Giảm phát là gì? Tại sao xem giảm phát là “con quỷ dữ” của nền kinh tế?

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Khúc Thắng, 31/7/21.

  1. Giảm phát là gì? Tại sao xem giảm phát là “con quỷ dữ” của nền kinh tế?

    Giảm phát là gì? Tại sao xem giảm phát là “con quỷ dữ” của nền kinh tế?

    LIÊN HỆ (375 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Khúc Thắng
    3. Ngày đăng: 31/7/21 lúc 16:14
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam “Câu chuyện để tiêu thụ hết được 5.000 tấn hoa quả giải cứu theo kiểu mua giá nào bán giá đó, có hệ thống siêu thị phải chịu lỗ tới 17 tỉ đồng tiền vận chuyển và các chi phí khác cho thấy những giới hạn của việc chỉ biết kêu gọi giải cứu nông sản trước những cú sốc bên ngoài. Nếu chỉ biết đến tìm đến giải cứu chụp giật thay vì giải pháp bền vững sẽ làm tổn thương ngành nông nghiệp và người nông dân. Chính vì vậy, bài toán giải cứu hay giải pháp với tiêu thụ nông sản trước những cú sốc thực sự là vấn đề quan trọng, cần được giải quyết triệt để” – chuyên gia kinh tế Lê Vũ Thanh Tâm nhấn mạnh.

    “Tình trạng cắt giảm chi tiêu của người tiêu dùng đã khiến giá các loại nông sản giảm khá mạnh nhưng sức mua vẫn chậm. Do giãn cách xã hội diện rộng, nhiều tiểu thương đã phải ngừng bán hàng từ cả tháng nay. Không riêng gì người có thu nhập thấp, người có mức sống trung lưu cũng chi tiêu tiết kiệm hơn.

    Nhiều người dân cho biết, lý do thắt chặt chi tiêu một phần do thu nhập giảm còn thêm nỗi lo công việc bấp bênh trước nguy cơ tác động của dịch COVID-19 ngày càng phức tạp.” Vậy:

    1. Giảm phát là gì?



    Hiểu một cách đơn giản, giảm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống liên tục. Cũng có thể nói giảm phát là lạm phát với tỷ lệ mang giá trị âm. Thay vì giá hàng hóa bạn thường mua có xu hướng tăng lên thì bây giờ, giá giảm xuống, với cùng một mức tiền bạn có thể mua nhiều hơn lượng hàng hóa mà bạn vẫn thường mua. Giảm phát không phải là giảm lạm phát.

    Cùng với tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống, giá trị của đồng tiền cùng với đó cũng tăng lên. Lúc này, một đồng nội tệ của bạn có thể mua nhiều ngoại tệ hơn. Ví dụ với 24.000 VND bạn có thể mua 1 USD thì khi có giảm phát, bạn chỉ cần 20.000 VND là có thể mua 1 USD.


    2.Giảm phát có lợi hay có hại?


    Chắc hẳn với nhiều người sẽ nghĩ rằng giá hàng hóa giảm xuống sẽ làm nền kinh tế có lợi, bởi vì chúng ta mua được nhiều hàng hóa hơn? Thực tế không phải như vậy. Có lý do để nhiều nhà kinh tế coi giảm phát là “con quỷ dữ” của nền kinh tế.

    Trước khi tìm hiểu vì sao giảm phát lại có hại, cần phải biết nguyên nhân của giảm phát là gì?

    Giảm phát do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên nguyên nhân chính của giảm phát lại chính là sự suy giảm của cầu. Theo mô hình cung cầu cơ bản, nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm, lượng hàng hóa vẫn như cũ thậm chí còn bị thừa dẫn đến giá hàng hóa giảm. Việc này dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường cho nền kinh tế.

    Đối với ngành sản xuất, việc giá hàng hóa sụt giảm làm cho doanh thu của các công ty sẽ ít đi dẫn đến mất động lực sản xuất. Việc trả công cho nhân viên cũng như vậy, với lượng doanh thu giảm mà vẫn phải giữ nguyên chi phí nhân công, dần dần các công ty sẽ không còn đủ kinh phí nữa và điều tất yếu sẽ xảy ra là thất nghiệp.

    Với nền tài chính, đồng nội tệ tăng giá trị sẽ làm cho nhiều người muốn giữ tiền mặt hơn là đi tiêu xài. Chính điều này làm cho các dòng chảy tiền tệ bị ứ đọng, cầu đã giảm còn giảm hơn. Cung nội tệ thiếu, các dòng vốn bị tắc nghẽn làm cho các doanh nghiệp trên thị trường thiếu vốn để đầu tư.

    Ngay cả khi với một doanh nghiệp tìm đủ nguồn tiền để đi vay, giảm phát cũng kìm kẹp lại quyết định đi vay của doanh nghiệp đó do giá trị khoản vay ngày càng tăng. Điều này cũng được áp dụng đối với các món nợ hiện tại sẽ càng ngày tăng trong tương lai của doanh nghiệp.

    Với nền kinh tế vĩ mô, nếu giảm phát không được can thiệp kịp thời, thì giảm phát sẽ trở nên ngày càng dai dẳng. Khi mà giá cả giảm, tình trạng thiếu việc làm và người tiêu dùng tích trữ tiền với dự đoán là giá cả còn giảm nữa thì điều này sẽ làm hại nền kinh tế, như kiểu truyền lực cho thói quen tiết kiệm và cứ thế xoáy xuống.

    Việc giảm giá, nếu tồn tại, sẽ tạo ra một vòng xoáy xấu dẫn đến giảm lợi nhuận, đóng cửa các nhà máy, thất nghiệp gia tăng, giảm thu nhập và làm tăng việc vỡ nợ từ các khoản vay của công ty và cá nhân.


    3.Các chính sách ngăn chặn giảm phát


    • Tăng cung tiền: Khi Ngân hàng Nhà nước tăng cung tiền, mà thực chất là in thêm nội tệ hoặc thu mua ngoại tệ sẽ làm cho giá trị của đồng tiền giảm xuống, gia tăng dòng chảy vốn và làm giảm xu hướng tích trữ tiền mặt của người dân, từ đó tăng cầu thị trường.
    • Giảm thuế: Thực chất chỉ là giảm áp lực của các công ty trong điều kiện giảm phát.
    • Điều chỉnh lãi suất: Gia tăng dòng chảy nội tệ.

    Nghe thì có vẻ hấp dẫn với mỗi cá nhân chúng ta, nhưng mỗi khi có dấu hiệu giảm phát, các nhà kinh tế lại e sợ. Các lý do trên đây chính là nguyên nhân giải thích cho nỗi sợ đó.

    Khúc Thắng

    Tổng hợp


    Tags: Hằng ngày tin tức

    Vào đây để đọc thêm...
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này