“Đua lệnh” ngày không hưởng quyền, cổ phiếu có thật sự “rẻ”?

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi EhomeStock admin 1, 2/7/21.

  1. “Đua lệnh” ngày không hưởng quyền, cổ phiếu có thật sự “rẻ”?

    “Đua lệnh” ngày không hưởng quyền, cổ phiếu có thật sự “rẻ”?

    LIÊN HỆ (388 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: EhomeStock admin 1
    3. Ngày đăng: 2/7/21 lúc 02:05
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Nhà đầu tư lựa chọn mua cổ phiếu ngày chốt quyền để có lợi thế về giá và kiểm soát rủi ro thanh khoản tuy nhiên không nhất thiết phải mua bằng mọi giá để tránh gặp rủi ro “đu đỉnh” dẫn đến áp lực trong ngắn hạn.
    [​IMG]

    Như thường lệ sau mùa ĐHĐCĐ, hàng loạt doanh nghiệp sẽ công bố thông tin chi trả cổ tức , thưởng cổ phiếu , phát hành thêm. Việc điều chỉnh vào ngày giao dịch không hưởng quyền có thể khiến cổ phiếu giảm sâu, thậm chí vượt quá biên độ so với giá đóng cửa phiên trước.

    Điều này vốn không còn xa lạ với các nhà đầu tư lâu năm tuy nhiên lại gây bất ngờ cho không ít nhà đầu tư mới tham gia thị trường hay còn gọi là nhà đầu tư F0 còn chưa kịp tìm hiểu kiến thức liên quan đến cổ tức. Theo quan sát trên các diễn đàn về chứng khoán thời gian gần đây, có không ít bài viết thắc mắc về việc cổ phiếu “bất ngờ” giảm sâu sau một đêm.

    Nếu rơi vào trường hợp tương tự, nhà đầu tư đừng vội hốt hoảng. Thực tế, đây chỉ là yếu tố kỹ thuật nhằm đảm bảo vốn hóa thị trường của cổ phiếu không thay đổi sau khi chia tách và giá trị tài sản ròng của nhà đầu tư cũng không hề bị hụt đi sau khi chốt quyền.

    Thông thường, một số CTCK sẽ sớm điều chỉnh giá vốn của nhà đầu tư sau khi chốt quyền giúp nhà đầu tư có thể nhận thấy điều này trực quan hơn tuy nhiên cũng có một số bên chỉ điều chỉnh khi cổ tức được thanh toán.

    Theo quy định của Luật Chứng khoán, cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày kết thúc họp ĐHĐCĐ thường niên. HĐQT lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức được trả đối với từng cổ phần, thời hạn và hình thức trả chậm nhất là 30 ngày trước mỗi lần trả cổ tức.

    Quy trình phát hành và lưu ký đòi hỏi khá nhiều thời gian khiến không ít nhà đầu tư lựa chọn bán cổ phiếu khi gần đến ngày giao dịch không hưởng quyền thay vì “lăn chốt” cùng rủi ro chôn vốn. Động thái này giúp nhà đầu tư có một lượng tiền mặt nhất định để cơ cấu danh mục trong đó xu hướng quay trở lại mua cổ phiếu đã điều chỉnh sâu ngay phiên giao dịch không hưởng quyền đang trở thành “hot trend” thời gian gần đây.

    ĐUA LỆNH NGÀY KHÔNG HƯỞNG QUYỀN

    Thị trường chứng khoán thời gian qua chứng kiến không ít phiên giao dịch bùng nổ của các cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền. Việc điều chỉnh sâu sau khi chốt quyền giúp nhà đầu tư có thể mua được nhiều cổ phiếu hơn với cùng một số vốn. Điều này trở thành liều “doping” kích thích dòng tiền đổ vào đua lệnh bất chấp rủi ro trong ngắn hạn.

    Trong phiên cuối tháng 5/2021, thị trường ngỡ ngàng khi cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát bỗng tăng trần với thanh khoản gấp đôi phiên trước vào đúng ngày chốt quyền chia cổ tức, cổ đông sẽ không hưởng quyền cổ tức.

