Dùng cồn trị mụn? Có trị được mụn hay không ?

Thảo luận trong 'Sức Khoẻ' bắt đầu bởi Manhcoi007, 27/4/22.

  1. Dùng cồn trị mụn? Có trị được mụn hay không ?

    Dùng cồn trị mụn? Có trị được mụn hay không ?

    10,000 VNĐ (245 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Tp. Hồ Chí Minh
    3. Tình trạng hàng: Mới 100%
    4. Nhu cầu: Cần Bán
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: Manhcoi007
    3. Ngày đăng: 27/4/22 lúc 14:15
    4. Số điện thoại: 0964453007
  2. Manhcoi007

    Manhcoi007 Thành viên Thành viên

    Tham gia:
    6/8/21
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Thực hư việc dùng cồn để sát khuẩn bề mặt da, và nốt mụn trước khi bôi thuốc liệu có tốt hay không? Hãy cùng theo dõi bài viết phân tích dưới đây về việc dùng cồn trị mụn này nhé.!

    [​IMG]

    1.Nguyên nhân gây mụn:

    Việc bạn thức dậy và cảm thấy ngứa ở một vị trí nào đó trên mặt thì y như rằng: hazz..chỗ đó bắt đầu nổi mụn rồi - mình nghĩ ”. Vậy nguyên nhân do đâu?

    Nguyên nhân là do một loại vi khuẩn mụn P.acnes phát triển. Còn cồn thì lại nổi tiếng với khả năng diệt khuẩn của mình. Cồn thường được các bác sĩ chuyên dùng để sát khuẩn tay, dụng cụ tránh gây các trường hợp viêm nhiễm.

    Lợi ích của việc dùng cồn trị mụn
    Việc dùng cồn để trị mụn có thể đem lại hiệu quả diệt khuẩn tức thì, giúp các nhân mụn khô lại nhanh, ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm. Vi khuẩn có thể bị tiêu diệt nhanh chóng đến 99.9%.

    Tuy nhiên cần chú ý nồng độ cồn có thể ảnh hưởng đến khả năng diệt khuẩn và thậm chí gây ra một số tác dụng phụ khiến cho mục đích sử dụng cồn ban đầu bị phản tác dụng.

    Tại sao nồng độ cồn sử dụng để trị mụn lại quan trọng?
    Một số vi khuẩn có thể bị tiêu diệt ở nồng độ cồn khác nhau. cụ thể:

    Vi khuẩn nấm có thể bị tiêu diệt ở nồng độ cồn 40-60%;

    Vi khuẩn gây mụn P.acnes và hầu hết các loại vi khuẩn khác chủ yếu bị tiêu diệt ở nồng độ từ 70% trở nên.

    Cồn có nồng độ cao lại phản tác dụng? Tại vì sao?
    Cụ thể một số thí nghiệm chỉ ra rằng dung dịch cồn 50% tiêu diệt vi khuẩn Staphylococcus Aureus trong vòng chưa đầy 5 giây. Nhưng dung dịch cồn 90% phải mất đến hơn 2 giờ để tiêu diệt hoặc thậm chí không hiệu quả.

    Vì vậy, các nhà khoa học tiến hành vô số thí nghiệm trên các chủng vi khuẩn khác nhau và kết quả là:

    Nồng độ tiêu chuẩn và phù hợp nhất để tiêu diệt mọi loại vi khuẩn là cồn 70%. Vậy nên nếu trong trường hợp phải sử dụng cồn để sát khuẩn. Sự lựa chọn tốt nhất là cồn 70 độ.
    [​IMG]

    Một số lưu ý khi sử dụng cồn để trị mụn
    Cồn để sử dụng trong y tế và an toàn với con người là cồn ethanol. Tránh mua nhầm cồn giả, cồn pha mê nhé mọi người.

    Việc dùng cồn trị mụn phải đảm bảo đồng thời tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn và không gây tổn hại đến vùng mô tế bào xung quanh.

    Việc lạm dung cồn >90% có thể khiến các tế bào tổn thương, mất nước là nguyên nhân chính khiến tế bào chịu nhiều gánh nặng. Lớp tế bào xung quanh mụn trở nên khô hơn, yếu hơn, nhanh lão hóa và bong tróc tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Trong một vài trường hợp gây kích ứng da để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

    cồn 70 có thành phần chưa khoảng 30% là nước giúp bổ sung lại độ ẩm cho da.

    Việc sử dụng cồn để sát khuẩn đem lại hiệu quả nhanh chóng và tốt như vậy. Vậy tôi có nên sử dụng nó hàng ngày?

    Câu trả lời là không nhé. Chỉ nên sử dụng nó để tiêu diệt nhanh chóng kịp thời ngăn ngừa tình trạng viêm mủ, ngăn mụn lan gây ô nhiễm tạo ổ mụn.

    Sử dụng đúng cách và đúng mục đích không nên sử dụng thường xuyên dẫn tới sự lạm dụng này. Trong trường hợp không bị mụn thì không nên sử dụng cồn để chăm sóc da mặt, lau tế bào chết, hay tẩy trang,.vv.

    “Thà là không có tiền mua thì không sử dụng chứ đừng dại mà lấy cồn làm phương pháp chăm sóc da mặt nhé.”

    Việc chăm sóc da mặt mục đích ngừa mụn khác hoàn toàn với việc trị mụn. Vì vậy mà mới có dòng chữ “Free alcohol” ở hầu hết các sản phẩm chăm sóc da.

    Một số cách khác có thể sử dụng cồn để trị mụn khác như:
    1. Sát khuẩn tay mỗi khi cần trang điểm make up, hay thoa kem.

    2. Sát khuẩn dụng cụ nặn mụn, dụng cụ trang điểm,.( nhớ nhé: dụng cụ make up mà dùng chung thì cũng là tác nhân gây mụn viêm, nhiễm đấy nhé).
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này