% trong quý II với nỗ lực mua càng nhiều sản phẩm Trung Quốc càng tốt trước khi thuế quan đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc có hiệu lực. Theo đại diện công ty, đợt áp thuế bổ sung sẽ tiêu tốn của công ty 26 triệu USD.

    Còn theo Hiệp hội May mặc và Giày dép Mỹ (AAFA), khoảng 92% quần áo được bán ở Mỹ, cũng như 68% hàng dệt gia dụng và 53% giày dép, bị ảnh hưởng bởi đợt tăng thuế bắt đầu từ ngày 1/9.

    Điều này dẫn đến đại diện của thương hiệu thời trang của Macy's và chuỗi cửa hàng J.C. Penney buộc phải cảnh báo người tiêu dùng về việc có thể tăng giá đối với mặt hàng quần áo và giày dép.

    Walmart, nhà bán lẻ lớn nhất thế giới, tuyên bố, công ty đã cố gắng xoay xở để đối phó với các tác động thuế quan cho đến hiện tại, nhưng việc tăng giá thì khó có thể trách khỏi trong tương lai.

    Đối với lĩnh vực nông nghiệp, để đáp trả các loại thuế quan của Washington, Bắc Kinh quyết định giảm nhập khẩu nông sản của Mỹ, đặc biệt là đậu nành, ngô. Và tất nhiên, điều này đưa nông dân Mỹ vào tình cảnh khốn đốn.

    Các doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là Deere & Co., tuyên bố cắt giảm 20% sản lượng trong nửa cuối năm 2019.

    Del Monte Foods, một công ty sản xuất và phân phối thực phẩm Bắc Mỹ, gần đây đã công bố kế hoạch đóng cửa sản xuất tại Mỹ, dẫn đến hàng trăm công nhân bị mất việc.

    Lĩnh vực công nghệ thông tin và Viễn thông cũng không mấy khả quan hơn.

    Nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới Intel đã công bố, trong quý II, công ty đã kiếm được nhiều lợi nhuận hơn dự báo ban đầu do thực tế là người tiêu dùng đã ồ ạt đổi đơn đặt hàng vào cuối năm thành đầu năm, vì họ sợ tăng giá trong nửa cuối năm nay.

    Trong lĩnh vực công nghiệp, các doanh nghiệp nổi tiếng như nhà sản cung cấp các sản phẩm tự động hóa Rockwell Automation, nhà sản xuất thiết bị chữa cháy Johnson Controls, nhà sản xuất nhiên liệu diesel Cummins hay Tập đoàn United Technologies đều cho biết, chi phí thuế quan đã dẫn đến giá cao hơn trong quý II, quý III năm 2019.

    Quỳnh Lê (Theo báo chí nước ngoài)
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này