Hạn chế quyền cổ đông mùa dịch: Coi chừng phạm luật!

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Tin Nhanh Chứng Khoán |, 13/5/20.

  1. Hạn chế quyền cổ đông mùa dịch: Coi chừng phạm luật!

    Hạn chế quyền cổ đông mùa dịch: Coi chừng phạm luật!

    LIÊN HỆ (209 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Tin Nhanh Chứng Khoán |
    3. Ngày đăng: 13/5/20 lúc 10:42
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam [​IMG]

    (ĐTCK) Lấy lý do phòng chống dịch Covid-19 lây lan, một số doanh nghiệp niêm yết thông báo chỉ mời cổ đông sở hữu từ 2.000 cổ phần trở lên, hoặc “khuyến nghị” cổ đông là cán bộ - nhân viên ủy quyền cho ban lãnh đạo công ty biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ)… Theo quy định hiện hành, việc hạn chế quyền cổ đông trong mọi trường hợp đều phạm luật.


    Ngày 6/5/2020, CTCP Địa ốc Sài Gòn (SGR) thông báo Nghị quyết HĐQT về việc tổ chức ĐHCĐ thường niên 2020.

    Trong nghị quyết này nêu rõ: “Để hạn chế nguy cơ lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng, HĐQT Công ty chỉ mời các cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 2.000 cổ phần trở lên tham dự đại hội.

    Các cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 2.000 cổ phần nếu có ý kiến đóng góp về các vấn đề chương trình họp gửi thư đến Văn phòng Công ty hoặc gửi email trước ngày 6/6/2020”.

    Ngay sau khi thông báo được đưa ra, nhiều ý kiến cho rằng, việc hạn chế cổ phần tham dự ĐHCĐ của SGR là phạm luật.

    Trước phản ứng từ thị trường, ngày 8/5/2020, SGR đã ra nghị quyết HĐQT mới, trong đó nội dung trên được bãi bỏ, thay vào đó là nội dung: “Ủy quyền và giao cho Tổng giám đốc Công ty tiến hành triển khai các thủ tục cần thiết theo quy định pháp luật. Chuẩn bị các nội dung, tài liệu phục vụ đại hội và thực hiện các vấn đề khác có liên quan”. Được biết, SGR dự kiến tổ chức ĐHCĐ vào ngày 10/6/2020.

    Tương tự, thông báo mới đây của CTCP Kim loại màu Thái Nguyên - Vimico (TMG) cũng khiến các cổ đông “giật mình”.

    Cụ thể, thông báo số 936 ngày 5/5/2020 của Chủ tịch HĐQT Công ty về việc tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2020 cho biết: “Thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới, do tính chất phức tạp của dịch có chiều hướng diễn biến phức tạp và chưa có thuốc điều trị, để tránh tiếp xúc đông người, Giám đốc Công ty thông báo và đề nghị quý cổ đông là cán bộ, công nhân viên của Công ty thực hiện ủy quyền cho Ban lãnh đạo/đơn vị tham dự đại hội và biểu quyết những nội dung trong chương trình đại hội…”.

    Với các cổ đông bên ngoài, TMG cũng “khuyến khích” ủy quyền cho các thành viên HĐQT Công ty biểu quyết trực tiếp tại đại hội.

    Trao đổi với Báo Đầu tư Chứng khoán, một cổ đông của TMG tỏ ra bất ngờ với thông báo trên và cho rằng, quyền tham gia và biểu quyết tại đại hội là quyền cơ bản của cổ đông, nên ông sẽ tham dự trực tiếp, chứ không ủy quyền. Theo thông báo, TMG dự kiến tổ chức ĐHCĐ vào ngày 27/5/2020.

    Ngày 8/5 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ra thông báo cho phép thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội và tranh thủ cơ hội này, nhiều doanh nghiệp niêm yết công bố tổ chức ĐHCĐ. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, ngay cả khi thực hiện giãn cách, doanh nghiệp cũng không nên hạn chế quyền của cổ đông, bởi đây là hành vi trái luật, có thể dẫn tới rủi ro pháp lý.

    Trong trường hợp muốn cổ đông ủy quyền, theo luật sư Nguyễn Minh Đức (Công ty Luật DNAS), trong mẫu ủy quyền, doanh nghiệp cần ghi cụ thể các nội dung ủy quyền để tránh dẫn tới mâu thuẫn, hạn chế rủi ro.

    “Bên cạnh đó, mẫu ủy quyền có thể cấu trúc phần ‘câu hỏi khác’ để cổ đông liệt kê các nội dung ủy quyền và đặt câu hỏi. Khi đó, người được ủy quyền chỉ thực hiện chức trách “bỏ phiếu giúp”, tránh được xung đột lợi ích. Tuy vậy, doanh nghiệp nên dời lịch họp muộn hơn hoặc tổ chức đại hội trực tuyến để tạo điều kiện cho mọi cổ đông có thể tham dự, tránh các rủi ro có thể xảy ra”, luật sư Đức khuyến nghị.

    Về nguyên tắc, mỗi một cổ phần phổ thông tương ứng với một phiếu biểu quyết, nên đã là cổ đông nắm giữ cổ phần của công ty thì ít hay nhiều đều có quyền ngang nhau trong việc tham dự và biểu quyết tại ĐHCĐ.

    Tuy nhiên, trên thực tế, vì nhiều lý do, không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện triệt để nguyên tắc này.

    “Lúc này, vai trò của bộ phận Quan hệ công chúng (IR) là rất quan trọng để duy trì mối quan hệ giữa các cổ đông với nhau, giữa cổ đông với công ty, giữa cổ đông nhỏ với cổ đông lớn nhằm tránh xung đột có thể xảy ra”, luật sư Đức chia sẻ thêm.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này