FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí Ghé thăm chùa Bà Thiên Hậu - Chốn tâm linh hơn 200 năm tuổi tại đất Sài Gòn Sài Gòn từ lâu đã được mệnh danh là thành phố đông đúc, nhộn nhịp cả đêm lẫn ngày. Nhưng không phải lúc nào Sài Gòn cũng vội vã như vậy. Vẫn có những chốn bình yên để người dân hay du khách tìm về, hòa mình trong sự tĩnh lặng, an yên. Và chùa Bà Thiên Hậu là một trong những chốn bình yên đó. Ngôi chùa là điểm đến tâm linh quen thuộc của người dân Sài Gòn đồng thời cũng thu hút nhiều du khách ghé thăm. Nội dung chính Ẩn 1. Giới thiệu chung về chùa Bà Thiên Hậu 2. Nét kiến trúc độc đáo của chùa Bà Thiên Hậu Tiền điện chùa Bà Thiên Hậu Trung điện chùa bà Thiên Hậu Hậu điện (Chính điện) Nét đặc biệt của chùa Bà Thiên Hậu 3. Những hoạt động tại chùa Bà Thiên Hậu Địa điểm chụp hình Nơi cầu nguyện Lễ hội “vía Bà” 1. Giới thiệu chung về chùa Bà Thiên Hậu Địa chỉ: 710 đường Nguyễn Trãi, quận 5 Giờ mở cửa: 6h30 - 16h30 hàng ngày Ngôi chùa được xây dựng vào thế kỷ XVIII bởi nhóm người Hoa gốc Tuệ Thành và cũng nằm trong khu phố người Hoa nổi tiếng. Tên chính xác của ngôi chùa này là Thiên Hậu Miếu, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là miếu thờ bà Thiên Hậu - người có công trong việc bảo vệ sự bình yên cho người dân khi đến vùng đất mới. Tuy nhiên trong cách gọi quen thuộc của dân gian miền Nam nước ta, những chốn linh thiêng thì đều gọi là chùa. Vì thế người ta thường gọi là chùa Bà Thiên Hậu dù cách gọi này chưa đúng hoàn toàn. Đây là một nơi linh thiêng bậc nhất mà bạn không thể bỏ lỡ khi đến với Sài Gòn. Mỗi dịp lễ Tết, người dân Sài Gòn thường ghé đến để thắp hương cầu bình an hay thực hiện những bộ ảnh Tết với áo dài truyền thống. XEM THÊM Ghé thăm chùa Bửu Long - “Ngôi chùa Thái” giữa lòng Sài Gòn Ấm áp mùa xuân cùng vé máy bay Hà Nội đi Sài Gòn tháng 3 2. Nét kiến trúc độc đáo của chùa Bà Thiên Hậu Chùa bà Thiên Hậu mang đậm kiến trúc đặc trưng Trung Hoa với phong cách Á Đông thuần khiết. Du khách sẽ dễ dàng nhận thấy sự trầm mặc mang đậm dấu ấn thời gian của ngôi chùa. Chùa được xây dựng theo lối tam quan cách điệu ở phần cửa chính đi vào, hai bên hông có thêm hai hành lang và chùa bao gồm ba tòa: Tiền điện, Trung điện và Hậu điện (Chính điện). Tiền điện chùa Bà Thiên Hậu Tiền điện chùa Bà Thiên Hậu có đặt bàn thờ Phúc Đức Chánh thần ở bên phải và bàn thờ Môn Quan Vương Tả ở bên trái. Tới đây, bạn còn được chiêm ngưỡng các bia đá ghi lại truyền thuyết về Thiên Hậu Thánh Mẫu với các bức tranh vẽ Bà đang hiển linh trên sóng nước. Trung điện chùa bà Thiên Hậu Trung điện của chùa Bà Thiên Hậu có đặt bộ lư “Phát lan” đúc từ thời vua Quang Tự từ năm 1886 gồm có 5 món được điêu khắc tinh xảo. Hai bên là chiếc thuyền rồng cổ cùng chiếc kiệu cổ sơn son thếp vàng dùng để rước Bà vào ngày vía Bà. Hậu điện (Chính điện) Hậu điện gồm có 3 gian: Gian giữa thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu