Dòng tiền thông minh 11/5: Khối ngoại chấm dứt chuỗi 27 phiên xả, tự doanh mua ròng đột...

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi VietNambiz - Thị trường, 11/5/20.

  1. Dòng tiền thông minh 11/5: Khối ngoại chấm dứt chuỗi 27 phiên xả, tự doanh mua ròng đột...

    Dòng tiền thông minh 11/5: Khối ngoại chấm dứt chuỗi 27 phiên xả, tự...

    LIÊN HỆ (240 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: VietNambiz - Thị trường
    3. Ngày đăng: 11/5/20 lúc 11:53
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Chuyển động dòng tiền thông minh ngày 11/5, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn thu hút dòng vốn thời gian qua, tự doanh và khối ngoại giao dịch cùng chiều, cùng gom nghìn tỉ đồng phiên cuối tuần qua.


    Dòng tiền tập trung vào nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn


    VN-Index vận động tích lũy trong hai phiên đầu tuần, sau đó tăng mạnh trong các phiên còn lại, vượt qua kháng cự 788 và 800 điểm. Kết thúc tuần giao dịch vừa qua, VN-Index có dừng ở mức 813,73 điểm, tăng 44,65 điểm so với phiên cuối tuần trước, tương đương với mức tăng 5,8%; HNX-Index đóng cửa tuần ở mức 110,02 điểm, tăng 3,18 điểm, tương đương với mức tăng 2,98%.

    Trong tuần qua, POW, PDR và DCM là ba mã có ảnh hưởng tiêu cực nhất đến diễn biến VN-Index, lấy đi lần lượt 0,3, 0,07 và 0,07 điểm. Ở chiều ngược lại, VHM, VCB và VIC là ba mã hỗ trợ tích cực nhất cho chỉ số, đóng góp 6,98, 5,82 và 5,41 điểm.

    Tổng giá trị giao dịch đạt 24.866 tỉ đông trên sàn HOSE, tăng so với tuần trước và 2.053 tỉ đồng. Thanh khoản tăng mạnh cho thấy tâm lí tích cực trên thị trường. Dòng tiền thị trường tập trung vào nhóm vốn hóa lớn và rổ VN30, duy trì vừa phải tại các nhóm vốn hóa vừa, nhỏ và pennies.

    Gom nhiều mã bluechips, tự doanh mua ròng đột biến 1.083 tỉ đồng phiên cuối tuần

    Trong phiên cuối tuần trước, khối tự doanh CTCK mua ròng đột biến 1.083 tỉ đồng cùng khối lượng 31,5 triệu đơn vị.

    [​IMG]

    Nguồn: Ánh Hường tổng hợp từ FiinPro.


    Đáng chú ý, khối tự doanh mua vào trăm tỉ duy nhất cổ phiếu VNM (120,29 tỉ đồng). Cùng với đó, cổ phiếu hút vốn từ tự doanh còn có HPG với giá trị 96,64 tỉ đồng, VIC (90,11 tỉ đồng), VPB (82,08 tỉ đồng) và FPT (74,15 tỉ đồng).

    Theo sau đó, bộ phận tự doanh tìm đến cổ phiếu VCB (66,45 tỉ đồng), MWG (63,92 tỉ đồng), MBB (62,41 tỉ đồng), VJC (61,88 tỉ đồng) và MSN (59,26 tỉ đồng).

    Diễn biến trái chiều, chứng chỉ quĩ E1VFVN30 dẫn đầu phía bán ra với giá trị 19,44 tỉ đồng. Kế đến còn có VCB và FPT lần lượt bị khối này thoái vốn 11,9 tỉ đồng và 11,7 tỉ đồng.

    Mặt khác, áp lực bán ra từ khối tự doanh còn đặt lên cổ phiếu HPG, VPB, MBB, NT2, HSG, MWG, MSN tuy nhiên đều dưới 10 tỉ đồng giá trị.

    Khối ngoại trở lại mua ròng, kết thúc chuỗi 27 phiên xả liên tiếp


    Theo thống kê từ Fialda, NĐT nước ngoài đảo chiều mua ròng 66 tỉ đồng toàn thị trường, kết thúc chuỗi 27 phiên bán ròng liên tiếp. Trên sàn HOSE, khối ngoại trở lại mua ròng 77,6 tỉ đồng với khối lượng 1,16 triệu đơn vị.

    [​IMG]

    Top10 cổ phiếu mua/bán ròng trên HOSE. (Nguồn: Fialda).


