FastEhome.com- Đăng kí mở Shop bán hàng miễn phí Ngày 14/11 tới, đội tuyển Việt Nam sẽ tiếp đón UAE trên sân nhà Mỹ Đình ở bảng G vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á. Đại diện Tây Á là thế lực hùng mạnh của châu lục và sở hữu nhiều ngôi sao tầm cỡ. Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) là hạt giống số 1 ở bảng G và về lý thuyết, họ được đánh giá cao nhất. Tuy nhiên thất bại 1-2 trước Thái Lan ở Bangkok khiến đội bóng này tụt xuống vị trí thứ 3 với chỉ 6 điểm, kém hai đội xếp trên là Thái Lan và Việt Nam 1 điểm. Đây là kết quả khiến đội bóng Tây Á này không khỏi thất vọng và mục tiêu chiến thắng tuyển Việt Nam ngày 14/11 tới được báo giới UAE nhắc đến rất nhiều. Nếu không thể giành 3 điểm tại Mỹ Đình, UAE khó có cơ hội lên ngôi đầu bảng. Nhấn để phóng to ảnh HLV Van Marwijk từng dẫn dắt đội tuyển Hà Lan giành ngôi á quân World CUp 2010 Xét về tương quan tại châu Á, UAE nằm trong nhóm 10 đội tuyển mạnh nhất. Họ ở dưới nhóm 5 đại gia gồm Iran, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Saudi Arabia và ở trình độ tương đương với Uzbekistan, Iraq, Syria và Qatar. Tại Asian Cup 2019, UAE đã gây tiếng vang lớn khi đánh bại Australia ở tứ kết và kết thúc giải đấu trên sân nhà với vị trí thứ 3. Tuy nhiên, UAE vẫn bị báo giới nước nhà chỉ trích, sau khi thua đậm 0-4 Qatar ở bán kết. Trong 4 kỳ vòng loại World Cup gần đây nhất, UAE đều lọt vào vòng loại cuối cùng dành cho 12 đội tuyển mạnh nhất. Ở vòng loại World Cup 2018, UAE đứng thứ 4 ở bảng đấu của mình, sau Nhật Bản, Saudi Arabia, Australia và xếp trên Iraq, Thái Lan. Ở lần đối đầu gần nhất tại vòng loại World Cup 2014, UAE đã từng đánh bại đội tuyển Việt Nam 5-0 thời HLV Hoàng Văn Phúc. Ở Asiad 2018, Olympic UAE cũng đã hạ Olympic Việt Nam sau loạt luân lưu để giành tấm HC đồng. Nhấn để phóng to ảnh Tiền đạo số 1 Ali Mabkhout (7) sẽ vắng mặt ở trận đấu với Việt Nam ngày 14/11 Trong cuộc tái ngộ này, cách biệt về trình độ của hai đội cũng được thu hẹp. Tuy nhiên UAE vẫn là đội bóng hàng đầu châu Á và họ có thực lực cao hơn các nền bóng đá Đông Nam Á. Ngôi sao lớn nhất của UAE thời điểm này chắc chắn là HLV Bert Van Marwijk, người thay thế Alberto Zaccheroni sau khi không thể vô địch Asian Cup 2019. Van Marwijk là người đã đưa Hà Lan giành ngôi á quân World Cup 2010 và chỉ thua Tây Ban Nha ở trận chung kết. Chân sút đáng sợ nhất của họ là tiền đạo 29 tuổi Ali Mabkhout, tác giả của 6/8 bàn thắng cho đội bóng Tây Á sau 3 trận vòng loại World Cup 2022 tới lúc này đồng thời là cây làm bàn số 1 cho tuyển UAE trong lịch sử với 55 bàn thắng/80 trận. Nhưng tiền đạo này sẽ vắng mặt trong cuộc chiến với đội tuyển Việt Nam do án treo giò và đây là tổn thất cực lớn đối với UAE. Vắng Ali Mabkhout, chắc chắn hiệu quả ghi bàn của UAE sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ bởi UAE chơi thiên về kỹ thuật và chờ đợi nhiều vào sự chói sáng của các cá nhân. Nhấn để phóng to ảnh Omar Abdulrahman đang là ngôi sao số 1 của UAE thời điểm này Không có tiền đạo số 1 nhưng hàng tiền vệ của UAE vẫn rất đáng gờm với nhiều nhân tố chơi sáng tạo và có khả năng tạo đột biến ở giữa sân. Nhạc trưởng Omar Abdulrahman, tác giả của 11 bàn thắng/71 trận cho tuyển UAE, được cựu ngôi sao Xavi ca ngợi như “Messi Châu Á”, được đánh giá cao hơn cả Lee Seung Woo của Hàn Quốc hay Ristu Doan của Nhật Bản. Omar Abdulrahman là cầu thủ giàu kỹ thuật, dứt điểm tốt. Cách đây 5 năm, anh từng góp mặt trong thành phần tuyển UAE đánh bại Việt Nam 5-0 ở vòng loại World Cup 2014 lẫn Asian Cup 2015. Một nhân tố nổi bật khác trong lối chơi tấn công của UAE là Khalfan Mubarak, chuyên gia kiến tạo và sút xa rất tốt. Cùng với Omar Abdulrahman, Khalfan Mubarak là hai tiền vệ giàu sáng tạo và có khả năng tạo đột biến cao bên phía UAE. Bên cạnh đó, tiền vệ 31 tuổi Ismail Al Hammadi, người đã ghi 14 bàn cho ĐTQG và từng phá lưới Malaysia trong trận vòng loại World Cup 2022 đầu tiên của UAE cũng là ngôi sao mà hàng thủ đội tuyển Việt Nam phải dè chừng. Phát VideoThái Lan 2-1 UAE: Chiến thắng ấn tượng của "Voi chiến" Nhấn để phóng to ảnh Anh Minh