Dòng tiền thông minh 28/5: Tự doanh tiếp tục rút vốn trăm tỉ khỏi thị trường, cùng khối...

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi VietNambiz - Thị trường, 28/5/20.

  1. Dòng tiền thông minh 28/5: Tự doanh tiếp tục rút vốn trăm tỉ khỏi thị trường, cùng khối...

    Dòng tiền thông minh 28/5: Tự doanh tiếp tục rút vốn trăm tỉ khỏi thị...

    LIÊN HỆ (278 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: VietNambiz - Thị trường
    3. Ngày đăng: 28/5/20 lúc 15:02
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Chuyển động dòng tiền thông minh ngày 28/5, cùng chiều khối ngoại, tự doanh CTCK tiếp tục bán ròng 120 tỉ đồng toàn thị trường.


    Thị trường đảo chiều giảm sâu, dòng tiền thông minh đổ về đâu?


    Xu hướng tăng điểm đã đảo chiều trong phiên hôm qua. Đà tăng điểm vẫn duy trì trong phiên sáng nhưng đã đảo chiều vào đầu phiên chiều. Áp lực chốt lãi ngắn hạn đã gia tăng mạnh vào phiên chiều khiến 18/19 nhóm ngành đều giảm điếm.

    Kết phiên, VN-Index giảm 11,65 điểm (1,34%) xuống còn 857,48 điểm; HNX-Index giảm 1,45% xuống 108,89 điểm; UPCoM-Index giảm 0,72% xuống 54,93 điểm.

    Khối ngoại duy trì hoạt động bán ròng trên toàn thị trường. Độ rộng thị trường chuyển sang trạng thái tiêu cực, biên độ thị trường nới rộng và thanh khoản tăng mạnh cho thấy tâm lý chốt lãi đang chủ động các hoạt động giao dịch trên thị trường.

    Dòng tiền tiếp tục tập trung tại những nhốm cổ phiếu có tính lan tỏa cao như ngân hàng bất động sản, kim loại, xây dụng và vật liệu... Tuy nhiên, ngoại trừ xây dụng và vật liệu, các nhóm còn lại đều góp phần kéo chỉ số giảm điểm.

    Với phiên điều chỉnh này, VN-Index có thể quay lại kiểm tra ngưỡng hỗ trợ vùng giá 835 - 852 điểm.

    Tự doanh CTCK tiếp tục bán ròng 120 tỉ đồng, tập trung xả cổ phiếu nhưng gom vào CCQ ETF nội


    Trong phiên giao dịch hôm qua, bộ phận tự doanh CTCK tiếp tục bán ròng 119,5 tỉ đồng với khối lượng 1,5 triệu đơn vị.

    [​IMG]

    Nguồn: Ánh Hường tổng hợp từ FiinPro


    Tại phía bán ròng, khối tự doanh chủ yếu rút vốn khỏi cổ phiếu HPG (19,7 tỉ đồng), theo sau là VNM (17,7 tỉ đồng), FPT (13,3 tỉ đồng) và CTG (12,9 tỉ đồng).

    Mặt khác, khối này bán ra trên 10 tỉ đồng một số mã khác như TCB (10,8 tỉ đồng), MWG (10,6 tỉ đồng) và VCB (10,4 tỉ đồng). Cùng với đó, cổ phiếu VPB ghi nhận giá trị bán 9,8 tỉ đồng, hai mã VIC và MBB đồng thời bị bán 9,06 tỉ đồng trong phiên.

    Diễn biến trái chiều, đáng chú ý, chứng chỉ quĩ E1VFVN30 được khối tự doanh mua mạnh 46,73 tỉ đồng trong phiên vừa qua. Ngoài ra, khối ngày còn mua vào cổ phiếu CRE (13,2 tỉ đồng).

    Bên cạnh đó, dòng vốn tự doanh rót vào cổ phiếu NKG (6,9 tỉ đồng), HPG (4,6 tỉ đồng) và REE (3,9 tỉ đồng), ngoài ra còn PNJ, MSN, PVT, UIC và FPT.

    NĐT nước ngoài xả 130 tỉ đồng, ghi nhận chuỗi 6 phiên bán ròng liên tiếp


    Trong đó, sàn HOSE ghi nhận giá trị bán ròng 121,2 tỉ đồng với khối lượng 10,2 triệu đơn vị. Dẫn dầu chiều bán ròng là cổ phiếu HPG với giá trị 83,7 tỉ đồng. Kế đến, khối ngoại tập trung xả mã VRE (27,6 tỉ đồng), VJC (18,3 tỉ đồng) và CII (16,3 tỉ đồng).

    Bên cạnh đó, các mã khác ghi nhận giá trị bán ròng trên 10 tỉ đồng như CRE (13,6 tỉ đồng) và PLX (11,8 tỉ đồng). Dòng vốn ngoại còn rút khỏi cổ phiếu VPI (8,4 tỉ đồng), NKG (6,7 tỉ đồng), BID và KSB (5,9 tỉ đồng).

    Ngược lại, mã VCB được khối này gom (22,6 tỉ đồng), theo sau là GAS (22,2 tỉ đồng), VIC (20,2 tỉ đồng) và MSN (18,7 tỉ đông). Cùng chiều, khối ngoại mua ròng thêm cổ phiếu MBB (7,6 tỉ đồng), VNM (6,5 tỉ đồng), NT2 (5,2 tỉ đồng)...

    Trên HNX, hoạt động bán ròng thu hẹp với giá trị chưa đến 1 tỉ đồng. Theo đó, dòng vốn ngoại rút ròng khỏi SHS, RCL, MAS....nhưng gom vào VCS, kế đến là IDV, PVI... Tuy nhiên, sàn HNX không ghi nhận mã nào đạt giá trị giao dịch ròng đến 1 tỉ đồng.

    Thị trường UPCoM, NĐT ngoại bán ròng 7,7 tỉ đồng với khối lượng tương ứng 1,5 triệu cổ phiếu. Cụ thể, áp lực bán từ khối này tập trung lên cổ phiếu BSR (8,5 tỉ đồng), theo sau là VEA (2,9 tỉ đồng), KDF (2,1 tỉ đồng) và ACV (1,5 tỉ đồng). Ngược lại, hai mã VTP và MCH lần lượt được khối ngoại gom 5,8 tỉ đồng và 1,1 tỉ đồng.

    Lãnh đạo và nội bộ doanh nghiệp giao dịch cổ phiếu gì?


    Thông tin giao dịch nổi bật, ông Bùi Minh Tuấn, thành viên HĐQT CTCP Transimex vừa đăng kí mua 1 triệu cp TMS trong thời gian từ ngày 1 - 10/6 theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.

    Dự kiến sau giao dịch, ông Tuấn nâng tỉ lệ sở hữu tại Transimex từ 14,329% lên 15,914% vốn điều lệ, tương đương 10.04 triệu cp.

    Trong một diễn biến khác, CTCP Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí thông tin muốn thoái toàn bộ phần vốn góp tại Tổng CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (mã: PET). Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 1 - 30/6 theo phương thức giao dịch khớp lệnh và thỏa thuận.

    Nếu thoái vốn thành công, Phân phối Tổng hợp Dầu khí sẽ không còn là cổ đông của Tổng CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí.

    Được biết, ông Vũ Tiến Dương, Tổng giám đốc của Tổng CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí hiện cũng giữ vị trí Chủ tịch HĐQT của CTCP Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này