Dòng tiền sẽ tìm đến kênh đầu tư nào?

Thảo luận trong 'TIN TỨC QBKD' bắt đầu bởi EhomeStock admin 1, 2/6/21.

  1. Dòng tiền sẽ tìm đến kênh đầu tư nào?

    Dòng tiền sẽ tìm đến kênh đầu tư nào?

    LIÊN HỆ (246 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: EhomeStock admin 1
    3. Ngày đăng: 2/6/21 lúc 18:23
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Dịch bệnh vẫn đang diễn biến rất phức tạp, nhưng khác với thời điểm dịch vừa bùng phát vào đầu năm trước, hiện tại, dường như các kênh đầu tư tài sản đều cho thấy tình hình khá lạc quan.

    Chứng khoán sẽ hút tiền từ kênh tiết kiệm?

    Từ đầu năm, thị trường chứng khoán đã liên tục thiết lập những đỉnh mới và chính thức vượt 1,300 điểm. Sự hồi phục mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Việt Nam kể từ đợt dịch đầu năm 2020, phải kể đến nhờ sự đóng góp của lượng lớn nhà đầu tư cá nhân trong nước.[​IMG]

    Tại ĐHĐCĐ thường niên 2021 được tổ chức ngày 22/05, Chủ tịch Nguyễn Duy Hưng của CTCK SSI dự báo năm 2021 thị trường chứng khoán sẽ tốt hơn năm 2020. “Tốt ở đây mọi người đừng nghĩ thị trường chứng khoán chỉ có lên, mà là số lượng người tham gia, thanh khoản thị trường tăng lên và có thể huy động được vốn trên thị trường để phục hồi nền kinh tế. Đấy là những điều quan trọng nhất”.

    Đối với thị trường nửa cuối năm, hiện chưa thấy rủi ro khủng hoảng tài chính trên thị trường. Bên cạnh đó, lượng tiền chuyển từ tài khoản tiết kiệm sang thị trường chứng khoán rất lớn. Lượng tiền chuyển sang thị trường chứng khoán lớn tới mức các công ty chứng khoán đã “kiệt” margin. Nếu như trước đây, khi tình trạng này diễn ra sẽ tác động rất lớn đến thị trường, thì hiện tại, thị trường vẫn cứ tăng, lượng tiền vẫn đổ vào, chứng tỏ tài khoản tiết kiệm dịch chuyển sang tài khoản đầu tư của người dân rất nhiều.

    Tiền rẻ sẽ bị hạn chế?

    Dưới góc nhìn cẩn trọng hơn, ông Phan Dũng Khánh – Giám đốc tư vấn đầu tư CTCK Maybank Kim Eng nhìn nhận dù thị trường chứng khoán đang trong xu hướng tăng nhưng đã tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro và thiếu tính bền vững.

    Hành động của các nhà đầu tư lớn và nhà đầu tư cá nhân đang có xu hướng ngược chiều nhau. Trong khi các nhà đầu tư tổ chức có xu hướng bán ròng thì các nhà đầu tư cá nhân lại có xu hướng mua vào. Thêm vào đó, thanh khoản thị trường có dấu hiệu chững lại, giá trị giao dịch đạt xấp xỉ 1 tỷ USD nhưng khối lượng giao dịch lại đang có xu hướng giảm, nguyên nhân là do mặt bằng giá cổ phiếu đang cao hơn trước rất nhiều.

    Hiện nay, lạm phát trên toàn cầu đang có dấu hiệu tăng trở lại, giá cả hàng hóa leo thang, do đó, một số quốc gia đã bắt đầu biện pháp thắt chặt tiền tệ. “Nhiều khả năng, thời gian tới, dòng tiền rẻ trên thế giới sẽ bị hạn chế, điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến thị trường tài chính nói chung, thị trường chứng khoán nói riêng”, ông Khánh nhận định thêm.

    Ông Hoàng Công Tuấn -Trưởng Bộ phận Nghiên cứu Vĩ mô của CTCK MBS nhận định, thị trường tài sản ở Việt Nam cũng không thể tránh khỏi xu hướng chung của toàn cầu. Trong thời gian qua, các thị trường tài sản bao gồm chứng khoán, bất động sản đều có xu hướng tăng giá rất mạnh.

    Trong các kênh đầu tư truyền thống, tiền gửi tiết kiệm là kênh trầm lắng nhất, sau đó là ngoại tệ. Đối với gửi tiết kiệm, do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có biện pháp giảm mạnh lãi suất trong năm vừa rồi, nên mặt bằng lãi suất tiết kiệm sụt giảm sâu, ở mức trên 7% thì giảm xuống chỉ còn khoảng 5.2-5.6%/năm đối với kỳ hạn 1 năm ở các ngân hàng lớn. Do đó, các thị trường tài sản khác như chứng khoán, bất động sản… lại tăng lên rất nhiều.[​IMG]

    Dự đoán thời gian tới, kể cả trên thế giới và Việt Nam, ông Tuấn cho biết dòng tiền đầu tư sẽ phụ thuộc nhiều vào chính sách của NHTW và diễn biến dịch Covid-19 cũng như sự phục hồi của nền kinh tế sau đại dịch. Các nền kinh tế sau đại dịch càng phục hồi nhanh thì thị trường chứng khoán hay các thị trường tài sản đầu tư sẽ “nguội” nhanh. Đó là một nghịch lý nhưng lại hợp lý trong bối cảnh mới hiện nay.