tạc từ khối gỗ cổ cao 1m, bên phải thờ Kim Hoa Nương Nương và bên trái thờ Long Mẫu Nương Nương. Hai gian phụ đặt tượng thờ Quan Thánh, Địa Tạng và Thần Tài. Trong chính điện, tượng bà Thiên Hậu được đặt ở chính giữa với ánh sáng đỏ - vàng làm chủ đạo, hòa cùng bức màu đen của gỗ và ánh nến lung linh xung quanh đã làm cho nơi đây trở nên u tịch, huyền bí tạo ấn tượng sâu đậm cho du khách khi lần đầu tới đây. Nét đặc biệt của chùa Bà Thiên Hậu Ngôi chùa có phần mái nhà được trang trí bằng rất nhiều bức tượng có kích thước lớn nhỏ và hình thù khác nhau nhưng tất cả kết hợp lại vô cùng hài hòa, đẹp mắt. Ngắm kỹ từng đường nét, du khách sẽ cảm nhận được sự kỳ công của người tạo nên nó. Một trong những điểm nhấn tạo nên nét riêng ở chùa Bà Thiên Hậu đó chính là toàn bộ vật liệu xây dựng chùa đều được nhập từ Trung Quốc: những bức phù điêu lớn, những phần tượng nhỏ đến cây gỗ quý, bát lư hương. Điều này chứng tỏ được chùa bà Thiên Hậu có tầm quan trọng rất lớn đối với người Hoa ở Sài Gòn nói riêng và trên cả nước nói chung. Không chỉ có vậy, khi đến với chùa Bà Thiên Hậu du khách sẽ không khỏi trầm trồ bởi những bảo vật quý đang được lưu trữ tại đây: các bức tranh đắp nổi hình tứ linh (Long, Ly, Quy, Phụng) và khoảng 400 đồ cổ. Bạn sẽ vô cùng ấn tượng với những chế tác tỉ mỉ, tinh tế của các bức hoành phi, bia đá, pho tượng thần, tượng đá, câu đối… 3. Những hoạt động tại chùa Bà Thiên Hậu Địa điểm chụp hình Kiến trúc chùa Bà Thiên Hậu không chỉ gây ấn tượng với du khách bởi sự chắc chắn, uy nghiêm mà mỗi góc của ngôi chùa đều mang nét đẹp riêng “thôi miên” mọi du khách. Điển hình như bảng sớ màu hồng, hàng rào xanh vững chãi, hai bức tường sạch sẽ cho ra đời những bức hình mang đậm nét “hoài cổ”. Nơi cầu nguyện Du khách đến chùa đều mong muốn cầu nguyện những điều tốt đẹp, bạn có thể ghi lại mong ước của mình lên giấy, treo cùng với vòng nhang để cầu xin Bà. Đặc biệt, giới trẻ còn truyền tai nhau việc xin xăm (xin quẻ) chùa Bà Thiên Hậu với hy vọng đoán biết được những vấn đề trong tương lai. Lễ hội “vía Bà” Lễ vía Bà Thiên Hậu diễn ra hàng năm vào ngày 22 đến 24/3 âm lịch thu hút đông đảo người Hoa và người Việt đến cúng bái. Trong ngày này, tượng Bà Thiên Mẫu sẽ được đặt trên một chiếc kiệu và người dân rước xung quanh chùa. Cùng với đó là các hoạt động như múa lân, múa rồng, biểu diễn nghệ thuật… do các đội nhạc dân tộc thực hiện vô cùng náo nhiệt. Đến với chùa Bà Thiên Hậu, du khách sẽ có cơ hội để tìm hiểu lịch sử, kiến trúc và văn hóa của ngôi chùa cổ. Bạn chắc chắn sẽ tìm được sự cân bằng và thanh thản mỗi khi tới nơi đây. Để mua vé máy bay giá rẻ đi Sài Gòn vui lòng liên hệ VietAIR. Ngoài ra, khi mua vé máy bay tại VietAIR quý khách sẽ được hỗ trợ xử lý toàn bộ các vấn đề phát sinh (hoàn vé, hủy vé, đổi ngày bay…) theo quy định của từng hãng, miễn phí các dịch vụ bổ trợ khác. Gọi ngay hotline 1900.1796 để được tư vấn miễn phí!