FPT duy trì phong độ tăng trưởng năm 2019

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi Tin Nhanh Chứng Khoán |, 30/4/19.

  1. FPT duy trì phong độ tăng trưởng năm 2019

    FPT duy trì phong độ tăng trưởng năm 2019

    LIÊN HỆ (596 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Tin Nhanh Chứng Khoán |
    3. Ngày đăng: 30/4/19 lúc 05:35
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam (ĐTCK) Hơn 1 năm kể từ khi hoàn tất thoái vốn khỏi mảng phân phối, bán lẻ, tập trung vào lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là viễn thông và công nghệ, Công ty cổ phần FPT không chỉ tăng trưởng nhanh về doanh thu và lợi nhuận, mà các chỉ số hiệu suất sinh lời, hiệu quả hoạt động, cơ cấu vốn cũng được cải thiện rõ rệt.


    Lợi nhuận sẽ tiếp tục tăng trưởng

    FPT vừa bước qua quý đầu tiên của năm 2019 với kết quả khả quan tại hầu hết các mảng kinh doanh chính.

    Cụ thể, trong khi khối công nghệ ghi nhận doanh thu và lợi nhuận trước thuế quý I/2019 lần lượt tăng 21,7% và 44,4% so với quý I/2018 thì doanh thu và lợi nhuận tại khối viễn thông lần lượt đạt mức tăng 18,3% và 8,4%. Tổng cộng, doanh thu hợp nhất của FPT trong quý I/2019 tăng 19,3% so với cùng kỳ năm 2018, ước đạt 5.666 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế tăng 23%, đạt khoảng 960 tỷ đồng.

    Ðáng chú ý, các thị trường nước ngoài tiếp tục cho thấy mức tăng trưởng vượt trội cả về doanh thu và lợi nhuận, đạt mức 35%, đóng góp 43% và 38% tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận hợp nhất của Tập đoàn, cùng tăng 5% so với cùng kỳ năm 2017. Một số thị trường chủ lực của FPT có kết quả tăng trưởng tốt như Mỹ với doanh thu xuất khẩu phần mềm tăng 79,1%, Nhật Bản tăng 27%,…

    Như vậy, dù mới hoàn thành 21,3% kế hoạch doanh thu và 21,5% kế hoạch lợi nhuận cả năm sau quý I, nhưng với đặc điểm là quý có tỷ trọng lợi nhuận thấp nhất trong năm do ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh so sánh tương đương với cùng kỳ, mức tăng 19,3% về doanh thu và 23% về lợi nhuận đều đã bỏ xa tốc độ tăng trưởng của kế hoạch năm.

    Năm 2019, FPT đặt mục tiêu 26.660 tỷ đồng doanh thu, tăng 15% so với năm 2018; lợi nhuận trước thuế dự kiến tăng 16%, đạt 4.460 tỷ đồng.

    Trong báo cáo phân tích tháng 4/2019, ngay sau Ðại hội đồng cổ đông của FPT được tổ chức, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) đưa dự báo, doanh thu và lợi nhuận của FPT có thể tăng trưởng lần lượt 18% và 27% trong năm 2019. Ðiều này đồng nghĩa với việc lợi nhuận trước thuế của FPT có khả năng sẽ vượt qua con số kế hoạch 4.460 tỷ đồng. Ðồng thời, chất lượng lợi nhuận và khả năng duy trì tăng trưởng trong năm nay được đánh giá cao hơn khi dòng tiền từ hoạt động kinh doanh cốt lõi tăng trưởng tốt, thay vì mang tính đột biến từ thoái vốn như năm trước.

    Chuyển dịch hiệu quả

    FPT đã quay lại tốc độ tăng trưởng cao hai con số, nhưng câu hỏi được nhà đầu tư đặt ra là liệu các mảng kinh doanh cốt lõi có thể tăng trưởng đủ bù đắp khoảng trống mà mảng phân phối, bán lẻ (vốn đóng góp đến trên 50% doanh thu của Tập đoàn trước khi hoàn tất thoái vốn) để lại?

    Thực tế đến nay đã chứng minh, việc tập trung đầu tư cho mảng kinh doanh viễn thông và công nghệ, nhất là định hướng vươn ra các thị trường quốc tế là bước đi đúng và đem lại lời giải thỏa đáng cho bài toán doanh thu, lợi nhuận cho FPT. Không chỉ duy trì kết quả kinh doanh tăng trưởng tốt, các chỉ số tỷ suất sinh lời, hiệu suất sử dụng tài sản, chỉ số cơ cấu tài sản, nguồn vốn cũng đang ghi nhận sự chuyển biến tích cực so với giai đoạn trước.

    Biên lợi nhuận gộp hợp nhất trong năm 2018 của FPT đạt 37,5%, tăng 14,8% so với năm 2017. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu hợp nhất đạt 16,6%, gấp 1,67 lần năm 2017. Hiệu suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và vốn chủ sở hữu (ROE) bình quân lần lượt đạt 12,1% và 23,1%.

