Giống rùa mai mềm Cantor gần giống rùa Hồ Gươm đang dần phục hồi ở Campuchia

Thảo luận trong 'Công nghệ' bắt đầu bởi Hassler, 4/5/19.

  1. Giống rùa mai mềm Cantor gần giống rùa Hồ Gươm đang dần phục hồi ở Campuchia

    Giống rùa mai mềm Cantor gần giống rùa Hồ Gươm đang dần phục hồi ở...

    LIÊN HỆ (492 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Hassler
    3. Ngày đăng: 4/5/19 lúc 21:34
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. Hassler

    Hassler Guest

    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Anh em chắc cũng biết loài rùa mai mềm Giang Tử giống như rùa Hồ Gươm sắp sửa tuyệt chủng sau khi cá thể cái cuối cùng được biết đến của loài này vừa chết ở Trung Quốc như trong bài mình có chia sẻ ở đây Cá thể rùa mai mềm cái cuối cùng (cùng loài rùa Hồ Gươm) đã chết. Nhưng giờ chúng ta lại có những tín hiệu tốt lành từ phía Campuchia khi họ đã phát hiện ra 1 cá thể của loài rùa mai mềm ở 1 chi gần giống với rùa Giang Tử đang được nuôi dưỡng và hồi phục dần.

    Việc phát hiện ra con rùa mai mềm này phần lớn là dựa vào yếu tố may mắn khi 1 ông chủ nhà hàng ở Kaoh Trong được 1 ngư dân mời mua 1 con rùa kì lạ. Ông chủ nhà hàng cho hay thi thoảng ông vẫn mua rùa để phục vụ theo thực đơn đặt sẵn của khách hàng, tuy nhiên con rùa lần này nhìn có gì đó sai sai khi cân nặng hơn nhiều con rùa khác, phần đầu rộng và nhìn qua giống như mặt con ếch. Nghi rằng đây có thể là 1 loài quý hiếm nên ông đã mua nó với giá 75 đô để nó khỏi bị đem đi rao bán và xả thịt ở nơi khác.

    Ông đã đem con rùa kì lạ này đến trung tâm bào tồn rùa Mekong ở Sambor và người quản lý ở đây đã nhận ra ngay lập tức đó là giống rùa mai mềm khổng lồ Cantor, một giống rùa cực kì, vô cùng, rất rất hiếm tại Campuchia, điều may mắn hơn nữa đây là con cái và đang ở trong thời kì sinh sản.

    Những rùa hay được gọi là rùa mặt ếch trước đây có thể tìm thấy ở nhiều địa điểm, từ phía tây Bangladesh đến phía đông của Phillipines. Các nhà khoa học cho rằng ở Campuchia chúng chỉ sinh sống ở trong khoảng hơn 40km sông Mekong phía bắc Campuchia mà thôi, và với sự sụt giảm cực nhanh của loài này do việc bị con người bắt ăn cả thịt lẫn trứng của chúng thì loài rùa này có thể sẽ không còn sống tại đây. Số phận giống loài này may hơn những con rùa mai mềm Giang Tử bởi vào năm 2007 người ta đã phát hiện ra các ổ trứng của chúng, với số trứng vào khoảng 100 con rùa. Số trứng này đã được bảo vệ rất cẩn thận để có thể trở thành các con rùa non. Kết quả là sau khi lũ rùa này được nuôi đủ lớn và thả lại tự nhiên thì từ đó các nhà bảo tồn đã phát hiện các ổ trứng mới hàng năm, một tín hiệu đáng mừng cho chương trình bảo tồn rùa ở Campuchia.


    [​IMG]
    Một con rùa mai mềm Cantor mới sinh


    Loài rùa nói chúng là 1 giống loài cổ xưa có lịch sử đến 200 triệu năm về trước, tuy nhiên hiện tại có rất nhiều loài rùa đang đối mặt với nạn tuyệt chủng "nhờ" vào sự phát triển quá nhanh của con người. Theo báo cáo của Cộng đồng bảo tồn động vật hoang dã trong số hơn 300 loài rùa được biết đến có hơn 1 nửa được liệt vào nguy cơ tuyệt chủng. Loài rùa sinh sống nhiều ở Đông Nam Á với khoảng 89 loài và cũng ở đây chúng bị biến mất nhanh nhất do nạn săn bắt vô tội vạ của con người. Những loài rùa nước ngọt lại càng dễ bị tuyệt chủng bởi môi trường sống của chúng không thoải mái như rùa nước mặn, như mấy con rùa ở Hồ Gươm trước đây thực ra khi hồ này bị bịt dòng chảy từ 1 nhánh của sông Tô Lịch chúng đã không thể di chuyển đi đâu được và bị chết dần dần khi không có cách nào gây giống vậy.

    [​IMG]
    Lũ rùa con đang chui xuống cát trốn khi có người phát hiện


    Một nguyên nhân khác làm loài rùa nói chung có nguy cơ tuyệt chủng cũng có liên quan đến con người đó là thay đổi khí hậu. Với cách sinh sản lên bờ đẻ và vùi trứng xuống cát, chúng đòi hỏi phải có 1 bãi cát đủ to, khô và thoáng với 1 nền nhiệt nhất định. Nhưng khi mà khí hậu thay đổi thất thường thì việc chọn được khoảng thời gian phù hợp càng ngày càng khó và có thể làm lỡ đi các dịp đẻ trứng của rùa. Chưa nói đến các dạng thức ăn ngày càng khan hiếm do bị con người cạnh tranh bằng các kiểu đánh bắt nhanh và tận diệt. Với rùa mai mềm lại càng khó hơn bởi chúng không được có mai cứng để bảo vệ, nên chúng có cách săn mồi theo kiểu thụ động, rình rập vùi mình dưới nước hoặc cát đến 95% khoảng thời gian trong ngày và chỉ nổi lên mặt nước 1 hoặc 2 lần để hít thở. Khi chúng phát hiện con mồi chúng sẽ bật cần cổ ra để đớp, như cách của thằn lằn tung lưỡi khi bắt ruồi muỗi vậy. Vậy nên nếu còn quá ít thức ăn chúng sẽ khó có thể tồn tại được.
    [​IMG]
    Thường thì cổ rụt tịt vào trong, khi bắt mồi mới bật ra như lò xo

    Để bảo tồn giống rùa này các nhà chức trách của Campuchia đã có nhiều cách khá hay như trả tiền cho chính những người ngư dân hay đánh bắt rùa trước đây để họ trở thành người bảo vệ cho chúng và nhờ những đội này đem những thứ như đồ vật hoặc trứng gà trứng vịt đi đổi với những người đang mua bán trứng rùa. Như vậy cũng là một cách ổn nhưng không phải lúc nào họ cũng thành công, và cách này cũng mới chỉ ở mức cục bộ, để ngăn chặn việc tuyệt chủng ở diện rộng sẽ cần nhiều thứ hơn là trứng vịt với cả tiền.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này