Giá heo hơi thấp nhất trong 2 năm; Kiên Giang nhập 10 xe lợn/ngày vì thiếu hụt

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Thị trường - Tiêu dùng -, 1/6/19.

  1. Giá heo hơi thấp nhất trong 2 năm; Kiên Giang nhập 10 xe lợn/ngày vì thiếu hụt

    Giá heo hơi thấp nhất trong 2 năm; Kiên Giang nhập 10 xe lợn/ngày vì...

    LIÊN HỆ (394 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Thị trường - Tiêu dùng -
    3. Ngày đăng: 1/6/19 lúc 18:16
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Thứ Bảy, ngày 01/06/2019 17:30 PM (GMT+7)


    Theo ghi nhận từ thị trường, giá lợn hơi hôm nay 31/5 tại miền Bắc ít có biến động, mặc dù giá đang ở mức thấp nhất từ cuối năm 2017 đến nay. Trong khi đó, giá heo hơi tại các tỉnh phía Nam vẫn không ngừng giảm, dù đã có tỉnh như Kiên Giang mỗi ngày phải nhập tới 8 - 10 xe tải với khoảng 400 – 500 con heo để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.


    Giá heo hơi miền Bắc giảm mạnh nhất trong 2 năm qua

    Tại miền Bắc, theo ghi nhận giá heo hơi hôm nay 31/5 đang ở mức thấp nhất trong 2 năm qua.

    Cụ thể, giá lợn hơi tại Hải Dương, Lào Cai đồng loạt giảm 2.000 đồng xuống lần lượt 30.000 đồng và 29.000 đ/kg. Tại Hà Nam, Nam Định giảm nhẹ 1.000 đ/kg xuống 29.000 - 30.000 đ/kg.

    Tại Phú Thọ, Ba Vì, Hoài Đức, Vĩnh Phúc dao động ở mức thấp, 23.000 - 26.000 đ/kg. Bắc Giang, Tuyên Quang, Thái Bình dao động 26.000 - 29.000 đ/kg.

    [​IMG]

    Thương lái chọn mua lợn hơi tại chợ đầu mối gia súc - gia cầm lớn nhất miền Bắc ở huyện Bình Lục (tỉnh Hà Nam). Ảnh: Trần Quang

    Hiện giá lợn hơi toàn miền Bắc đang ở mức thấp nhất cả nước, dao động trong khoảng 23.000 - 30.000 đồng/kg.

    Tại miền Trung, Tây Nguyên giá heo hơi hiện vẫn tương đối ổn định, dù cũng đang ở mức thấp so với tháng trước.

    Theo đó, giá lợn hơi tại Quảng Trị tăng nhẹ 1.000 đồng lên 29.000 đ/kg; trong khi Đắk Lắk giảm 1.000 đ/kg xuống 30.000 đ/kg. Các địa phương còn lại, giá trung bình từ 30.000 - 33.000 đồng/kg.

    Giá heo hơi miền Nam một số nơi khởi sắc

    Theo ghi nhận từ các đại lí, giá heo hơi tại Tiền Giang và Hậu Giang đang giảm nhẹ 1.000 đồng xuống lần lượt 31.000 đồng và 33.000 đ/kg.

    Ngược lại, tại Bến Tre và Bạc Liêu đồng loạt khởi sắc, tăng nhẹ 1.000 đồng lên lần lượt 30.000 đ/kg và 34.000 đồng.

    Tại Gia Kiệm (Đồng Nai), các thương lái thu mua heo hơi với giá từ 31.000 - 32.000 đ/kg, nhưng giá heo mổ lẻ thì cao hơn khoảng 1.000 – 2.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá heo hơi tại Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang đạt cao hơn, dao động từ 32.000 - 34.000 đ/kg. Các tỉnh Bình Dương, Tây Ninh, Kiên Giang, TP.Cần Thơ có giá 35.000 - 36.000 đ/kg.

    Tại chợ đầu mối TP HCM, lượng lợn về chợ trong sáng 31/5/2019 đạt hơn 5.000 con, tình hình buôn bán của các tiêu thương gặp nhiều khó khăn, lượng tiêu thụ vẫn rất chậm.

