Giải bài toán giá thịt lợn, sớm nhất tới quý IV mới đủ nguồn cung như bình thường trước dịch

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Tin Nhanh Chứng Khoán |, 15/5/20.

  1. Giải bài toán giá thịt lợn, sớm nhất tới quý IV mới đủ nguồn cung như bình thường trước dịch

    Giải bài toán giá thịt lợn, sớm nhất tới quý IV mới đủ nguồn cung như...

    LIÊN HỆ (205 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Tin Nhanh Chứng Khoán |
    3. Ngày đăng: 15/5/20 lúc 21:52
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam [​IMG]

    (ĐTCK) Thông tin trên vừa được Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải chia sẻ trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương về các giải pháp bình ổn giá thịt lợn diễn ra chiều nay 15/5.


    Theo bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), theo chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương được phân công phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương rà soát thực trạng hệ thống phân phối, cung ứng, lò mổ thịt lợn tính từ cửa chuồng người chăn nuôi tới siêu thị đến người tiêu dùng.

    Đồng thời, cần làm rõ những bất cập, hạn chế và xử lý vi phạm nếu có trong khâu lưu thông, phân phối, hoàn thiện hệ thống phân phối tinh gọn, hiệu quả hơn, giảm chi phí lưu thông đối với mặt hàng thịt lợn.

    Để đảm bảo giám sát chặt chẽ tình hình giá cả, cung ứng thịt lợn ra thị trường, Bà Nga cũng cho biết Bộ Công Thương đã chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động mua bán của thương nhân, xử lý nghiêm trường hợp găm hàng, đẩy giá cao, xuất nhập khẩu lợn sống và nhập khẩu thịt lợn trái phép.

    Hiện, Bộ Công Thương đang thực hiện các nhiệm vụ này đồng thời phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp bán lẻ có hệ thống phân phối lớn tổ chức các sự kiện để giảm giá bán thịt lợn. TP Hồ Chí Minh và một số địa phương đã đưa mặt hàng này vào diện bình ổn thị trường.

    Liên quan tới các kênh phân phối, để sớm khắc phục tình trạng giá tăng cao và góp phần bình ổn giá thịt lợn trên thị trường, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, Bộ Công thương cũng sẽ tiếp tục phối hợp với các siêu thị tổ chức khuyến mại bình ổn bình giá.

    “Tuy nhiên, phương án này cũng chỉ đến mức độ nhất định bởi không doanh nghiệp nào bù lỗ mãi được. Vừa qua, thực tế theo thống kê có siêu thị bù lỗ cả 17 tỷ đồng để bình ổn giá thịt lợn”, bà Nga thông tin. Liên quan về thông liệu giá thịt lợn cao có phải do khâu trung gian, Bộ Công thương không đề cập.

    Giải thích rõ hơn về vấn đề giá thịt lợn tăng cao, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, bản chất của câu chuyện giá thịt lợn tăng cao trong thời gian qua là do vấn đề cung- cầu.

    “Cung đang thiếu rõ. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lượng thịt lợn trong nước năm 2019 so với năm 2018 giảm 21%, 3 tháng đầu năm 2020 so với 3 tháng đầu năm 2019 lại giảm hơn 20% nữa. Nhiều địa phương đang thiếu cả thịt lợn và lợn giống, như tại tỉnh Bắc Giang, mức thiếu hụt lên tới 50%.

    Ngoài ra, hiện còn 18 tỉnh, thành phố chưa công bố hết dịch tả lợn châu Phi nên người chăn nuôi chưa yên tâm tái đàn. Một số hộ đang muốn tập trung tái đàn thì hoặc không còn vốn, hoặc rất giá lợn giống quá đắt nên họ cần cân nhắc, nếu không cẩn thận sẽ không hiệu quả”, ông Hải phân tích.

    Theo Thứ trưởng, để có thể kéo giá thịt lợn xuống, hiện chỉ có hai cách hiệu quả, đó là tăng nhập khẩu để bổ sung nguồn cung thiếu hụt và thứ hai là tái đàn. Trong đó, phương án được ưu tiên là tái đàn bởi theo ông Hải đây là phương án bền vững, không phụ thuộc nhập khẩu, còn lại thiếu đâu sẽ nhập khẩu để bù đắp.

    "Sớm nhất là đến quý IV/2020, nếu không có gì đột biến, nguồn cung thịt lợn trong nước mới bằng với lúc trước khi có dịch”,Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói.

    Liên quan kế hoạch nhập khẩu khẩu thịt lợn, lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết nếu cung quá thiếu so với cầu thì để bù đắp không còn cách nào khác là phải nhập khẩu. Mặc dù vậy cũng cần tính toán việc lượng nhập khẩu từng tháng là báo nhiêu để đảm bảo không ảnh hưởng doanh nghiệp và người chăn nuôi trong nước.

    “Nếu nguồn cung trong nước tăng lên thì giảm nhập khẩu, bảo vệ người chăn nuôi trong nước. Thủ tục nhập khẩu hiện nay cũng tương đối gọn nhẹ. Cơ quan Quản lý thị trường sẽ phối hợp với các bên tăng cường kiểm soát việc đầu cơ trục lợi, việc xuất lậu thịt lợn”, ông Hải nhấn mạnh.

    Theo Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công Thương), giá lợn hơi tại miền Bắc tăng liên tiếp trong những ngày qua.

    Cụ thể, Thái Nguyên tăng 2.000 đồng/kg lên 94.000 đồng/kg. Hà Nam vẫn ở mức 95.000 đồng/kg; Tuyên Quang tăng nhẹ thêm 1.000 đồng/kg lên 93.000 đồng/kg. Hà Nội, Bắc Giang và Hưng Yên ổn định ở mức 93.000 đồng/kg. Thái Nguyên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam và Ninh Bình 90.000 - 92.000 đồng/kg. Phú Thọ là địa phương có giá thấp nhất vùng ở mức 88.000 đồng/kg. Giá lợn hơi tăng cao trong những ngày gần đây đã đưa giá thịt lợn bán tại các chợ lên mức 160.000-180.000 đồng/kg.

    Trước đó, để sớm thực hiện tốt việc tái đàn, nhanh chóng tăng số lượng đàn lợn nhằm cân đối cung cầu thịt lợn trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, ngày 13/5 vừa qua, đàn lợn giống gồm 250 con bố mẹ đã về đến Việt Nam qua cửa khẩu Lao Bảo (Hướng Hóa, Quảng Trị).

    Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đây là lô lợn đầu tiên trong tổng số 20 nghìn con lợn nái và 200 con lợn đực giống được nhập khẩu từ Thái Lan về Việt Nam để nhân giống phục vụ tăng đàn, tái đàn.

    Để đảm bảo an toàn sức khỏe đàn lợn, chuẩn bị cho việc tái đàn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, đàn lợn giống nhập khẩu sẽ được nuôi cách ly, thực hiện quy trình kiểm dịch động vật trong thời gian từ 28-45 ngày, đảm bảo có tiêm đầy đủ vắc xin phòng bệnh. Sau thời gian này, các con lợn giống bố mẹ khỏe mạnh, không có dịch bệnh sẽ được cấp chứng nhận đảm bảo an toàn và cho phép doanh nghiệp đưa vào trại nuôi sản xuất phục vụ việc tái đàn.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này