Giao dịch chứng khoán chiều 17/6: Nghỉ ngơi đợi sóng mới

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Tin Nhanh Chứng Khoán |, 17/6/20.

  1. Giao dịch chứng khoán chiều 17/6: Nghỉ ngơi đợi sóng mới

    Giao dịch chứng khoán chiều 17/6: Nghỉ ngơi đợi sóng mới

    LIÊN HỆ (259 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Tin Nhanh Chứng Khoán |
    3. Ngày đăng: 17/6/20 lúc 17:33
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam [​IMG]

    Dòng tiền mới từ hàng chục ngàn tài khoản mở mới của các nhà đầu tư đã giúp thị trường chứng khoán Việt Nam có 2 tháng hồi phục mạnh mẽ sau đợt lao dốc trong tháng 3. Thanh khoản theo đó cũng tăng mạnh với trung bình khoảng 8.000 tỷ đồng/phiên.

    Tuy nhiên, sau 2 phiên bị “úp” bất ngờ cuối phiên chiều là phiên 11/6 và 15/6, nhà đầu tư đã trở nên thận trọng hơn trong 2 phiên gần đây. Sự thận trọng này càng được thể hiện rõ hơn trong phiên hôm nay khi lực mua tỏ ra khá dè dặt khiến thanh khoản thị trường tiếp tục sụt giảm.

    Chính sự thận trọng của nhà đầu tư khiến VN-Index giằng co nhẹ, đóng cửa với sắc đỏ nhạt. Dù số mã đỏ vẫn chiếm ưu thế, nhưng nhờ sự hỗ trợ vững chắc của nhóm cổ phiếu họ nhà Vin, nên VN-Index chỉ giảm nhẹ, trong khi HNX-Index không nhận được sự ủng hộ của các mã lớn nên giảm mạnh phiên hôm nay.

    Chốt phiên, VN-Index giảm 1,69 điểm (-0,20%), xuống 854,44 điểm với 147 mã tăng, trong khi có 220 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 354,8 triệu đơn vị, giá trị 4.346,6 tỷ đồng, giảm 14% về khối lượng và 22,5% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 43,4 triệu đơn vị, giá trị 734 tỷ đồng.

    Với lực bán quá lớn, trong khi không còn nhà đầu tư nào dám mạo hiểm xuống tiền, HQC và ITA yên vị ở mức giá sàn 2.220 đồng và 5.330 đồng với dư bán sàn hàng chục triệu đơn vị (HQC là hơn 26 triệu đơn vị và ITA là gần 12 triệu đơn vị). Dù không được khớp nhiều trong phiên chiều, nhưng với lượng khớp lớn trong phiên sáng, HQC vẫn là mã có thanh khoản tốt nhất sàn HOSE hôm nay với 23,4 triệu đơn vị. Trong khi đó, ITA đứng thứ thứ 9 với 8,6 triệu đơn vị.

    Trái ngược với HQC và ITA, AMD và HAI lại nổi sóng lớn khi tăng trần lên 3.640 đồng và 3.550 đồng, khớp lần lượt 11,3 triệu đơn vị và 10,3 triệu đơn vị. Trong đó, AMD còn dư mua giá trần hơn 317.000 đơn vị, còn HAI dư mua giá trần gần 3 triệu đơn vị.

    Cũng gữi sắc tím khi chốt phiên chiều còn có JVC, TDG, FTM, DGW, đặc biệt LMH đảo chiều lên mức trần 750 đồng.

    Không tăng trần, nhưng ROS, FLC và HSG cũng có mức tăng tốt khi chốt phiên. Trong đó, ROS tăng 1,62% lên 3.150 đồng, khớp 20,8 triệu đơn vị, FLC tăng 3,52% lên 3.530 đồng, khớp 19,3 triệu đơn vị, HSG tăng 5,02% lên 11.500 đồng, khớp 16,5 triệu đơn vị, đứng lần lượt sau HQC.

