Hai câu chuyện ảnh báo chí tiêu biểu chiến thắng cuộc thi "Wildlife Photographer of the...

Thảo luận trong 'Công nghệ' bắt đầu bởi trangminhhoang93@gmail.co, 12/2/20.

  1. Hai câu chuyện ảnh báo chí tiêu biểu chiến thắng cuộc thi "Wildlife Photographer of the...

    Hai câu chuyện ảnh báo chí tiêu biểu chiến thắng cuộc thi "Wildlife...

    LIÊN HỆ (142 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: trangminhhoang93@gmail.co
    3. Ngày đăng: 12/2/20 lúc 20:10
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên của Anh vừa công bố những bức ảnh thắng cuộc trong cuộc thi "Wildlife Photographer of the Year" năm 2019. Cuộc thi ảnh The Wildlife Photographer of the Year là một cuộc thi ảnh nổi tiếng trên toàn thế giới dành cho tất cả những ai yêu thiên nhiên hoang dã, nó là một cuộc thi mang tầm quốc tế diễn ra hàng năm và chọn ra những bức ảnh đẹp nhất về thiên nhiên. The Wildlife Photographer of the Year được sáng lập vào năm 1965, được tổ chức và phát triển bởi Bảo tàng lịch sử thiên nhiên London (Natural History Museum) và đài BBC Worldwide. Rất nhiều hạng mục được công bố nhưng mình xin chọn ra hai bộ ảnh thắng Giải Báo chí để chia sẻ cùng anh em vì ảnh không chỉ đẹp mà những câu chuyện đi cùng nó rất đáng để lưu tâm.
    Không còn linh thiêng

    Tác giả: Jasper Doest, Hà Lan
    Khỉ macaque Nhật Bản, được biết đến nhiều nhất với tên khỉ tuyết, là một loài linh trưởng chỉ có ở Nhật Bản. Trước đây, đây là loài động vật vốn bị đe doạ tuyệt chủng. Sau nhờ sự thiết lập các công viên để bảo vệ chúng đã dẫn đến sự phát triển quá mức của loài sinh vật này. Thêm vào đó, do sự gần gũi của chúng với nhân viên của công viên cùng khách du lịch, cũng như sự phụ thuộc của chúng vào thức ăn mà họ cho, rất nhiều con đã không còn sợ hãi loài người nữa và bắt đầu tấn công mùa màng. Để kiểm soát số lượng macaque, có một số luật nhất định ở Nhật Bản cho phép người dân bắt và huấn luyện chúng để phục vụ cho ngành công nghiệp giải trí.
    Nhiếp ảnh gia Jasper đã khám phá mối quan hệ phức tạp mà người dân Nhật Bản có với một loài động vật có thể bị coi là phiền toái, hoặc một con thú cưng và là thành viên gia đình, hay cũng có thể họ coi chúng là một nguồn giải trí béo bở.

    Giờ biểu diễn
    Chụp bởi: Canon EOS 5D Mark IV + ống kính 24–70mm f2.8 ; 1/160 f10 (-1.7 e/v); ISO 2000
    [​IMG]
    Trong suốt 17 năm, ba lần một ngày, Riku đã biểu diễn các tiểu phẩm trước đông đảo khán giả tại một nhà hát ở Nhật Bản. Điểm hấp dẫn của những màn trình diễn truyền thống này nằm ở vẻ ngoài giống người của những con khỉ macaque đã được đào tạo. Jasper đã mất rất lâu để xin được phép chụp ảnh buổi biểu diễn này. Anh đã rất sốc khi một con vật từng được coi là cầu nối linh thiêng giữa các vị thần và con người nay bị chế giễu vì mục đích thương mại.

    Giờ tắm
    Chụp bởi: Canon EOS-1D X Mark II + ống kính 16–35mm f2.8; 1/20 f11; ISO 6400; Profoto B1 flash
    [​IMG]
    Ban đầu, Jasper hoài nghi về đạo đức của việc bắt và huấn luyện loài khỉ macaque hoang dã. Nhưng sau một thời gian ở cùng với cả nhóm, anh thấy được mối quan hệ đồng cảm giữa một số huấn luyện viên với những con khỉ bị giam cầm của họ. Thay vì chỉ đối xử với những con vật này như những công cụ kiếm tiền, họ tắm cho những chú khỉ bằng tình cảm và chăm sóc cho chúng như những đứa trẻ.