    Cơ cấu vốn cũng được cải thiện tích cực, dù trải qua một năm đẩy mạnh đầu tư, vay nợ tăng thêm 2.283 tỷ đồng so với cuối năm 2017, dư nợ đi vay của FPT đến cuối năm 2018 vẫn giảm hơn 1.600 tỷ đồng so với cuối quý III/2017, thời điểm vẫn còn hợp nhất mảng bán lẻ và phân phối. Tỷ lệ nợ vay trên tổng tài sản đến cuối năm 2018 ở mức 23,4%. Chi phí lãi vay trong năm chỉ tương đương khoảng 7,6% lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh (EBIT) mang lại.

    So với lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng đạt gần 9.500 tỷ đồng mà doanh nghiệp có tại thời điểm cuối năm 2018, thực tế số dư tiền của FPT còn đang lớn hơn tổng nợ vay phải trả. Ðây sẽ là yếu tố quan trọng giúp đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu đầu tư trong thời gian tới.

    [​IMG]
    Kết quả kinh doanh 2015 - 2018 và kế hoạch 2019 của FPT.


    Sau khi dành khoảng 2.454 tỷ đồng đầu tư trong năm 2018, FPT dự kiến sẽ dành 4.669 tỷ đồng cho hoạt động đầu tư trong năm 2019, tập trung chủ yếu vào khối viễn thông (3.004 tỷ đồng) và công nghệ (1.029 tỷ đồng).

    Việc đảm bảo nguồn lực đầu tư sẽ là yếu tố quan trọng tạo động lực duy trì tăng trưởng trong bối cảnh dư địa tăng trưởng của ngành công nghệ, viễn thông đang còn rất lớn, nhất là ảnh hưởng của xu hướng chuyển đổi số lên ngành công nghệ thông tin được dự báo ngày càng gia tăng.

    Báo cáo phân tích của Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) tháng 4/2019 dẫn thống kê của International Data Corporation cho biết, thị trường chuyển đổi số sẽ có mức tăng trưởng cao gấp 4 lần so với tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành công nghệ thông tin. Trước đó, Worldwide Digital Transformation 2018 Predictions dự báo, cho đến năm 2019, chi tiêu cho chuyển đổi số trên toàn cầu sẽ đạt 1.700 tỷ USD. Khoảng 35% nhà sản xuất lớn trên thế giới sẽ ứng dụng các giải pháp phần mềm cho sản xuất thông minh để tối đa hóa hiệu quả hoạt động và thời gian đáp ứng.

    Tại Ðại hội cổ đông năm 2019, tập trung vào mảng chuyển đổi số tiếp tục được FPT xác định là định hướng chiến lược trong giai đoạn 2019 - 2021 trên cơ sở nhận định là xu hướng tất yếu do đem lại rất nhiều lợi ích như tăng cường chất lượng dịch vụ, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

    Với các thế mạnh về năng lực công nghệ, kinh nghiệm, hệ thống quy trình đã được hoàn thiện qua thời gian dài hoạt động cùng đội ngũ nhân sự lâu năm, cũng như việc đẩy mạnh đầu tư, FPT được kỳ vọng sẽ đẩy mạnh cơ hội khai thác hiệu quả thị trường quy mô hàng chục tỷ USD này.

    Kết thúc quý I/2019, chưa có con số về biên lợi nhuận gộp nhưng tỷ suất lợi nhuận trước thuế tiếp tục cho thấy xu hướng cải thiện so với cùng kỳ năm 2018, đạt 16,9%.

    Rõ ràng, việc không còn hợp nhất với 2 mảng bán lẻ và phân phối có doanh thu lớn nhưng tỷ suất lợi nhuận thấp trong khi phải duy trì lượng hàng tồn kho, phải thu và đòi hỏi vốn lưu động lớn để tập trung vào các mảng viễn thông, phần mềm hay dịch vụ trực tuyến vốn là thế mạnh của FPT và có tỷ suất lợi nhuận cao đã giúp cấu trúc tài sản, nguồn vốn của FPT được cải thiện đáng kể.

    Không chỉ làm đẹp về sổ sách, cấu trúc tài chính “tinh gọn” hơn còn giúp Công ty tập trung khai thác tốt hơn lĩnh vực thế mạnh, thay vì dàn trải nguồn lực so với một tổ chức cồng kềnh và đầu tư phân hóa trước đây.

    Ở vùng giá trên 48.000 đồng/cổ phiếu trong những phiên giao dịch gần đây, thị giá cổ phiếu FPT hiện tăng khoảng 17% so với thời điểm cuối năm 2018, gần gấp 3 lần mức tăng trưởng của VN-Index trong kỳ khoảng thời gian.

    Dù vậy, hệ số giá trên thu nhập (P/E) trên kết quả kinh doanh năm 2018 của cổ phiếu FPT chỉ ở mức hơn 11 lần, khá thấp so với mặt bằng 16,3 lần của VN-Index cũng như so với mức P/E của nhiều cổ phiếu trong cùng danh mục VN30. Mức định giá sẽ còn hấp dẫn hơn khi xét trên mức độ tăng trưởng lợi nhuận dự báo trên 20% của năm 2019.

    Khắc Lâm
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này