    Trong các mã lớn, trong khi VIC đảo chiều giảm 1,61% xuống 91.900 đồng, thì VHM dù hạ nhiệt, nhưng cũng duy trì đà tăng 1,47% lên 76.000 đồng và VRE cũng tăng 2,80% lên 27.500 đồng.

    Các mã khác cũng có sự phân hóa, nhưng biến động không lớn, chủ yếu trên dưới 1%, trong đó STB là mã có thanh khoản nhất với 15,7 triệu đơn vị, đóng cửa giảm 2,52% xuống 11.600 đồng.

    Trên HNX, trong khi không nhận được sự hỗ trợ của ACB, thì SHB giảm sàn đã kéo HNX-Index giảm mạnh.

    Chốt phiên, HNX-Index giảm 2,22 điểm (-1,92%), xuống 113,27 điểm với 79 mã tăng và 69 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 70,8 triệu đơn vị, giá trị 512 tỷ đồng, tăng 13% về khối lượng, nhưng giảm 14,6% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp chỉ hơn nửa triệu đơn vị, giá trị 7 tỷ đồng.

    Trên sàn này, trong khi ACB lình xình và đóng cửa với mức giảm nhẹ như phiên sáng, thì lực bán mạnh trong phiên chiều đã đẩy SHB xuống mức sàn 14.500 đồng, khớp 5,3 triệu đơn vị và còn dư bán sàn.

    Trong khi đó, NVB và PVS lại đảo chiều thành công với mức tăng tối thiểu 1 bước giá khớp trên dưới 3 triệu đơn vị.

    Trong các mã nhỏ, trong khi KLF, ART, SPI đóng cửa ở mức trần, thì HUT, MST lại giảm sàn. Trong đó, KLF khớp lớn nhất 12 triệu đơn vị, đóng cửa ở mức 2.300 đồng; ART khớp 3,7 triệu đơn vị, đóng cửa ở mức 2.900 đồng, nhưng cả 2 không có dư mua trần.

    Trong khi đó, HUT giảm sàn xuống 2.600 đồng, khớp 11,9 triệu đơn vị, đứng sau KLF và còn dư bán sàn hơn 1,2 triệu đơn vị.

    Trên UPCoM, sắc xanh nhạt của phiên sáng không còn giữ được trong phiên chiều. Diễn biến của phiên chiều trái ngược lại hoàn toàn với phiên sáng khi chỉ số chính của thị trường này chỉ dao động trong sắc đỏ.

    Chốt phiên, UPCoM-Index giảm 0,19 điểm (-0,34%), xuống 55,88 điểm với 83 mã tăng và 80 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 21 triệu đơn vị, giá trị 192 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp chưa tới 1 triệu đơn vị, giá trị hơn 15 tỷ đồng.

    Ngoài LPB, BSR và PPI, phiên chiều có thêm SBS gia nhập nhóm thanh khoản trên 1 triệu đơn vị. Trong đó, LPB khớp 4,6 triệu đơn vị, đóng cửa giảm nhẹ 1,11% xuống 8.900 đồng, BSR khớp 2,33 triệu đơn vị, đóng cửa ở mức tham chiếu 7.100 đồng, PPI khớp 2,9 triệu đơn vị, đóng cửa ở mức tham chiếu 900 đồng và SBS khớp 1,45 triệu đơn vị, đóng cửa giảm 7,14% xuống 1.300 đồng.

    Trên thị trường phái sinh, các hợp đồng tương lai của chỉ số VN30 lại có diễn biến trái ngược với chỉ số này. Trong đó, VN30-Index giảm 0,30% xuống 796,43 điểm, trong khi VN30F2006 tăng 0,34% lên 800,7 điểm với 176.293 hợp đồng được chuyển nhượng, khối lượng mở 17.511 hợp đồng.

    Trên thị trường chứng quyền, sắc đỏ cũng chiếm ưu thế với 46 mã giảm, 20 mã tăng, trong đó CVRE2003 là mã có thanh khoản tốt nhất với 881.910 đơn vị, đóng cửa tăng 9,8% lên 1.120 đồng.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này