    Thời khắc sexy
    Chụp bởi: Canon EOS 5D Mark III + ống kính 24–70mm f2.8; 1/125 f2.8; ISO 3200
    [​IMG]
    Chuyển đèn sang màu đỏ, chủ quán rượu hô lên "Thời khắc sexy!". Được ra hiệu, bạn khỉ Fuku 17 tuổi nằm ra sàn và bắt đầu chạm vào cái tã của mình. Căn phòng nhỏ, tối của quán rượu Kayabuki tràn ngập tiếng cười và tiếng reo hò. Chụp ảnh buổi biểu diễn này của macaque là một trải nghiệm buồn đối với Jasper. "Hình ảnh đó vẫn ám ảnh tôi. Tôi thấy nó thật khó để chứng kiến."

    Giờ chụp ảnh
    Chụp bởi: Canon EOS 5D Mark III + ống kính 24–70mm f2.8; 1/125 f2.8; ISO 3200
    [​IMG]
    Một bé gái chụp ảnh cùng một số con khỉ macaque tại quán rượu Nhật Bản. Những con khỉ này được sử dụng hợp pháp phục vụ cho mục đích giải trí nhưng quyền động vật ở Nhật Bản giới hạn thời gian làm việc của chúng là hai giờ một ngày. Với sự phát triển của loại hình giải trí này - nhờ các cảnh quay được chia sẻ trên mạng xã hội - ông chủ quán rượu có ý định sẽ huấn luyện thêm khỉ để lôi kéo các vị khách nhiều hơn nữa.

    Giờ cho ăn
    Chụp bởi: Canon EOS-1D X + ống kính 24–70mm f2.8 ; 1/320 f5.6 (-0.3 e/v); ISO 3200
    [​IMG]
    Toshikazu cho một bầy khỉ macaque lớn ăn cam. Vào thập kỷ 1960, một số công viên khỉ ở Nhật Bản được thành lập để phục hồi số lượng khỉ macaque. Nhưng sự gần gũi của chúng với con người và sự lệ thuộc về đồ ăn đã thay đổi hành vi của loài sinh vật này. Kể từ khi đó, chúng bắt đầu có thói quen đột kích các loại cây trồng của địa phương.

    Giờ bảo vệ
    Chụp bởi: Canon EOS-1D X Mark II + ống kính 24–70mm f2.8; 1/60 f16; ISO 500; Profoto B2 flash
    [​IMG]
    Một người nông dân 77 tuổi đứng cạnh cánh đồng của gia đình, trên tay bà là khẩu súng trường bán tự động để xua đuổi những con khỉ macaque. Những cuộc đột kích hàng ngày của chúng đã đe doạ kế sinh nhai của gia đình bà. Mặc dù nằm trong diện được bảo vệ, hàng năm vẫn có từ 5.000 tới 10.000 con khỉ bị giết để ngăn chặn những thiệt hại nông nghiệp. Đó là những khu vực mà nền kinh tế địa phương phụ thuộc nhiều vào các loại cây trồng được sản xuất bởi các trang trại quy mô nhỏ.

    Niềm hi vọng mới cho loài báo sư tử Florida

    Tác giả: Jasper Doest, Mỹ
    Loài báo sư tử Floria, một quần thể báo sư tử có nguy cơ bị tuyệt chủng, từng sống ở khắp miền đông nam Hoa Kỳ. Tuy nhiên, do bị săn bắt và mất đi môi trường sống, giờ chúng chỉ còn ở miền nam Florida. Ngày nay, chỉ có khoảng 230 con báo sư tử còn lại ở Mỹ. Sự đô thị hoá làm mất đi môi trường sống của chúng và chúng bị đâm chết ở trên những con đường. Carlton, một người dân bản địa Florida, là một nhà vận động động vật hoang dã. Anh đã dành ra nhiều năm trời nỗ lực để khôi phục số lượng loài báo sư tử này. Rất nhiều người đang làm việc để bảo vệ môi trường sống của chúng và vận động kêu gọi đầu tư cho các biện pháp bảo tồn.
    Cú nhảy qua con lạch
    Chụp bởi: Nikon D7100 + ống kính 10–24mm f3.5–4.5, sử dụng tiêu cự 16mm; 1/250 f9 (-0.7 e/v); ISO 1250; 7 flash Nikon + trigger laser hồng ngoại Cognisys Sabre + trigger radio Pixel Pawn + máy ảnh tuỳ chỉnh chống nước và flash housing; tripod Benro + ball-head Slik

    [​IMG]
    Một con báo sư tử đực nhảy qua con lạch trong Khu Bảo tồn Động vật Hoang dã Quốc gia Florida Panther. Những con báo sư tử đi thang thang trong khu đất rộng lớn, chủ yếu là vào ban đêm. Đó là lý do tại sao Carlton đã mất gần hai năm đặt bẫy máy ảnh để ghi lại được hình ảnh vào ban ngày này. "Dù tốc độ màn trập nhanh, tấm ảnh vẫn bị nhoè. Nó cho bạn cảm nhận về tốc độ của con báo." Anh nói.

