Giảm sốc 70% thuế nhập, xe EU vẫn khó giảm mạnh ở Việt Nam

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Tin Nhanh Chứng Khoán |, 12/6/20.

  1. Giảm sốc 70% thuế nhập, xe EU vẫn khó giảm mạnh ở Việt Nam

    Giảm sốc 70% thuế nhập, xe EU vẫn khó giảm mạnh ở Việt Nam

    LIÊN HỆ (233 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Tin Nhanh Chứng Khoán |
    3. Ngày đăng: 12/6/20 lúc 08:43
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Hiện, các nhà nhập khẩu, phân phối xe châu Âu ở Việt Nam không nhiều, chủ yếu tập trung một vài hãng lớn.

    Đơn cử như hãng xe Audi tại Việt Nam chủ yếu do Công ty Ô tô Á Châu nhập khẩu phân phối; xe BMW, Mini cooper và Peugeot do Trường Hải nhập khẩu hoặc lắp ráp; xe Mercedes do Mercedes Việt Nam nhập khẩu một số dòng.

    Trong khi đó, các hãng khác như Volvo, Volkswagen, Maserati, Lamborghini hay Rolls-Royce đều có kênh phân phối riêng, nhưng thị trường nhỏ hẹp hơn.


    Trường hợp xe nhập EU vào Việt Nam có giá rẻ hơn khi và chỉ khi có nhiều hơn các nhà cung cấp, nhà nhập khẩu ô tô. Điều này sẽ làm tăng sự đa dạng mẫu mã, cạnh tranh về giá giúp người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn.

    Tuy nhiên, hiện Nghị định 116/2017 của Chính phủ đang yêu cầu các nhà nhập khẩu phải có Giấy chứng nhận kiểu loại do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài cấp (cụ thể là hãng sản xuất xe cấp).

    Theo nhiều doanh nghiệp nhập khẩu xe hơi, các loại Giấy chứng nhận kiểu loại và các Phiếu kiểm tra chất lượng xe, các hãng chỉ cấp cho một đối tác độc quyền ở một thị trường nhất định. Không có doanh nghiệp thứ 2 ở một thị trường được phép có Giấy chứng nhận và các giấy tờ pháp lý liên quan.

    Điều này khiến doanh nghiệp dù có nguồn nhập khẩu xe nhưng không xuất trình được giấy chứng nhận kiểu loại cho cơ quan chức năng, đương nhiên sẽ không được quyền nhập khẩu, phân phối xe tại Việt Nam.

    Việc hạn chế nhà nhập khẩu bằng chính sách trên gây nên độc quyền tự nhiên trên thị trường xe hơi, khiến nguồn cung hạn hẹp và người tiêu dùng không được cơ hội chọn mua xe theo giá, không thể so sánh giá xe nếu chọn mua cùng hãng, cùng mẫu xe yêu thích vì không có nhiều nhà phân phối.

    Trong khi đó, kỳ vọng thuế nhập giảm sẽ khiến giá xe giảm mới chỉ trên lý thuyết bởi các doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối hoàn toàn có quyền không giảm giá xe nhập với lý do chi phí nhập xe, lưu kho tăng cao, chi phí kinh doanh, quảng cáo lớn, ăn mòn doanh thu, lợi nhuận...

    Minh chứng rõ nhất là các dòng xe nhập Thái Lan, Indonesia sau khi Việt Nam bỏ hoàn toàn thuế nhập theo ATIGA từ năm 2018 là hầu như các mẫu xe không giảm giá tương ứng. Trường hợp nếu có giảm cũng chủ yếu giảm giá mẫu cũ để đẩy hàng tồn, đón mẫu mới.

    Ngoài vấn đề phụ thuộc vào cung cầu thị trường và doanh nghiệp nhập xe, yếu tố khách quan khiến giá xe EU vào Việt Nam khó giảm là bởi xe EU thường có chi phí sản xuất cao do quy định EVFTA là sản phẩm chỉ được hưởng thuế ưu đãi khi sản xuất, lắp ráp ở EU.

    Bên cạnh đó, xe EU hoặc Mỹ thường là các dòng xe tiêu chuẩn toàn cầu, rất ít mẫu xe có được sản xuất khu biệt hóa theo thị trường (theo hướng cắt giảm tiện ích, rút bớt các đa phương tiện...).

