[Góc nhìn] Sóng II của đại dịch COVID-19 liệu có đáng sợ?

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi VietNambiz - Thị trường, 16/6/20.

  1. [Góc nhìn] Sóng II của đại dịch COVID-19 liệu có đáng sợ?

    [Góc nhìn] Sóng II của đại dịch COVID-19 liệu có đáng sợ?

    LIÊN HỆ (270 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: VietNambiz - Thị trường
    3. Ngày đăng: 16/6/20 lúc 08:22
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Những dấu hiệu của cơn sóng số II của COVID-19 đang xuất hiện và điều đó có thật sự đáng sợ như những gì đã xảy ra tại cơn sóng đầu tiên, thứ đã làm ngưng trệ toàn bộ nền kinh tế thế giới.


    Nhiều báo cáo thống kê đưa ra các con số về đại dịch cúm Tây Ban Nha cách đây 102 năm thì sóng II mới thật sự đáng sợ. Số lượng người tử vong bởi đại dịch này tập trung chủ yếu tại sóng II (gấp khoảng 3 lần sóng I).

    Nhìn lại lịch sử để chúng ta sẽ cần nhiều hơn những thận trọng, thận trọng chứ không phải sợ hãi, thận trọng để tiếp tục đề cao "Quản trị rủi ro" là ưu tiên số 1 trong bất kì giai đoạn đầu tư nào. Ngài Buffett có chia sẻ "All time is uncertain..., We just didn't know it was uncertain".

    [​IMG]

    Nguồn: https://theconversation.com

    Vậy liệu sóng II COVID-19 có thực sự đáng để chúng ta lo lắng?


    Với câu chuyện sóng II COVID-19 đã và đang diễn ra có phần trầm trọng hơn nếu nhìn vào số ca mới. Như ngày 12/6 tiếp tục là ngày kỉ lục tăng 141.973 ca nhiễm mới với ổ dịch tập trung ở Brazil, Nga, Ấn trong hơn 1 tháng nay và Mỹ duy trì "ổn định" trên 20.000 ca mới mỗi ngày.

    Rộng hơn đó là tầm khu vực Trung Đông, Nam Á, Châu Phi & Mỹ Latin, và đặc biệt trong ngày 13/6 Bắc Kinh xuất hiện ca mới sau hơn 50 ngày không có, điểm bùng phát tiếp tục là một khu chợ dân sinh (theo nhà chức trách là phát hiện virus trên thớt thái cá hồi).

    Diễn biến như vậy, theo đánh giá của người viết đủ để chúng ta khẳng định sóng II đang diễn ra. Nhưng khi nhìn nhận đánh giá cụ thể từ đầu dịch đến nay có thể nhận định rằng sẽ không có quá nhiều nguy hiểm ở sóng II, mặc dù số ca mới và sự lan rộng hơn rất nhiều những gì diễn ra từ tháng 1-4/2020.

    Chúng ta có thể nhận thấy, thực tế COVID-19 không phải là virus quá nguy hiểm về mặt dịch tễ (căn cứ trên con số thống kê) cho đến nay tỉ lệ khỏi bệnh là trên 50%, tỉ lệ tử vong khoảng 5,5%, trong đó tập trung cao ở thời gian 'bị ngợp' tại cao điểm bùng phát dịch và các nước (thế giới) chưa thống nhất phác đồ điều trị.

    Brazil, nước đi đầu trong điểm nối sóng I và II, được bình chọn là một trong những quốc gia có dịch vụ y tế tệ nhất trong nhóm có cùng qui mô kinh tế (GDP khoảng 2.000 tỉ USD, rơi vào suy thoái mấy năm nay). Đổi lại tỉ lệ tử vong tại đây chỉ là 5,04%, nên nhớ rằng chênh lệch giàu nghèo ở Brazil là rất cao, ngay tại thủ đô Rio de Janeiro hàng ngàn người sống ở các khu ổ chuột.

    Thêm một thống kê nữa tại Ấn Độ có tỉ lệ tử vong đến nay khoảng 2,9%. Đồng thời chúng ta nhìn lại Italy, Pháp, Tây Ban Nha, Anh những quốc gia có chất lượng y tế hàng đầu nhưng 'bị ngợp' lúc đầu có tỷ lệ tử vong lần lượt là 14,47%; 18,8%; 9,3% và 14,2%.

    So sánh một chút tương quan sóng I với những gì đang diễn ra (chúng ta đang coi là sóng II) thì thấy rằng quan điểm về cơ bản về COVID-19 đã không còn quá nguy hiểm, thế giới cơ bản đã hiểu về nó. Biến cố ở đây sẽ chỉ thực sự nguy hiểm khi mà có COVID-19 chủng loại mới biến đổi so với ban đầu!?

    Vậy trong thời gian tới thị trường sẽ chịu dẫn dắt chính bởi yếu tố nào?


