Giải nhiệt cho PC những ngày Sài Gòn siêu nóng

Thảo luận trong 'Công nghệ' bắt đầu bởi mig0, 2/5/19.

  1. Giải nhiệt cho PC những ngày Sài Gòn siêu nóng

    Giải nhiệt cho PC những ngày Sài Gòn siêu nóng

    LIÊN HỆ (576 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: mig0
    3. Ngày đăng: 2/5/19 lúc 21:03
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. mig0

    mig0 Guest

    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Đừng nghĩ rằng những phần cứng mới, hiệu suất cao mới tỏa nhiều nhiệt khi hoạt động ở cường độ cao, ngay cả những cỗ máy từ 2 – 3 năm tuổi cũng cần phải được đảm bảo mát mẻ khi vận hành. Để có thể tận dụng hết sức mạnh của một cỗ máy cho dù là để học tập, hay “chiến” game, việc giữ cho máy tính không bị quá nhiệt trong quá trình sử dụng là điều bạn phải quan tâm hàng đầu, nhất là trong những ngày Sài Gòn nóng còn hơn đổ lửa thế này.

    Chính vì vậy, trong phạm vi bài viết, Tinh tế sẽ đề xuất những tuyệt chiêu để không chỉ những bạn build máy mới cần khi ráp máy mà cả những cỗ máy nhiều năm tuổi cũng có thể vận hành mát mẻ hơn, tối ưu hiệu suất hơn. Trước khi đi vào những việc làm cụ thể, xin lưu ý bạn một điều rằng việc giúp PC không lo bị nóng có thể sẽ phải khiến bạn tốn một khoản phí không hề nhỏ, nhất là khi bạn là một game thủ và đặc biệt yêu thích OC (Overclocking). Ngược lại, nếu máy tính chỉ để học tập, đồ họa, giải trí thông thường, hãy thử ngay những cách sau để ngay lập tức làm mát toàn bộ hệ thống và nâng tầm hiệu suất phần cứng.

    Nhiệt độ

    [​IMG]

    Như đã đề cập, các chi tiết phần cứng sẽ nóng lên khi hoạt động và càng nóng hơn khi làm việc ở cường độ cao. Việc kiểm tra nhiệt độ sẽ giúp bạn biết đâu là việc phải làm tiếp theo để máy tính luôn được mát mẻ. Hiện tại, có không ít phần mềm, công cụ để kiểm tra nhiệt độ từng thành phần bên trong thùng máy. Đơn cử, với Core Temp, bạn có thể biết rõ nhiệt độ của CPU trong từng giai đoạn hoạt động. Trong khi đó, HWInfo mang đến cho bạn 1 cái nhìn toàn diện nhất về nhiệt độ của từng thành phần phần cứng có trên hệ thống PC của bạn, từ CPU, RAM, cho đến ổ cứng, card đồ họa… Một số công cụ miễn phí như Open Hardware Monitor và SpeedFan cũng là những lựa chọn không tồi để bạn rà soát nhiệt độ của những thành phần phần cứng trong chiếc PC của mình.

    Kiểm tra phần cứng

    Về cơ bản, nhiệt độ hoạt động của CPU sẽ được gọi là mát mẻ trong mức dưới 60 độ C. Từ 60 đến 70 độ C, hệ thống vẫn hoạt động ổn, song nhiệt độ bắt đầu khiến không gian trong thùng máy nóng lên, ảnh hưởng đến toàn hệ thống và đương nhiên cần phải được xử lý nếu muốn hệ thống vận hành ổn định lâu dài.

    [​IMG]

    Cách làm dễ nhất chính là vệ sinh bộ tản nhiệt của CPU. Nếu kinh phí không phải là vấn đề lớn, bạn có thể tậu một bộ tản nhiệt mới, có hiệu suất làm mát cao hơn để thổi bay cơn nóng của CPU trong thùng máy.

    Nếu chiếc PC của bạn đã từ 3 năm tuổi trở lên, lúc này cần cân nhắc giữa chi phí nâng cấp phần cứng giữa giải pháp đầu tư cho tản nhiệt. Tuy nhiên, một cách để tiết kiệm hơn đó là vệ sinh không gian bên trong thùng máy, vệ sinh bộ tản nhiệt, bôi keo tản nhiệt mới cũng giúp giải quyết được vấn đề trước mắt.

    [​IMG]

    Tuy nhiên, để đảm bảo máy tính mát mẻ, bạn cũng cần lưu ý đến cả chiếc case (thùng máy). Nếu thùng máy nhỏ, các chi tiết phần cứng nhiều, dây nhợ không được sắp xếp gọn gàng, ít quạt tản nhiệt, toàn hệ thống đương nhiên không thể thoát cơn nóng, nhất là vào những ngày tháng cao điểm của mùa nóng trong năm.

