FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí Thứ Tư, ngày 05/06/2019 11:35 AM (GMT+7) Những tháng đầu năm 2019, xuất khẩu gạo dường như không còn giữ được phong độ như năm 2017, 2018 khi kim ngạch xuất khẩu liên tục sụt giảm. Những động thái mới từ nhiều thị trường nhập khẩu đã gây sức ép tạo nên sự sụt giảm đáng lo ngại này. “Mắc kẹt” ở Trung Quốc Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPNTNT), khối lượng gạo xuất khẩu (XK) tháng 5/2019 ước đạt 739.000 tấn, trị giá 314 triệu USD, đưa khối lượng XK gạo 5 tháng đầu năm 2019 ước đạt 2,83 triệu tấn và 1,21 tỷ USD, giảm 4% về khối lượng và giảm tới 20,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Philippines vẫn đứng vị trí thứ nhất về thị trường XK gạo của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2019 với 35,9% thị phần. Đáng lưu ý, từ vị trí dẫn đầu những năm trước, Trung Quốc đã tụt xuống vị trí thứ 7 trong các thị trường XK gạo của Việt Nam. Nếu như năm 2017, Trung Quốc chiếm đến 39,2% thị phần, đứng vị trí thứ nhất trong các thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam thì năm 2018, con số này chỉ còn 22%, tương đương 1,33 triệu tấn. Xuất khẩu gạo đang chịu nhiều áp lực cạnh tranh. (ảnh tư liệu) Và đà giảm kim ngạch XK gạo sang thị trường này tiếp tục kéo sang những tháng đầu năm 2019. Thống kê cho thấy, trong 5 tháng đầu năm 2019, XK gạo sang Trung Quốc giảm tới 95,14% về lượng và 95,48% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, khiến giá trị XK gạo sang thị trường này chưa đạt 30 triệu USD, một con số quá nhỏ bé. Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là từ tháng 6/2018 đến nay Trung Quốc đánh thuế nhập khẩu gạo Việt Nam mức 50%. Đó là chưa kể, trong số 156 doanh nghiệp XK gạo của Việt Nam, Trung Quốc chỉ cấp giấy phép cho 22 doanh nghiệp. Về chủng loại XK, trong 5 tháng đầu năm 2019, giá trị XK gạo trắng chiếm 50,5% tổng kim ngạch; gạo Jasmine và gạo thơm chiếm 34,1%; gạo nếp chiếm 8,1% và gạo Japonica, gạo giống Nhật chiếm 7,1%. Thêm những thách thức Không chỉ khó khăn ở thị trường Trung Quốc, XK gạo của Việt Nam đang gặp thêm những thách thức mới khi Chính phủ Bangladesh vừa quyết định nâng thuế nhập khẩu gạo từ 28% lên 55%. Điều này được dự đoán sẽ phủ bóng đen lên thị trường XK gạo thế giới khi năm 2017, Bangladesh từng nổi lên là nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới với sản lượng trên 3 triệu tấn. Nhưng sau những vụ mùa thất bát, năm nay, Bangladesh không chỉ giảm nhập khẩu gạo với khối lượng vài trăm nghìn tấn mà còn lập kế hoạch XK gạo lượng gạo dư thừa lên đến 2 – 2,5 triệu tấn, điều chính phủ nước này đã cấm từ năm 2008. Các chuyên gia đánh giá, động thái này của Bangladesh sẽ tạo áp lực cạnh tranh vốn đã gay gắt nay càng gay gắt hơn trên thị trường thế giới, Ấn Độ - nước XK gạo chủ yếu sang Bangladesh sẽ phải tìm thị trường khác thay thế. Thực tế, những tháng qua trên thị trường thế giới, giá gạo diễn biến theo chiều hướng giảm khi nguồn cung vẫn khá dồi dào. Trong đó, giá gạo Ấn Độ chạm mức thấp 7 tháng do nhu cầu yếu, giá gạo Thái Lan không đổi ở mức 400 USD/tấn do nhu cầu tiêu thụ ở mức thấp và thị trường được dự đoán sẽ không có giao dịch lớn trong ngắn hạn. Có thể thấy rất rõ, gạo Việt đang phải chịu sức ép cạnh tranh vô cùng lớn, vì ngoài đối thủ truyền thống là Thái Lan, thị trường XK gạo thế giới còn có thêm những “chiến binh” khác như Ấn Độ, Myanmar, Campuchia và cả Bangladesh. Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản dự báo triển vọng XK gạo trong quý II/2019 chưa thực sự lạc quan bởi ngoài thị trường Trung Quốc có nhiều rào cản phải ứng phó, nhiều thị trường khác như Philippines, Indonesia... đã nhập nhiều gạo trong năm trước và chưa có nhu cầu nhập thêm. Một quốc gia khác trong khu vực là Malaysia vừa tăng 5% diện tích trồng lúa nhằm thực hiện mục tiêu giảm phụ thuộc vào gạo nhập khẩu. Ông Lê Thanh Hòa - Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản nhận định, thị trường XK gạo Việt Nam năm nay đang đối mặt với nhiều khó khăn khi các quốc gia thu mua lớn có xu hướng giảm nhu cầu, tiến tới tự chủ nguồn lương thực, trong khi các nước XK gạo tăng cường xuất ra thị trường. Do đó, các doanh nghiệp kinh doanh XK gạo cần phải cơ cấu lại các sản phẩm XK, tiếp tục đầu tư tìm kiếm, mở rộng, đa dạng hóa thị trường XK. Cùng với những tháo gỡ về chính sách, thị trường từ phía Nhà nước và các bộ, ngành, các doanh nghiệp cần liên kết với nông dân để hình thành chuỗi sản xuất khép kín, giảm giá thành và tăng sức cạnh tranh so với các đối thủ. Mặc dù nhiều mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu giảm nhưng nhờ những “điểm sáng” như trái cây, thủy sản, đồ...