    Theo quan điểm của tác giả, trong thời gian tới "thị trường sẽ lắng nghe diễn biến kinh tế vĩ mô nhiều hơn". Với việc trong những phiên giao dịch ở tất cả các thị trường trên toàn thế giới đã bắt đầu giảm đi sự hưng phấn mà theo lí giải chủ yếu đến từ F0 (những nhà đầu tư mới). Thị trường cơ bản đang dần trở lại với nguyên tắc của nó, nơi cơ bản vẫn là tiếng nói quan trọng hàng đầu.

    Theo đó, các yếu tố/chỉ tiêu vĩ mô vô hình chung sẽ trở thành mỏ neo để thị trường bám chặt. Trung Quốc đã rất tinh vi khi không công bố mục tiêu tăng trưởng do vậy cơ bản là chỉ ăn đong với từng tháng từng tháng số liệu vĩ mô của Trung Quốc được công bố. Với Mỹ, sẽ là cụ thể hơn GDP -6,5% và +5,0% lần lượt trong 2020 & 2021 và Fed sẽ không tăng lãi suất đến cuối năm 2022.

    Như vậy đầu vào, mục tiêu vĩ mô của Mỹ là tương đối rõ ràng. Thị trường Mỹ sẽ coi đây là mỏ neo làm căn cứ, sẽ như thế nào nếu con số tăng trưởng 5,0% trong năm 2021 đến quí III bị điều chỉnh giảm xuống, hay như thế nào nếu Fed tăng lãi suất sớm hơn dự kiến.

    Đó là những tiếng thở vô cùng quan trọng để thị trường lắng nghe. Những yếu tố này sẽ được coi là cơ bản cơ yếu nhất bắt buộc phải theo dõi, đổi lại sự cơ bản tuy ai cũng biết nhưng xử lí như thế nào, nhận định ra sao lại là yếu tố mang tính then chốt, quyết định đến kế hoạch đầu tư.

    [​IMG]

    Nguồn: Nathan Vu tổng hợp


    Tại Việt Nam, Chính phủ hiện đang quyết tâm làm sao để đạt mục tiêu tăng trưởng cao nhất, nhưng mục tiêu rõ ràng đối với tăng trưởng GDP trong năm nay là bao nhiêu hiện chưa rõ. Do vậy, việc lắng nghe kết quả kinh tế vĩ mô theo từng các chỉ tiêu theo quí, tháng là vô cùng quan trọng.

    Như mới nhất việc Tổng cục hải quan có công bố lũy kế 5 tháng xuất siêu 3,5 tỉ USD thay vì 1,9 tỉ USD phần nào cho thấy sức khỏe vĩ mô của Việt Nam có sự ảnh hưởng thấp hơn so với dự báo, nhận định trước đó. Điều này đồng quan điểm được lãnh đạo nhiều ngân hàng chia sẻ trong đại hội đồng cổ đông rằng sự ảnh hưởng của COVID-19 lên tổng tín dụng của ngân hàng là thấp hơn do với ước lượng trước đó.

    Cụ thể hơn với thị trường chứng khoán Việt Nam, bên cạnh các mục tiêu vĩ mô chung thì một trong những yếu tố cần đáng lưu tâm lúc này là dòng tiền. Thanh khoản trung bình 6.000 – 7.000 tỉ/phiên liệu chỉ đến riêng từ F0 và có liên quan đến diễn biến lãi suất liên ngân hàng hiện về mức thấp nhất lịch sử, hay trái phiếu 5 năm của chính phủ đang về dưới 2,0%.

    Điều này phần nào cho thấy rằng không chỉ toàn thế giới mà ngay tại Việt Nam "tiền rẻ" cũng đang có rất nhiều và đây là yếu tố quan trọng tạo nên sự sôi động cho thị trường chứng khoán. Cần lưu ý rằng PE thị trường chứng khoán thường biến thiên ngược chiều so với diễn biến của lãi suất.

    Do vậy, bên cạnh diễn biến các chỉ tiêu vĩ mô như thế nào so với kì vọng được các quốc gia, tổ chức dự báo. Cùng với kết quả kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp sẽ chịu tác động tiêu cực bởi COVID-19 dẫn đến tăng trưởng EPS sẽ bị suy giảm như nhiều bên đánh giá.

    Trong khi đó, các yếu tố liên quan, hỗ trợ dòng tiền tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung cũng là điểm đáng lưu ý tác động lên diễn biến chỉ số chứng khoán trong thời gian tới.


    Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính doanh nghiệp. Tất cả những thông tin nêu trong bài viết đã được xem xét cẩn trọng, tuy nhiên báo cáo chỉ nhằm mục tiêu cung cấp thông tin để người đọc tham khảo mà không mang tính chất khuyến nghị đầu tư.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này