    Khi nền kinh tế còn khó khăn, và NHTW vẫn còn duy trì chính sách tiền tệ siêu nới lỏng và mặt bằng lãi suất rất thấp như hiện nay thì các kênh đầu cơ tài sản như chứng khoán, bất động sản vẫn sẽ tiếp tục sôi động và có triển vọng tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, khi nền kinh tế đã phục hồi ở mức độ gần hoàn toàn so với trước đại dịch và các NHTW có động thái giảm bớt quy mô các gói kích thích, nhiều khả năng thị trường khi đó sẽ có các nhịp điều chỉnh và lúc đó cổ phiếu sẽ phải điều chỉnh về mức dài hạn, phù hợp với triển vọng kinh doanh. Còn thời điểm hiện nay, yếu tố dòng tiền quyết định về giá cổ phiếu nhiều hơn. Và bất động sản cũng tương tự.

    Trong một vài tháng qua đã có những tín hiệu cảnh báo về đà tăng của các thị trường tài sản như chứng khoán, bất động sản. Tuy nhiên, NHNN vẫn chưa vội có những động thái tác động đến mặt bằng lãi suất hay các yếu tố khác liên quan đến tiền tệ. Trong khi đó, hiện nay dịch bệnh vẫn đang diễn biến khá phức tạp, do đó nền kinh tế vẫn còn trong trạng thái yếu, dù đã phục hồi so với năm trước. Có thể Việt Nam phải chờ đợi đến các giải pháp vaccine trong thời gian tới. Nhưng vẫn không thể tránh khỏi xu hướng chung của toàn cầu, khi mà các quốc gia Mỹ, EU họ bắt đầu giảm bớt biện pháp kích thích, chắc chắn Việt Nam cũng phải thận trọng, theo xu hướng chung đó.

    Nhìn chung, trong vòng khoảng 1-2 tháng tới, các thị trường tài sản vẫn khá lạc quan, tuy nhiên đến khoảng sau tháng 9 trở đi, thị trường có khả năng sẽ có những nhịp điều chỉnh.

    Vàng, tiền số cũng đang được quan tâm

    Ở kênh đầu tư vàng, ông Tuấn cho biết về lý thuyết nếu nền kinh tế phục hồi và rủi ro qua đi, trong những chu kỳ kinh tế trước đây, bao giờ giá vàng cũng có xu hướng giảm. Tuy nhiên, hiện tại, các gói kích thích tiền tệ khiến cho lượng tiền trong các quỹ đầu cơ quá dồi dào, thậm chí các nhà đầu tư cá nhân cũng có rất nhiều tiền trong tài khoản, đặc biệt người dân ở các quốc gia phát triển, họ còn được phát tiền, cho nên họ đổ tiền vào các thị trường đầu cơ như vàng này. Chính vì lượng tiền quá dồi dào nên giá vàng hiện nay lại đi ngược so với quy luật đáng lẽ phải xảy ra là giá vàng giảm với việc nền kinh tế phục hồi dần.

    Dòng tiền đầu cơ đang rất khác, sau khi nhà đầu tư chốt lời Bitcoin thì họ lại chạy vào vàng. Ông Tuấn cho rằng giá vàng có khả năng lên lại mốc 2,000 USD/oz. Sau khi Bitcoin sụp đổ thì các quỹ đầu tư lại nhìn nhận cơ hội đầu cơ vào vàng do 2 yếu tố. Một là, dòng tiền “lỏng lẻo” đang còn rất nhiều, họ bí cơ hội đầu tư để giải ngân. Thứ hai, áp lực lạm phát đã tăng một phần, dù không phải tăng quá mạnh nhưng cũng có khả năng đẩy nhu cầu về vàng gia tăng.

    Một kênh khác thời gian gần đây thu hút sự quan tâm của giới đầu tư được ông Khánh nhắc đến là tiền số. Đà tăng đột biến của tiền số trong một thời gian ngắn đã làm điên đảo giới đầu tư khi đổ xô vào các đồng tiền gắn liền với thú nuôi, thức ăn… cũng như điều hướng của một số người nổi tiếng. Tuy nhiên, đúng như lời cảnh báo của các chuyên gia, “chóng nở chóng tàn”, tiền số đang có một cuộc đảo chiều lao dốc nhanh như cách nó tăng giá.

    Cát Lam

    FILI
    Tiếp tục đọc...
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này