Hà Tĩnh: Nuôi ếch vừa nhàn lại cho thu nhập 30 triệu đồng mỗi lứa

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Thị trường - Tiêu dùng -, 3/8/19.

  1. Hà Tĩnh: Nuôi ếch vừa nhàn lại cho thu nhập 30 triệu đồng mỗi lứa

    Hà Tĩnh: Nuôi ếch vừa nhàn lại cho thu nhập 30 triệu đồng mỗi lứa

    LIÊN HỆ (254 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Thị trường - Tiêu dùng -
    3. Ngày đăng: 3/8/19 lúc 10:04
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Thứ Bảy, ngày 03/08/2019 08:00 AM (GMT+7)


    Không chiếm nhiều diện tích mặt nước, không mất nhiều công chăm sóc, sau 3 tháng thả nuôi ếch, gia đình anh Nguyễn Ngọc Thuần (thôn Bình Quang, xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) thu về 30 triệu đồng/lứa.


    Trước đây, gia đình anh Nguyễn Ngọc Thuần (SN 1974, thôn Bình Quang, xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên) đầu tư chăn nuôi lợn, cá, gà, vịt… theo quy mô gia trại. Tuy nhiên, thời gian gần đây gia súc, gia cầm xuất hiện nhiều dịch bệnh, lợn rớt giá mạnh nên anh Thuần đã giảm đàn lợn và chuyển đổi sang nuôi ếch thương phẩm. Tận dụng diện tích mặt nước ao sẵn có của gia đình, anh đã thả nuôi 3.000 con ếch giống.

    [​IMG]

    Ếch được phân ra các chuồng. Ảnh: N. D.

    Chia sẻ với PV anh Thuần cho biết: “Đầu tháng 3/2019, tôi vào Quảng Bình mua 3.000 con ếch giống về thả trong 4 lồng. Thức ăn của ếch chủ yếu được tận dụng từ cá tạp, ốc... trong ao của gia đình. Đây là loài vật dễ nuôi, ăn ít, ít dịch bệnh, mà giá bán lại cao. Thức ăn thừa của ếch lại được tận dụng để nuôi cá chép. Trước đây,tôi cũng đã nuôi loại con này rồi nhưng không có thị trường tiêu thụ nên tạm dừng, nay tôi lại tiếp tục nuôi”.


    Sau 3 tháng nuôi, ếch có thể xuất bán. Ảnh: N. D.

    Anh Thuần cho biết, sau khoảng 3 tháng chăm sóc, trung bình mỗi con ếch đạt trọng lượng hơn 200g, tổng năng suất dự kiến đạt khoảng 4,5 tạ (đã trừ hao hụt). Với giá bán hiện nay là hơn 70 nghìn đồng/1 kg, trừ chi phí, gia đình anh thu về khoảng 30 triệu đồng.

    "Thời gian tới, tôi đang dự tính cải tạo ao để thả giống vụ tiếp theo, tùy vào nhu cầu thị trường mà gia đình sẽ mở rộng quy mô phù hợp” - anh Thuần nói.


    Những con ếch có trọng lượng tương đương nhau được thả cùng lồng để tránh hao hụt. Ảnh: N. D.

    Để phục vụ việc chăn nuôi của gia đình, anh Thuần đã đầu tư hơn 20 triệu đồng để mua hệ thống máy móc chế biến thức ăn chăn nuôi. Tận dụng lượng cá rô phi trong ao, anh làm thức ăn nuôi ếch và các vật nuôi khác.

    Anh Thuần chia sẻ: “Thức ăn cho ếch rất đơn giản, chỉ cần nguyên liệu là cá rô phi hoặc ốc bươu vàng - những thứ rất có sẵn ở địa phương, trộn với một ít cám hoặc ngô, lúa rồi xay thành viên. Vì thế, chi phí nuôi ếch không lớn mà chất lượng thịt ếch lại đảm bảo hơn nhờ nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có”.


    Anh Thuần tận dụng diện tích ao hồ để nuôi ếch. Ảnh: N. D.

    Con ếch có lợi thế là thời gian nuôi ngắn, chi phí đầu tư ban đầu thấp, không tốn nhiều diện tích đất, ít dịch bệnh và có thể tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên nên cho thu nhập cao. Thịt ếch ngon, nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thịt ếch tại thị trường Hà Tĩnh nói chung chủ yếu được cung ứng từ các nhà trại từ phía Nam.

    Còn số ếch của gia đình anh Thuần đang phân phối ở trong dân, còn chưa thâm nhập được vào các chợ, nhà hàng... Nếu làm tốt công tác tuyên truyền quản bá, tìm đầu ra ổn định cho thịt ếch thì đây là một hướng làm ăn mới nâng cao thu nhập cho bà con.

    “Con ếch tuy dễ nuôi nhưng để ếch phát triển tốt và đạt được chất lượng thì môi trường nuôi phải đảm bảo sạch và nguồn giống tốt. Ếch có đặc tính tự ăn nhau (con lớn ăn con nhỏ), do đó, phải chú ý để tách tỉa ếch, những con có trọng lượng gần bằng nhau thì cho ở chung lồng chứ không là rất dễ bị hao hụt số lượng” - anh Thuần tiết lộ.

    Với ao nuôi cá trước đây, nay được anh Thuần xây dựng bờ bao kiên cố với dự định mở rộng quy mô nuôi ếch.


    Anh Thuần cải tạo, xây tường bao ao để mở rộng quy mô nuôi ếch. Ảnh: N. D.

    Cũng theo anh Thuần, nghề nuôi ếch đem lại giá trị kinh tế cao, nhưng còn mang tính nhỏ lẻ, người nuôi còn thiếu kỹ thuật, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thực tiễn. Đặc biệt là thiếu thị trường, đầu ra chưa ổn định. Vì thế, rất cần các ngành chức năng quan tâm hỗ trợ để mô hình mang lại hiệu quả hơn.

    Trao đổi, ông Nguyễn Thiện Toàn - Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Bình cho hay: Tại địa phương, trước đây có ba hộ nuôi ếch nhưng đến nay chỉ còn hộ anh Thuần duy trì. Tại địa phương, anh Thuần là người mạnh dạn làm ăn, có vườn, ao rộng. Việc nuôi ếch thật sự mang lại hiệu quả kinh tế và phù hợp với điều kiện của địa phương cũng như trong bối cảnh chăn nuôi hiện nay.


    "Hiện nay, cùng với con ếch, địa phương cũng đang tìm thêm một số đối tượng vật nuôi mới để phát triển mang lại thu nhập cho người dân, đồng thời thay thế cho con gia súc gia cầm trong thời điểm dịch bệnh đang diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, do đầu ra đang khó khăn, thị trường tiêu thụ nhỏ lẻ nên người dân và chính quyền chưa dám nhân rộng mô hình...", ông Nguyễn Thiện Toàn.
    [​IMG]

    Sau hơn 1 năm mày mò học hỏi, vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm, chàng trai trẻ La Văn Quý, bản Phiêng Nèn (xã Mường Giàng, huyện...
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này