FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí Nước ta hiện nay đang ngày càng có nhiều đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi được mở ra nhằm đáp ứng nhu cầu chăn nuôi cho các trang trại, cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm trên cả nước. Tuy nhiên, không ít người gặp khó khăn trong việc kinh doanh thức ăn chăn nuôi bởi những bất cập trong việc vận hành cửa hàng buôn bán. Đừng lo bởi dưới đây là giải pháp hữu hiệu dành cho bạn. 1. Điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi Để mở đại lý bán thức ăn chăn nuôi, bạn phải đáp ứng các điều kiện sau theo Nghị định 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi: - Có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/đầu tư/đăng ký hộ kinh doanh được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Đại lý có hợp đồng mua bán với nhà sản xuất, cung cấp. - Có cửa hàng, địa chỉ kinh doanh, biển hiệu, số điện thoại rõ ràng, cụ thể. - Có nơi bày bán và bảo quản thức ăn chăn nuôi đảm bảo vệ sinh, chất lượng theo quy định của pháp luật. 2. Kinh nghiệm mở đại lý Như bất kể ngành nghề nào, trước khi mở đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi, bạn phải tìm hiểu kỹ về luật, thị trường, nhà phân phối, số vốn và giá bán lẻ. Cụ thể như: - Nghiên cứu thị trường, đầu ra cho sản phẩm: Đối tượng khách hàng bạn hướng tới là ai - Trang trại lớn hay hộ chăn nuôi nhỏ lẻ? Thương hiệu thức ăn chăn nuôi nào được người dân tin dùng nhiều nhất hiện nay? Vị trí cửa hàng của bạn có gần trang trại, cơ sở hay hộ chăn nuôi nào không? Đã có đại lý hay cửa hàng nào ở khu vực đó chưa? Trả lời được những câu hỏi này thì bạn sẽ tìm ra hướng đi cụ thể trong thị trường mà bạn sắp kinh doanh. - Hiểu rõ luật kinh doanh: Để tránh vi phạm luật, bạn phải hiểu rõ luật kinh doanh. + Có đầy đủ giấy phép kinh doanh + Thông tin chủ đại lý, cửa hàng đầy đủ + Có đầy đủ hợp đồng mua bán, nhập hàng với bên sản xuất + Đảm bảo các giấy tờ chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy,... + Giấy tờ kê khai và đóng thuế liên quan đúng quy định pháp luật - Chuẩn bị vốn: Bạn phải chuẩn bị số tiền vốn khá lớn để có thể nhập hàng số lượng nhiều, đảm bảo hàng luôn có sẵn, đủ cung cấp cho khách hàng. Nhất là phòng trường hợp các đối tác, chủ hộ chăn nuôi chưa kịp thanh toán tiền hàng ngay. Điều này là không thể tránh khỏi khi muốn hợp tác lâu dài với khách hàng lớn, đối tác lâu năm. 3. Học hỏi, ứng dụng công nghệ Một điều không thể thiếu khi mở cửa hàng thức ăn chăn nuôi không phải ai cũng biết, đó chính là áp dụng công nghệ kỹ thuật vào công tác quản lý. Để việc vận hành được trơn tru, hiệu quả nhất, bạn nên tìm hiểu sử dụng phần mềm quản lý bán vật tư nông nghiệp phù hợp với cửa hàng mình. Trong thời gian sắp tới, trên thị trường kinh doanh vật tư sẽ xuất hiện một công cụ mới mang tên phần mềm quản lý bán vật tư nông nghiệp S2Retail. Phần mềm này được giới chuyên môn đánh giá là khá tiềm năng trong tương lai, khi mà công tác quản lý của các cửa hàng vật tư nông nghiệp còn khá lỏng lẻo, thiếu tính chính xác. Việc sử dụng tốt phần mềm quản lý bán vật tư nông nghiệp S2Retail sẽ mang lại nhiều nguồn thu hơn cho cửa hàng mà không cần phải thức trắng để đau đáu về những khó khăn như trước nữa. Với giao diện thu hút, dễ nhìn, phần mềm quản lý bán vật tư nông nghiệp S2Retail sở hữu đầy đủ các tính năng cần có cho việc quản lý cửa hàng như: quản lý hàng hóa trong cửa hàng, hàng tồn kho; quản lý nhân viên; quản lý khách hàng; tích hợp vận chuyển; in mã vạch,... Ứng dụng phần mềm quản lý bán vật tư nông nghiệp S2Retail hiệu quả không chỉ giúp người quản lý có thêm cánh tay đắc lực mà còn giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức và chi phí. Bên cạnh đó, phần mềm quản lý bán vật tư nông nghiệp S2Retail còn có rất nhiều tính năng ưu việt khác, hứa hẹn chưa có phần mềm quản lý nào sở hữu, sẽ được bật mí trong thời gian sắp tới. Cùng đón chờ sự xuất hiện này và ứng dụng phần mềm quản lý bán vật tư nông nghiệp vào cửa hàng của bạn một cách hiệu quả nhất nhé!