    Vì vậy, bạn cần phải sắp xếp dây nhợ bên trong thùng máy sao cho thật gọn gàng, chừa “chỗ thở” cho chiếc máy tính. Lưu ý rằng không nên để dây nhợ lằng nhằng hoặc bố trí phần cứng che các quạt tản nhiệt. Bạn cũng đừng để đường thoát hơi nóng của quạt thùng máy quá gần tường. Một chiếc case sạch bụi, đẹp từ ngoài vô trong và được bao phủ bởi bất cứ thứ gì có thể ngăn sự trao đổi nhiệt sẽ giúp máy tính của bạn bớt được vài độ C.

    [​IMG]

    Nếu muốn tối ưu hơn nữa cho khả năng làm mát, mà không phải quá hao tổn kinh phí, việc tậu một bộ case lớn hơn, không gian bên trong thoáng đãng hơn là một điều bạn nên suy nghĩ đến. Những loại thùng nào được gọi là lớn? Xin thưa, đó chính là những loại được nhà sản xuất đóng dấu Full Tower hoặc Mid Tower và đương nhiên sở hữu ngoại hình lớn, cho phép các chi tiết phần cứng bên trong không chỉ có nhiều không gian để “thở” hơn, mà còn có chỗ cho bạn nâng cấp những phần cứng lớn hơn về sau. Với những bộ case này, nhà sản xuất thường tối ưu hơn thiết kế giúp tăng hiệu suất trao đổi nhiệt bên trong với bên ngoài. Những bộ case thế hệ mới cũng được trang bị quạt làm mát êm ái, hiệu suất cao hơn, giúp máy tính mát mẻ hơn.

    [​IMG]

    Lưu ý rằng một số loại case sẽ bán riêng quạt tản nhiệt bên cạnh số lượng quạt nhất định kèm theo thùng. Tùy vào nhu cầu và kinh phí, bạn có thể cân nhắc đầu tư. Đối với quạt, càng nhiều cánh, càng êm ái khi vận hành. Có những loại quạt được trang bị cả cảm biến để tự điều tốc theo nhiệt độ của thùng máy giúp cân đối giữa hiệu suất làm mát với khả năng tiết kiệm điện.

    Làm mát đến từng chi tiết

    [​IMG]

    Nếu đã có sẵn trong tay một bộ case lớn, nhưng việc sử dụng những phần cứng khủng và hoạt động với hiệu suất cao vẫn khiến hệ thống không thể mát mẻ hơn, đó là lúc bạn nên nghĩ đến việc nâng cấp hệ thống tản nhiệt cho từng thành phần phần cứng. Cụ thể là hệ thống tản nhiệt riêng cho RAM và nâng cấp luôn cả hệ thống làm mát của card đồ họa rời nếu có.

    Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc nâng cấp những hệ thống làm mát riêng cho từng thành phần phần cứng này sẽ khiến máy tính bạn cần thêm “năng lượng” để hoạt động. Nói nôm na, bạn sẽ cần phải nâng cấp nguồn (PSU). Hãy chọn những bộ PSU uy tín, chứng nhận 80 Plus và đương nhiên công suất sẽ tùy theo các phần cứng mà bạn gắn trên mainboard.

    [​IMG]

    Điều này càng quan trọng hơn khi bạn đầu tư tản nhiệt nước – vốn là giải pháp làm mát cực kì hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần phải lên kế hoạch rõ ràng vì chi phí cho những bộ tản nhiệt chất lỏng thường không hề rẻ. Cần phân biệt rõ giữa giải pháp tản nhiệt dùng chất lỏng dạng All-in-One (cắm là chạy) giữa loại có thiết kế từng phần riêng biệt (bình chứa dung dịch làm mát, bơm, ống, quạt tản nhiệt, hệ thống làm mát…) khó lắp ráp nếu chưa có nhiều kinh nghiệm.

    [​IMG]

    Thêm một lưu ý khác về hệ thống tản nhiệt dùng chất lỏng chính là bạn sẽ cần nhiều không gian để lắp đặt hơn. Độ tương thích giữa bộ tản nhiệt nước với các loại card đồ họa, CPU cũng là một yếu tố cần quan tâm. Với những hệ thống tản nhiệt nước dùng bơm rời, hệ thống có thể sẽ ồn ào hơn khi hoạt động. Không chỉ vậy, bạn cần phải lưu ý chăm sóc kỹ lưỡng và định kỳ hơn vì lượng nước trong dung dịch làm mát có thể bay hơi nhất là với hệ thống có thiết kế rời từng thành phần.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này