    Dịch tả châu Phi đang tiếp tục lan rộng tại những tỉnh đã công bố dịch, gây thiệt hại nặng cho người chăn nuôi. Nhiều hộ thiệt hại vì phải tiêu hủy, những hộ không có lợn bệnh cũng buộc phải bán với giá thấp.

    Sau nhiều ngày điều chỉnh giảm, hiện các công ty chăn nuôi lớn đã không điều chỉnh giá bán. Tuy nhiên, nhiều hộ nông dân vẫn đang có xu hướng bán chạy lợn nhằm chạy dịch, vì thế giá lợn hơi ở trong các hộ chăn nuôi nhỏ vẫn tiếp tục có xu hướng giảm trên cả nước.

    Theo nhận định, giá lợn hơi sẽ có diễn biến tích cực hơn khi Chính phủ đã đồng ý giao Bộ Công Thương phối hợp với Bộ NN&PTNT cùng các bộ ngành liên quan khẩn trương triển khai việc mua tạm trữ, cấp đông thịt lợn.

    Việc cấp đông được cho là giúp bình ổn thị trường, tránh việc bán chạy, bán tháo trong dân. Hiện vẫn còn hơn 90% số lượng lợn sạch trên cả nước.

    Mỗi ngày Kiên Giang phải nhập 400-500 con heo vì thiếu thịt

    Số heo này chủ yếu được vận chuyển đi huyện đảo Phú Quốc, Châu Thành, Hòn Đất, An Minh và TP Hà Tiên giết mổ, tiêu thụ. Nguyên nhân là do tổng đàn heo trên địa bàn này ngày càng sụt giảm do ảnh hưởng bởi dịch tả lợn châu Phi.



    Tổng đàn sụt giảm, mỗi ngày tỉnh Kiên Giang phải nhập 400-500 con heo từ nơi khác về để giết mổ, tiêu thụ.

    Để kiểm soát tốt công tác vận chuyển gia súc, gia cầm xuất nhập tỉnh, Kiên Giang đã lập 13 chốt, tổ kiểm dịch trên các tuyến giao thông chính ra vào địa bàn.

    Tỉnh đã cấp 4,2 tỷ đồng cho Chi cục Chăn nuôi – Thú y để tổ chức phòng, chống dịch tả heo Châu Phi. Qua đó, đơn vị đã cấp 6.750 lít benkocid và 1.525 kg vôi cho các địa phương vệ sinh, khử trùng, tiêu độc; cung ứng bổ sung vật tư như bình xịt, đồ bảo hộ, tài liệu… Thành lập đường dây nóng số điện thoại 02973.942233 để tiếp nhận khai báo, cập nhật, báo cáo hàng ngày về tình hình dịch bệnh, chia sẻ thông tin.

    Dịch tả heo Châu Phi xảy ra trên địa bàn tỉnh Kiên Giang từ ngày 22/5, đến nay đã ghi nhận có 18 ổ dịch, ở 5 huyện, thành phố, gồm: Tân Hiệp, Vĩnh Thuận, Hòn Đất, Giồng Riềng và Rạch Giá, với tổng đàn 1.138 con, đã xử lý tiêu hủy 311 con, tổng trọng lượng 21.684 kg.


    Chỉ trong thời gian ngắn, dịch tả heo Châu Phi đã lan ra 5 huyện, thành phố của tỉnh Kiên Giang, với 18 ổ dịch được ghi nhận.

    Riêng ngày 30/5, ghi nhận thêm tại ấp Vĩnh Thành B, xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành có đàn 23 con, trong đó 5 con heo bị mắc bệnh, Chi cục đã lấy mẫu gửi Thú y vùng 7 xét nghiệm, đang chờ kết quả.

    Huyện Tân Hiệp là địa phương đầu tiên của tỉnh Kiên Giang phát hiện dịch tả heo Châu Phi, đến nay dịch đã lan ra 3 xã và 1 thị trấn, UBND huyện đã có quyết định công bố dịch bệnh trên địa bàn.

    [​IMG]

    Việt kiều ở nước ngoài muốn ăn vải cũng phải đắn đo trước khi rút ví.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này