Đồng sáng lập Facebook kêu gọi chia nhỏ công ty, giới lập pháp đề nghị điều tra chống độc quyền

Thảo luận trong 'Công nghệ' bắt đầu bởi bk9sw, 10/5/19.

  1. Đồng sáng lập Facebook kêu gọi chia nhỏ công ty, giới lập pháp đề nghị điều tra chống độc quyền

    Đồng sáng lập Facebook kêu gọi chia nhỏ công ty, giới lập pháp đề nghị...

    LIÊN HỆ (328 Đọc / 0 Thích / 0 Bình luận)
    1. Thông tin chủ đề
    2. Tỉnh/TP: Toàn quốc
    3. Tình trạng hàng: N/A
    4. Nhu cầu: N/A
    1. Thông tin người đăng
    2. Tài khoản: bk9sw
    3. Ngày đăng: 10/5/19 lúc 21:54
    4. Số điện thoại:
  2. G

  3. bk9sw

    bk9sw Guest

    FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí no-spam Hôm thứ 5 vừa qua, nhà đồng sáng lập Facebook - Chris Hughes đã đề xuất chia công ty mạng xã hội lớn nhất thế giới thành 3 công ty. Tuy nhiên đề xuất này đã ngay lập tức bị từ chối. Trong khi đó, các nhà lập pháp vẫn đang yêu cầu Bộ tư pháp Hoa Kỳ thực hiện một cuộc điều tra về các hành vi vi phạm luật chống độc quyền của Facebook.

    [​IMG]
    Chris Hughes nói: "Chúng ta là một quốc gia có truyền thống kiềm chế độc quyền, không cần biết các nhà lãnh đạo của những công ty này có ý định tốt đến đâu. Quyền lực của Mark lớn chưa từng có và phi Mỹ."
    Facebook hiện đang có hơn 2 tỉ người dùng và đang sở hữu nhiều nền tảng khác như WhatsApp, Messenger và Instagram, mỗi nền tảng có hơn 1 tỉ người dùng. Facebook mua Instagram vào năm 2012 còn WhatsApp vào năm 2014. Ý định của Chris Hughes là tách rời Instagram và WhatsApp ra thành các công ty riêng nhưng Facebook từ chối bởi hãng đang muốn tập trung vào vấn đề kiểm soát Internet. Cũng trong hôm nay thì Mark Zuckerberg sẽ có cuộc gặp với tổng thống Pháp - Emmanuel Macron để thảo luận về vấn đề này.

    Người phát ngôn Facebook - Nick Clegg nói: "Facebook thừa nhận rằng thành công đến từ trách nhiệm. Tuy nhiên bạn không thể thực thi trách nhiệm bằng cách kêu gọi chia rẽ một công ty Mỹ đang rất thành công." Clegg nói thêm: "Trách nhiệm của các công ty công nghệ chỉ có thể đạt được nhờ việc đưa ra những quy tắc mới cho Internet. Đó chính xác là những gì Mark Zuckerberg đã và đang kêu gọi."


    Thượng nghị sĩ Richard Blumenthal thuộc đảng Dân chủ nói với CNBC rằng ông nghĩ Facebook nên bị tách ra và bộ phận chống độc quyền thuộc Bộ tư pháp Hoa Kỳ cần phải điều tra.
    Luật chống động sẽ khiến đề xuất chia tách một công ty trở nên khó thực thi bởi chính phủ sẽ phải đưa công ty ra toà và phải giành chiến thắng. Dù hiếm nhưng việc chính phủ can thiệp để chia tách những công ty lớn đã từng xảy ra, điển hình là 2 vụ chia tách của Standard Oil và AT&T. Năm 1911, Toà án tối cao Hoa Kỳ đã đưa ra phán quyết giải thể Standard Oil Co. of New Jersey thành 34 công ty nhỏ theo đạo luật chống độc quyền Sherman, 2 trong số đó sau này đã trở thành Exxon và Mobil (sau cả 2 lại sáp nhập thành ExxonMobil). Năm 1984, AT&T bị yêu cầu chia tách thành 8 công ty nhỏ hơn gồm NYNEX, Pacific Telesis, Ameritech, Bell Atlantic, Southwestern Bell Corp, BellSouth và US West, về sau các công ty đều được mua lại bởi chính AT&T hay Verizon.

    [​IMG]
    Chris Hughes là bạn học ở cùng phòng với Mark Zuckerberg, anh cùng Zuckerberg và Dustin Moskovitz đã sáng lập Facebook vào năm 2004 khi còn học tại Harvard. Anh rời Facebook vào năm 2007 và cho biết trong 3 năm làm việc cho công ty, anh đã kiếm được hơn nửa tỉ USD.
    Hughes chia sẻ: "Đã 15 năm kể từ khi Facebook được sáng lập và tôi đã không còn làm việc cho Facebook trong một thập niên. Tuy nhiên, tôi vẫn cảm thấy tức giận và trách nhiệm với nó."