    Với tổng tỷ lệ chi trả cổ tức lên đến 40% bằng tiền và cổ phiếu, HPG bị điều chỉnh giá tham chiếu tương ứng, từ mức giá 67.100 đồng/cổ phiếu xuống còn 49.300 đồng/cổ phiếu. Mức giá này được nhiều nhà đầu tư cho rằng đã “rẻ” đi đáng kể và “hợp túi tiền” hơn.

    Lực cầu gia tăng mạnh đẩy HPG bật tăng hết biên độ ngay đầu phiên và chủ yếu chỉ giao dịch tại mức giá trần 52.700 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu này tiếp tục tăng mạnh trong phiên sau đó trước khi dần hạ nhiệt và hiện đang dừng ở mức 51.500 đồng/cổ phiếu, thấp hơn cả mức giá thấp nhất trong phiên 31/5. Điều này có nghĩa là nhà đầu tư đua lệnh mua cổ phiếu HPG ngày giao dịch không hưởng quyền và giữ đến hiện tại, sau 1 tháng thua lỗ.

    [​IMG]

    Diễn biến cổ phiếu HPG từ đầu năm 2021


    Mới đây, hai cổ phiếu VND của Chứng khoán VNDirect và ACB của Ngân hàng TMCP Á Châu cũng có diễn biến tương tự trong ngày chốt quyền 10/6 khi thanh khoản tăng mạnh so với phiên trước đó. Với VND, khối lượng giao dịch trong phiên đạt hơn 18 triệu đơn vị, gấp 2,5 lần phiên trước trong khi thanh khoản ACB phiên 10/6 cũng đạt hơn 15 triệu đơn vị, cũng cao hơn 23% so với phiên trước.

    Tuy nhiên, diễn biến giá sau khi chốt quyền của VND, ACB với HPG lại có sự khác biệt nhất định. Dù dòng tiền đổ vào mạnh mẽ tuy nhiên 2 cổ phiếu tài chính này đều không thể đóng cửa cao nhất phiên 10/6. VND từ mức tăng kịch trần 10% xuống chỉ còn tăng 4,43% kết phiên trong khi ACB cũng rơi từ mức tăng gần 4% về gần tham chiếu.

    Dù vậy, cả VND và ACB đều tiếp tục diễn biến tương đối khả quan sau đó và hiện đang giao dịch tại mức giá cao hơn mức cao nhất ghi nhận trong ngày giao dịch không hưởng quyền. Tức là nhà đầu tư tưởng chừng đã “đu đỉnh” thì đều đã lãi nếu nắm giữ đến hiện tại.

    Diễn biến khó lường trên cho thấy việc cố gắng “lướt sóng” cổ phiếu sau khi chốt quyền không thực sự đem lại hiệu quả chưa tính đến các khoản thuế, phí. Tuy nhiên, đối với mục đích nắm giữ dài hạn thì việc giá cổ phiếu điều chỉnh sâu sau chia tách là cơ hội khó có thể bỏ qua đặc biệt đối với các doanh nghiệp có nền tảng cơ bản tốt và kết quả kinh doanh tăng trưởng.

    Sự sôi động chưa từng có của thị trường chứng khoán đang tạo điều kiện thuận lợi cho hàng loạt cổ phiếu triển khai các phương án phát hành thêm, chia cổ tức đặc biệt là bằng cổ phiếu. Nhà đầu tư lựa chọn mua cổ phiếu ngày chốt quyền để có lợi thế về giá và kiểm soát rủi ro thanh khoản tuy nhiên không nhất thiết phải mua bằng mọi giá để tránh gặp rủi ro “đu đỉnh” dẫn đến áp lực trong ngắn hạn.

    Theo Thanh Hà

    BizLive

    Adblock test (Why?)

    tiếp tục đọc...
     
    Last edited by a moderator: 2/7/21

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này