FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí Dư âm diệu kỳ của Lễ Hội Tái Sinh lần đầu tiên diễn ra ở Việt Nam Lễ Hội Tái Sinh lần đầu tiên được Hệ Thống Công Viên Vĩnh Hằng tổ chức tại Việt Nam trong khuôn viên của Công Viên Vĩnh Hằng Long Thành, đã chạm đến trái tim của bao người qua những trải nghiệm độc đáo và đầy thử thách. Khán phòng Lễ hội tái sinh trong Công Viên Vĩnh Hằng Long Thành Ngay từ khoảnh khắc đầu tiên bước vào khung cảnh của Lễ Hội Tái Sinh, chúng tôi đã bắt gặp những gương mặt phấn khởi của tất cả thành viên tham dự. Họ di chuyển vào phòng chụp Di ảnh, mang theo nét cười rạng rỡ để lưu lại bức ảnh hạnh phúc trước khi thực hành những trải nghiệm của chương trình mang cái tên độc lạ này. Hậu trường khách chụp Di ảnh Di ảnh của mỗi người được đặt trên bàn Đâu đó, có người khao khát tìm lại chính mình trong cuộc sống bộn bề lo toan, có người muốn tìm lại niềm vui sau những mất mát đã không may xảy ra, muốn làm giàu cho tâm hồn mình để cuộc sống này thêm ý nghĩa, hay có người lại mong muốn tìm thấy giá trị tâm hồn sâu thẳm bên trong của chính mình. Đến từ rất sớm, chú Thành - một thương binh trong thời chiến chia sẻ: “Chú thật ngạc nhiên, Lễ hội tái sinh mà còn được tổ chức ngay trong một nơi tâm linh, vĩnh hằng như bồng lai tiên cảnh thế này thật là đúng tâm trạng. Ngày hôm nay hy vọng của chú là muốn tìm lại giây phút bình an của mình ở hiện tại và buông bỏ được một vài thứ trong cuộc đời mà mình cố chấp, dính mắt từ trước đến nay. Chú ngồi đây và nghĩ, à tương lai của mình đây rồi, 2 mét vuông cho mình đây rồi. Thế nhưng, 2 mét vuông này chỉ để lại thân xác hiện có mà thôi, còn linh hồn của chú sẽ bay bổng, bay cao và là một hành trình mới với mọi thứ mới mẻ, tốt đẹp hơn.” Chú Thành – thương binh, ngụ ở quận 7, TP. HCM. Lễ hội tái sinh chính thức diễn ra, người tham dự vô cùng nghiêm trang thực hiện trải nghiệm trong bầu không khí tĩnh lặng, không tiếng vỗ tay, không tiếng cười nói thì thào,... Họ ngồi đó và cảm nhận theo hơi thở của lòng, để chiêm nghiệm về cuộc đời và sẵn sàng cho những trải nghiệm trong Lễ Hội Tái Sinh. “Thiền biết ơn” trước trải nghiệm chính Những trải nghiệm khác nhau trong Lễ hội đã dẫn dắt người tham gia trải qua nhiều cung bậc cảm xúc, từ thời điểm chụp Di ảnh cùng sự phấn khởi, cho đến khoảnh khắc đặt bút viết nên dòng “Di chúc” trong tiếng nấc nghẹn ngào rồi tiếng khóc vỡ oà không tưởng. Khoảnh khắc này dường như có sự đứng lại của thời gian, ai ai cũng nhìn nhận về bản chất tiền tài, địa vị, danh lợi,... là điều vô thường. Cả một cuộc đời truy cầu, nhưng cuối cùng khi mất đi ta mang theo được gì? Dòng “Di chúc” đó tựa như lá tâm thư của mỗi người đang viết bằng con tim chân thành nhất để gửi gắm cho người yêu thương trước khi từ giã cõi tạm này. Người tham dự nghẹn ngào “viết Di Chúc” Vừa dứt bút bản Di Chúc của mình, một dáng người nhỏ nhắn, đôi mi ướt nhòa, chị Mai Hoa bật khóc: “Thật sự, ngày hôm nay khi ngồi viết lại tất cả trước lúc bước vào kim quan giả lập tôi cảm thấy tâm trí rối bời, dường như có quá nhiều những suy nghĩ lộn xộn, có quá nhiều những điều tôi nghĩ rằng mình đã làm được trọn vẹn nhưng thật sự để chuẩn bị cho việc bước sang một “thế giới mới” tôi mới nhận ra mọi thứ còn nhiều dang dở… Ngay lúc này đây tôi cảm thấy những tình cảm hay hối tiếc mà mình đã bỏ qua với gia đình, đã không trọn vẹn, bỗng dưng lắng lại, đâu đó thôi thúc tôi phải làm tốt hơn, quay trở lại với chính mình, với gia đình để tìm lại tất cả những gì mà mình đã đánh mất.” Chị Mai Hoa vỡ oà trong trải nghiệm“viết Di chúc” Phút lắng đọng trong khoảnh khắc “viết Di chúc” “Sớm còn thắm đỏ đôi gò má, chiều đã bạc phơ nửa mái đầu”, rồi thời khắc “thử” đối diện với “cái chết” – nằm yên nghỉ trong kim quan giả lập, lúc này đây dường như ai cũng mang trong mình hàng loạt câu hỏi: Nếu như hôm nay là ngày cuối cùng được sống ta muốn làm việc gì? Nếu như đây là giây phút cuối cùng của cuộc