    Facebook đã mất nhiều chuyên viên điều hành kể sau một loạt vụ bê bối về quyền riêng tư cũng như thông tin sai lệch trên mạng xã hội này từ năm 2016. Những người sáng lập Instagram và WhatsApp đều đã rời công ty, đến năm ngoái thì giám đốc điều hành WhatsApp cũng xin từ chức.

    [​IMG]
    Chris Cox - giám đốc sản phẩm, đã từng làm việc cho Facebook 13 năm và là một trong những "chiến tướng" thân cận nhất với Zuckerberg. Thế nhưng ông cũng rời Facebook hồi tháng 3, cùng thời điểm Facebook tuyên bố hướng đến loại hình nhắn tin riêng tư. Lý do được Cox đưa ra là "những khác biệt về nghệ thuật" - một lời giải thích đầy ẩn ý.
    Giới phê bình cho rằng việc Facebook tập trung vào tính riêng tư có nghĩa thông tin liên lạc sẽ bị mã hoá nhiều hơn, từ đó hạn chế khả năng của Facebook trong việc giám sát các nội dung tuyên truyền, phát ngôn đả kích và nhiều hành vi lạm dụng khác. Cox đã từng tập trung cải tiến các công cụ để tìm cách chặn các nội dung như vậy trong những năm gần đây.

    Bất chấp bê bối, hoạt động kinh doanh cốt lõi của Facebook vẫn rất vững chắc. Trong 2 quý vừa qua, thu nhập của Facebook đã vượt những dự đoán đưa ra trước đó và giá cổ phiếu của Facebook chỉ bị ảnh hưởng nhẹ sau phản ứng của Chris Hughes.

    [​IMG]
    Hughes gợi ý Zuckerberg phải chịu trách nhiệm về những vấn đề riêng tư và các sai sót mà công ty đã gặp phải. Điều này trùng hợp với ý kiến của thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Ron Wyden đưa ra hồi đầu tháng 5 khi nói những hành động vi phạm quyền riêng tư phải được quy trách nhiệm cho cá nhân giám đốc điều hành.
    Theo Hughes: "Chính phủ phải buộc Mark chịu trách nhiệm. Các nhà lập pháp hẳn đã rất ngạc nhiên trước sự tăng trưởng bùng nổ của Facebook và họ đã lơ là trách nhiệm của mình nhằm đảm bảo rằng người Mỹ được bảo vệ và sự cạnh tranh của thị trường."

    [​IMG]
    Bà Elizabeth Warren - thượng nghị sĩ đảng Dân chủ đang tham gia vận động tranh chủ tổng thống Mỹ năm 2020 cho biết nếu được bầu, bà sẽ chia tách các công ty như Facebook, Amazon và Alphabet Inc. Trên Twitter cá nhân, bà Warren nói: "Các công ty công nghệ lớn ngày nay có tầm ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, xã hội và nền dân chủ Mỹ. Họ đã cạnh tranh gay gắt, sử dụng thông tin riêng tư của chúng ta để tìm lợi nhuận, làm tổn thương các doanh nghiệp nhỏ và bóp chết sự đổi mới. Đã đến lúc phải chia tách các công ty công nghệ lớn (bà nói với hashtag #BreakUpBigTech)".
    Ko Khanna - người đại diện đảng Dân chủ tại California nhấn mạnh rằng đáng lẽ ra các nhà điều hành tại Mỹ không nên phê chuẩn thương vụ thâu tóm của Facebook với WhatsApp và Instagram. Khanna nói: "Hướng đi phía trước là xem xét kỹ lưỡng các vụ sáp nhập trong tương lai nhằm đảm bảo không công ty nào có được các đặc quyền chống cạnh tranh."

    Một trong những bê bối lớn vừa diễn ra là Facebook bị cáo buộc chia sẻ trái phép thông tin của 87 triệu người dùng cho công ty cố vấn chính trị Cambridge Analytica của Anh (hiện đã giải thể). Sau vụ việc, nhiều cơ quan quản lý trên thế giới đã bắt đầu xem xét kỹ lưỡng hoạt động của Facebook.

    Facebook cũng đang đàm phán tích cực với Ủy ban thương mại liên bang để giải quyết cuộc điều tra kéo dài suốt một năm qua và cho biết hãng sẽ phải chi trả từ 3 đến 5 tỉ USD cho công tác này. Hôm thứ 2, các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa và Dân chủ đã chỉ trích các kế hoạch dàn xếp đã được báo cáo và kêu gọi Ủy ban thương mại liên bang phải áp dụng các hình phạt nghiêm khắc hơn và hạn chế hơn đối với các hoạt động kinh doanh của Facebook.

    Hughes nói: "Mark là một người rất tốt bụng nhưng tôi tức giận vì việc tập trung tăng trưởng khiến anh ấy hy sinh sự bảo mật và văn minh cho những cú click."
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ trang này