    Chính vì vậy, chi phí sản xuất, giá xuất xưởng của xe EU thường cao hơn nhiều so với xe Hàn, Nhật hoặc xe Thái Lan.

    Điều này khiến các dòng xe EU sẽ khó mở rộng khách hàng hơn và về mức giá trong phân khúc xe phổ thông và xe giá rẻ, xe EU khó cạnh tranh sòng phẳng được với xe châu Á.

    Bỏ thuế nhập chưa đảm bảo giá xe giảm

    Theo cam kết của Việt Nam trong EVFTA, Việt Nam sẽ cắt bỏ 70% thuế suất đối với xe nhập EU trong vòng 9-10 năm, bắt đầu từ thời điểm hiệp định chính thức có hiệu lực.

    [​IMG]
    Nếu người tiêu dùng không được hưởng lợi từ thuế nhập xe EU giảm từ 70% xuống 0% trong 9-10 năm, việc giảm thuế nhập chỉ làm lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu.


    Đại diện Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài chính cho biết, nếu chia đều qua các năm mỗi năm thuế nhập khẩu sẽ giảm từ 7-8%. Trường hợp thuế suất giảm theo chu kỳ, giai đoạn từ 2-3 năm giảm một lần, giảm thuế suất sẽ rơi vào từ 15-30%.

    Hiện quy định của EVFTA đưa ra đều nêu rõ các phương án giảm thuế nhập khẩu tuân thủ theo cam kết và có quy định rõ ràng giữa các bên.

    Hiện Bộ Tài chính đã hoàn thành dự thảo Nghị định về cắt giảm hàng nghìn sản phẩm xuất, nhập khẩu từ EU và Việt Nam và sớm lấy ý kiến để trình Chính phủ ký ban hành.

    Theo một nguồn tin khác từ Bộ Công Thương, về thời gian có hiệu lực giảm thuế nhập, thuế suất và tránh đánh thuế 2 lần giữa hàng háo Việt Nam và EU, cơ bản khi Hiệp định EVFTA được Quốc hội Việt Nam và Nghị viện EU phê chuẩn là thời điểm việc miễn, bỏ thuế chính thức có hiệu lực.

    Chính vì vậy, văn bản, hướng dẫn thực hiện dưới luật như nghị định hoặc thông tư sẽ được làm rút gọn để áp dụng thực tiễn.

    Thực tế, đối với xe hơi, hầu hết các hiệp định FTAs mà Việt Nam tham gia đều có điều khoản cắt giảm thuế nhập theo lộ trình.

    Với hơn 15 FTAs song hoặc đa phương mà Việt Nam tham gia, việc miễn giảm tiến tới xóa bỏ thuế đối với ô tô được nhiều đối tác đưa vào đàm phán, trong đó có cả các hiệp định ASEAN + 1, ASEAN +3 với Nhật, Hàn Quốc, Úc, Trung Quốc, New Zealand.

    Đơn cử trường hợp Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) sau này thực hiện Cộng đồng ASEAN (AC), Việt Nam cam kết cắt bỏ về 0% thuế nhập xe ô tô vào đầu năm 2018.

    Tuy nhiên, việc cắt bỏ thuế quan nhập khẩu ô tô từ ASEAN từ mức 45-50% xuống 0% từ năm 2018 trên thực tế không giúp giá xe nhập khẩu giảm mạnh ở Việt Nam dù cho lượng nhập ngày càng tăng mạnh.

    Với EVFTA, mỗi năm cắt giảm từ 7 đến gần 8% thuế nhập xe hơi, trong trường hợp cắt giảm theo giai đoạn 2-3 năm/lần, tương ứng tỷ lệ 15-30% thuế suất, giá xe có thể giảm vài trăm triệu đồng/chiếc.

    Tuy nhiên, về lý thuyết là vậy, nhưng không phải việc giảm thuế nhập khẩu sẽ giúp xe châu Âu vào Việt Nam giá rẻ hơn. Giá xe trên thị trường còn phụ thuộc vào nguồn cung nhiều hay ít, sự cạnh tranh của các hãng xe và thị hiếu người tiêu dùng.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này