    Bị lấn át bởi khu vực nhà ở mở rộng
    Chup bởi:
    Nikon D810 + ống kính 24–70mm f2.8, sử dụng tiêu cự 34mm; 1/4000 f4 (-0.3 e/v); ISO 800
    [​IMG]
    Một cái nhìn từ trên không cho thấy vùng ngoại ô đã lấn chiếm môi trường sống của loài báo. Florida ngày một mất đi môi trường sống nông thôn và hoang dã để cung cấp nhà ở cho dòng người chuyển đến sống tại khu vực này. Carlton đã thành lập một chiến dịch để bảo vệ mạng lưới đất đai, cung cấp lối đi lại cho loài báo này để chúng có thể di chuyển qua các tiểu bang.

    Bị ô tô đâm chết
    Chụp bởi: Nikon D810 + ống kính 24–70mm f2.8; tiêu cự 24mm; 2 giây f16 (-0.7 e/v); ISO 1600; flash Nikon SB-700 flash; tripod Gitzo tripod + ball-head Really Right Stuff
    [​IMG]
    Cảnh sát vây quanh một con báo bị một chiếc xe đâm chết. Mỗi năm, có tới 30 con báo sư tử Floria chết trên đường. "Nhiều hàng rào chắn và khu vực qua đường riêng cho động vật hoang dã sẽ giúp những chú báo qua đường an toàn hơn. Bằng cách nêu lên thực tại nghiệt ngã này, tôi hi vọng có thể thúc đẩy mọi người hỗ trợ đầu tư vào cơ sở hạ tầng cần thiết để động vật hoang dã và con người cùng tồn tại tốt hơn." Carlton chia sẻ.

    Bảo vệ bằng cách chăn nuôi
    Chụp bởi: Nikon D810 + ống kính 24–70mm f2.8; tiêu cự 38mm; 1/640, f5.6 (-0.7 e/v); ISO 400
    [​IMG]
    Những người nông dân đang vây quanh một đàn gia súc vào lúc bình minh ở nông trại Buck Island. Nhiều trang trại đang được bán cho những bên phát triển nhà ở, làm mất đi các lối đi tự nhiên quan trọng của loài báo. Ở những nơi như Buck Island, cả nghiên cứu nông nghiệp và bảo tồn được thực hiện. Đây là việc rất quan trọng đối với sự phục hồi số lượng những con báo Florida.

    Cứu hộ gia đình
    Chụp bởi: Nikon D850 + ống kính 24–70mm f2.8, tiêu cự 24mm; 1/125 f8; ISO 800; flash Nikon SB-5000; trigger radio Nikon; softbox Photoflex
    [​IMG]
    Các bác sỹ thú y mang hai chú báo con đã được gây mê vào phòng khám để kiểm tra trước khi chúng được thả ra. Bốn tháng trước, người ta thấy mẹ của chúng nằm trên đường và bị thương. Những nhà nghiên cứu biết rằng nó vừa mới sinh con. Những chú báo con không thể tồn tại được nếu không có mẹ chúng chăm sóc. Vì thế, chúng được trông coi khi đợi báo mẹ hồi phục.

    Khám phá gia đình
    Chụp bởi: Nikon D7100 + ống kính 18–70mm f3.5–4.5; tiêu cự 22mm; 1/8 f8 (-2 e/v); ISO 1250; 3 flash Nikon; flash housing tuỳ chỉnh chống nước + camera housing Cognisys; trigger hồng ngoại Cognisys Scout; tripod Benro + ball-head Slik.
    [​IMG]
    "Đây là bức ảnh quan trọng nhất trong sự nghiệp của tôi cho tới nay." Carlton chia sẻ. Được chụp bởi một chiếc máy ảnh đã cài đặt sẵn, nó là minh chứng cho thấy những con báo cái đang di chuyển về phía bắc vào những vùng lãnh thổ mới - lần đầu tiên sau nhiều thập kỉ. Đó là một dấu hiệu đầy hi vọng cho những con báo sư tử Florida. Carlton tin rằng tương lai của những chú báo con này phụ thuộc rất nhiều vào chúng ta.

    Anh em có thể xem thêm nhiều hạng mục ảnh đoạt giải khác của cuộc thi TẠI ĐÂY.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này