đời thì ta có bỏ lỡ điều gì không? Trong thời gian mặc niệm đó, bao nhiêu hình ảnh những năm tháng buồn vui lại quay trở về tựa như một thước phim cuộc đời của mỗi người. Ta nhận ra rằng ta cần ý thức đúng đắn về cái chết để chuẩn bị tốt hơn cho quy luật của tạo hoá mà mỗi chúng ta đều sẽ trải qua. Trải nghiệm nằm trong kim quan giả lập Khoảnh khắc những thành viên tham gia trải nghiệm này đã dũng cảm bước ra khỏi chiếc kim quan giả lập ấy để đón chào cuộc “Tái sinh” mang lại nhiều cung bậc xúc cảm dâng trào. Khoảnh khắc “Tái sinh” Vỡ oà trong tiếng nấc, chị Hồng Minh nghẹn ngào chia sẻ: “Cảm ơn tất cả mọi người hữu duyên được gặp ngay tại đây, cảm ơn những trải nghiệm vô giá từ những người tổ chức đã cho tôi được cảm cái cảm giác thử đặt mình trước ranh giới của “sự sống và “cái chết”. Khi ấy, tôi mới biết rằng, thời gian không chờ đợi một ai cả, bản thân mình nhất định phải biết trân trọng thực tại, trân trọng những người yêu thương và tạo cơ hội để bày tỏ tình yêu thương đó, đừng bỏ lỡ để rồi tiếc nuối. Sau lần tái sinh này tôi đã biết yêu thương bản thân nhiều hơn, biết trân trọng cơ thể này và không ngừng lan tỏa yêu thương đến tất cả mọi người”. Hòa cùng dòng nước mắt ngấn dài trên má là giọng điệu bồi hồi mà chị Tiên chia sẻ: “Bài học mà tôi nhận ra lớn nhất chính là tôi đã bỏ lỡ rất nhiều điều, còn rất nhiều việc cần làm sớm hơn nhưng vì lý do nào đó đã bị trì hoãn lại, những lời yêu thương, lời cảm ơn mình muốn nói với một người nào đó nhưng chưa thể hiện được một cách trọn vẹn. Cảm ơn chương trình rất nhiều đã cho tôi quay về hiện tại sống ý nghĩa sau lần tái sinh này.” Họ đã tự mình trải qua “đám tang” của chính mình, vượt qua nỗi sợ hãi về “cái chết” để chuẩn bị hành trang cho tất cả những giai đoạn mà bản thân đang và sẽ trải qua. Phút giây “Tái sinh” ấy đã được đón nhận và chúc mừng bằng những đóa hồng tươi thắm, bằng nụ cười trên môi và bằng cái ôm ấm áp và một bữa ăn trong chánh niệm sau tái sinh. Lúc này đây, những người tham dự được hỏi rằng: “Đã bao lâu rồi mình chưa sống trọn vẹn với chính mình; đã bao lâu rồi chưa nhận được những cái ôm từ người thân, bạn bè; đã bao lâu rồi chưa quay về nhà ăn bữa cơm đoàn viên, đã bao lâu rồi chưa được ngồi trò chuyện cùng với Ba Mẹ,...và bao nhiêu cái ĐÃ BAO LÂU RỒI…” Đó cũng như là lời nhắc chúng ta phải sống sao cho trọn vẹn với lòng biết ơn những thứ ta đang có, những người đã giúp đỡ ta, những giây phút ta được hiện diện trong cuộc đời này. Cuối cùng chính là trải nghiệm viết ra 5 ước mơ mà bản thân muốn thực hiện từ sau giây phút “Tái sinh”. Năm ước mơ đó chính là năm mục tiêu cuộc đời mỗi người, chính là hạt giống tâm hồn của lòng bao dung, tích cực chuẩn bị cho tương lai. Lễ Hội Tái Sinh khép lại với nhiều kỷ niệm, nhiều cung bậc cảm xúc diệu kỳ của mỗi một người tham dự tựa như con suối đầu nguồn có nhiều dòng chảy khác nhau rồi quy tụ về dòng biển bao la rộng lớn, đâu đó là sự thức tỉnh nội tâm bên trong của người tham dự và cả những người tổ chức. Thông qua những trải nghiệm ấy chữa lành và hàn gắn những vết thương, “chết thử” để sống tốt hơn với chính mình và những người mình yêu thương. Đại diện Ban Tổ Chức, Th.S – Chuyên gia chữa lành Lê Trung Phong chia sẻ: “Lễ Hội Tái Sinh này là một chương trình phụng sự và tri ân khách hàng của Hệ Thống Công Viên Vĩnh Hằng gồm Công Viên Vĩnh Hằng Long Thành và Công Viên Vĩnh Hằng Vườn Địa Đàng Huế tâm huyết tổ chức, từ khâu chuẩn bị, lên ý tưởng đến ngày chính thức diễn ra, để lại ấn tượng vô cùng sâu sắc cho mỗi vị khách mời. Hằng ngày, Chúng tôi không những phụng sự chu toàn cho người đã khuất an nghỉ nơi đây để người sống sống một cuộc sống bình yên hiếu nghĩa, hơn thế nữa, từng phút từng giây mong muốn lan tỏa những thông điệp sống giản dị mà quý giá và tích cực đến với mỗi vị khách hữu duyên nơi đây, vượt qua nỗi sợ của cái chết là để chuẩn bị tốt hơn cho hành trình rời cõi tạm của mỗi người và của gia đình mình.”