    Top10 mua ròng, nổi bật có cổ phiếu VCB ghi nhận giá trị 71,99 tỉ đồng. Theo sau đó, khối ngoại rót vốn vào cổ phiếu VNM (50,83 tỉ đồng), VHM (48,3 tỉ đồng) và VPB (47,2 tỉ đồng).

    Mặt khác, cổ phiếu PLX được NĐT nước ngoài gom vào 33,07 tỉ ddpngf, MSN (26,73 tỉ đồng), HPG (17,89 tỉ đồng), chứng chỉ quĩ E1VFVN30 (17,85 tỉ đồng), ngoài ra còn có POW và HCM cùng chiều.

    Top10 mã bị khối này bán ròng, cổ phiếu VIC dẫn đầu với 91,75 tỉ đồng. Bên cạnh đó, khối ngoại xả trên 10 tỉ đồng các mã KDH (38,11 tỉ đồng), SAB (14,08 tỉ đồng), SVC (10,4 tỉ đồng), GAS (10,06 tỉ đồng).

    Ngoài ra, dòng vốn ngoại rút khỏi cổ phiếu VJC và STB (9,56 tỉ đồng), DPM (9,08 tỉ đồng), VRE (6,82 tỉ đồng) và BVH (6,57 tỉ đồng).

    Tuy nhiên trên sàn HNX, dòng vốn ngoại tiếp tục rút ròng 19,25 tỉ đồng khỏi thị trường cùng khối lượng tương ứng 3,21 triệu đơn vị.

    [​IMG]

    Top10 cổ phiếu mua/bán ròng trên HNX. (Nguồn: Fialda).


    Tại phía bán ra, cổ phiếu PVS ghi nhận giá trị cao nhất là 9,33 tỉ đồng, theo sau còn có SHB (8,1 tỉ đồng) và HUT (4,72 tỉ đồng). Ngoài ra, khối ngoại bán ròng mã SHS, LHC, BVS, NTP, RCL, NRC, PGS tuy nhiên đều không đến 1 tỉ đồng.

    Ngược lại, NĐT nước ngoài chủ yếu mua ròng mã VCS (4,33 tỉ đồng). Ghi nhận giá trị mua ròng trong phiên cuối tuần còn có cổ phiếu TG, SDT, LAS, MCF, SD6....

    Giao dịch tại UPCoM, khối ngoại mua ròng nhẹ 7,65 tỉ đồng với khối lượng 1,7 triệu cổ phiếu.

    [​IMG]

    Top10 cổ phiếu mua/bán ròng trên UPCoM. (Nguồn: Fialda).


    Đáng chú ý, khối ngoại tập trung tìm đến cổ phiếu LPB (14,99 tỉ đồng). Ngoài ra, cổ phiếu thu hút dòng tiền còn có VEA (8,6 tỉ đồng), VTP (2,13 tỉ đồng) và HND (1,2 tỉ đồng). Một số mã khác cùng chiều mua ròng như TND, VGI, ABI, BCM...

    Trong khi đó, chịu áp lực xả từ khối ngoại có cổ phiếu ACV (10,83 tỉ đồng), BSR (4,89 tỉ đồng), VLC (3,62 tỉ đồng). Hai mã VIB và QNS lần lượt ghi nhận 1,23 tỉ đồng và 1 tỉ đồng giá trị bán ròng, theo sau bởi VCW, VGG, VCA...

    Lãnh đạo và nội bộ doanh nghiệp giao dịch cổ phiếu nào?


    Về thông tin giao dịch phiên cuối tuần, Công đoàn Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Hội sở vừa đăng kí mua 437.867 cp VPB từ cán bộ công nhân viên nghỉ việc trong thời gian từ 14/5 đến 12/6. Sau giao dịch, tỉ lệ sở hữu của công đoàn VPB dự kiến đạt 0,1396%.

    Trong một diễn biến khác, CTCP Giao nhận và vận chuyển IN DO Trần muốn gom 57,2 triệu cp STG của CTCP Kho vận Miền Nam. Thời gian giao dịch dự kiến từ 13/5 - 10/6. Nếu giao dịch thành công, Kho vận Miền Nam sẽ sở hữu toàn bộ vốn cổ phần của IN DO Trần.

    Được biết, Chủ tịch HĐQT của Kho vận Miền Nam là ông Trần Tuấn Anh đồng thời cũng là Chủ tịch của IN DO Trần.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này